Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Người phá thai dễ bị lupus ban đỏ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.38 KB, 5 trang )

Người phá thai dễ bị lupus ban đỏ















Một bệnh nhân lupus điều trị ở BV
Bạch Mai.
Ngày càng có nhiều người bị lupus ban đỏ hệ thống
do số nạo phá thai tăng. Bệnh này gây nhiều tổn
thương ở nội tạng và có thể làm chết người.
Mỗi ngày, khoa Dị ứng - miễn dịch - lâm sàng Bệnh
viện Bạch Mai có 60 -70 ca lupus ban đỏ hệ thống,
chiếm 70% số bệnh nhân đang điều trị. Các bác sĩ
cảnh báo, đây là bệnh có tổn thương nội tạng nhiều
nhất, bất thường về miễn dịch đa dạng nhất, tỷ lệ tử
vong cao.



Nạo phá thai dễ dẫn đến lupus



Giáo sư Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng
& miễn dịch lâm sàng, cho biết phụ nữ có tỷ lệ mắc
lupus ban đỏ nhiều gấp 9 lần nam giới. Phần lớn
trong số họ ở độ tuổi sinh sản. Đối tượng mắc bệnh
ngày càng bị trẻ hóa do tỷ lệ nạo hút thai tăng, nhất là
ở lứa tuổi 16-20. Đây là một trong những nguyên
nhân khiến tỷ lệ mắc lupus ban đỏ hệ thống ở Việt
Nam tăng nhanh.

“Việc sử dụng hóa chất, thuốc bừa bãi, gặp nhiều
căng thẳng, stress trong cuộc sống làm cho bệnh
ngày một gia tăng”, giáo sư An nói. Điều đáng lo
ngại là các bác sĩ tuyến dưới thường ít hiểu biết về
bệnh này, có thể chẩn đoán nhầm là nhiễm trùng
huyết hoặc khớp do triệu chứng lâm sàng của lupus
ban đỏ rất đa dạng, biểu hiện ở tất cả các cơ quan.
Ngoài ra, việc phối hợp nhiều loại thuốc trong điều trị
nếu không cẩn thận sẽ khiến bệnh nhân bị dị ứng.

Biểu hiện sớm nhất của bệnh nhân lupus là sốt cao
38 - 39 độ không rõ nguyên nhân; rụng tóc; đau các
khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, nổi các ban đỏ hình
đĩa ở mặt. Nặng hơn, bệnh nhân có ban hình cánh
bướm ở mặt, mẫn cảm với ánh nắng, loét miệng, mất
ngủ, có biểu hiện suy thận, thiếu máu.

Không thể chữa khỏi hoàn toàn

Nguyên nhân chính gây lupus ban đỏ hệ thống là sự

rối loạn hệ thống miễn dịch. Hiện chưa có thuốc để
đẩy lùi hoàn toàn căn bệnh. Tuy nhiên, nếu được
điều trị sớm, người bệnh có thể sống thêm trên 20
năm, so với 5 năm như trước đây.

Bác sĩ Đỗ Trương Thanh Lan, Bệnh viện Bạch Mai,
cảnh báo, một trong những trở ngại lớn nhất đối
với quá trình điều trị là người bệnh tự ý ngưng thuốc.
“Đây là bệnh mạn tính nên cần xác định điều trị lâu
dài. Nếu người bệnh tự ý dùng thuốc Đông y thì dễ
bị dị ứng do đã có tổn thương nội tạng”.

Việc điều trị lupus ban đỏ nếu tiến hành muộn, không
đúng cách sẽ dễ dẫn đến các đợt cấp. Nếu bệnh
nhân tự ý ngừng thuốc, đợt cấp có thể tái phát bệnh
ngay sau khi xuất viện. Do đó, người bệnh cần kiên
trì, thực hiện chế độ ăn uống và dùng thuốc theo chỉ
định của bác sĩ, đến khám định kỳ 1-2 tháng một lần.

Còn giáo sư Nguyễn Năng An khuyến cáo, phụ nữ bị
lupus ban đỏ hệ thống không nên mang thai.
Ngoài yếu tố di truyền, khả năng miễn dịch của người
bệnh cũng bị giảm sút nên nếu mang thai, tính mạng
của người mẹ bị đe dọa, đứa trẻ sinh ra có thể khó
nuôi.

×