Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Rắc rối thường gặp khi mang bầu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.37 KB, 9 trang )

Rắc rối thường gặp khi mang bầu

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ
có những sự thay đổi lớn về
mặt sức khỏe như mệt mỏi,
đau đầu, khó tiêu, táo bón,
buồn nôn Tuy nhiên bạn
không nên quá lo lắng về
những rắc rối này mà hãy áp
dụng những "kế sách" dưới
đây để dễ dàng vượt qua thời
kỳ này.
1. Sự thay đổi của "núi đôi"
Phần lớn phụ nữ đều cảm nhận được sự thay đổi của gò
bồng đảo khi mang thai. Hiện tượng thường thấy là bộ
ngực của bạn sẽ trở nên to hơn, nguyên nhân là do sự hoạt
động của tuyến sữa và mô tế bào tăng lên, đôi khi có thể
kèm theo hiện tượng mạch máu vùng "núi đôi" sẽ xanh hơn
và nổi rõ hơn. Núm vú sẽ thâm đen hơn bình thường và còn


có thể xuất hiện cả những chất lỏng dạng sền sệt gọi là sữa
non. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên đều hoàn toàn bình
thường và bạn không có gì phải lo ngại.
Khắc phục:
- Nên mặc áo ngực làm bằng chất liệu cotton và nên chọn
kích cỡ áo không quá chật so với kích thước của bộ ngực.
Việc mặc áo nịt ngực chật sẽ gây cảm giác khó chịu, thậm
chí là đau rát núm vú.
- Vệ sinh "núi đôi" bằng nước ấm, tuyệt đối không sử dụng
xà bông hay các sản phẩm tương tự khác vì chúng có thể là


"thủ phạm" gây nên cảm giác khô rát.
2. Mệt mỏi
Tình trạng mệt mỏi cũng rất thường gặp đối với thai phụ.
Bởi lẽ cơ thể người phụ nữ lúc này phải cung cấp năng
lượng để nuôi dưỡng thêm thai nhi. Nhưng cũng cần lưu ý
đôi khi dấu hiệu mệt mỏi là hiện tượng thiếu máu do thiếu
sắt trong cơ thể gây nên. Khi đó bạn cần có chế độ ăn uống
và sử dụng viên sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Khắc phục:
- Nghỉ ngơi, nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
- Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt thật hợp lý, không
nên làm việc quá sức, trái lại nên biết cách cân bằng thời
gian hoạt động và nghỉ ngơi khi cần thiết.
- Nên luyện tập đều đặn với hình thức luyện tập phù hợp.
3. Buồn nôn và nôn
Nôn và buồn nôn là hiện tượng hầu hết thai phụ đều phải
trải qua, đặc biệt trong giai đoạn ốm nghén. Nguyên nhân
gây nên hiện tượng trên là do sự thay đổi lượng hormon và
đặc biệt hay gặp trong giai đoạn ba tháng đầu mang thai.
Tình trạng buồn nôn có thể sẽ kết thúc vào tháng thứ 4 của
thai kỳ.
Khắc phục:
- Nếu bạn thường bị nôn hay "ghê" cổ vào buổi sáng sớm,
nên ăn các loại thức ăn khô như ngũ cốc, bánh mì nướng
hay bánh qui trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng. Hoặc
có thể ăn bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu protein như
thịt nạc, bơ.
- Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, 2-3 giờ lại ăn
một bữa. Khi ăn nên nhai chậm và kỹ.
- Khi uống nước nên uống từ từ với những ngụm nhỏ, tránh

uống một cốc nước lớn vào cùng một thời điểm. Ngoài
nước lọc bạn nên uống thêm các loại nước hoa quả như
nước táo, dứa hay nho.
- Tránh ăn những đồ ăn có chứa nhiều gia vị, đồ rán và có
chất béo.
- Nếu mùi thức ăn chính là vấn đề khiến bạn khó chịu và
buồn nôn, bạn nên ăn đồ ăn để nguội hay ở nhiệt độ
thường, thay vì ăn những món ăn còn nóng, mới chế biến.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm vitamin B6.
- Nên nhờ đến sự tư vấn và giúp đỡ của bác sĩ nếu ốm
nghén thật sự là vấn đề lớn đối với bạn.
4. Đi tiểu nhiều lần
Nhiều phụ nữ khi mang thai thường
than phiền về cường độ đi tiểu nhiều
lần của mình. Hiện tượng này
thường xảy ra vào giai đoạn ba
tháng đầu khi mang thai, nguyên
nhân khiến bạn đi tiểu nhiều lần là
do sự phát triển của thai nhi gây nên
sức ép cho bàng quang.
Khắc phục:
- Tránh mặc đồ lót quá chật.
- Hỏi ý kiến bác sĩ ngay nếu khi đi
tiểu bạn có cảm giác đau rát nơi
vùng kín, vì đây rất có thể là triệu
chứng của bệnh viêm đường tiết
niệu.
5. Đau đầu
Lý do khiến phụ nữ mang thai bị đau đầu có thể là do căng
thẳng, sung huyết, táo bón. Đau đầu có thể xảy ra bất cứ

khi nào trong thời kỳ mang thai.
Khắc phục:

Táo, đu đủ và các
loại trái cây khác
giúp bà bầu cân bằng
lại cơ thể trong thời
gian mang thai. Ảnh:
Inmagine
- Nên dùng một cục đá chườm lên trán.
- Nghỉ ngơi, thực hiện các bài matxa nhẹ nhàng với cơ thể
và đôi chân.
- Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau đầu, nhưng không nên
tự ý mua và sử dụng thuốc.
- Cần thông báo ngay với bác sĩ nếu như bị nôn kèm theo
triệu chứng đau đầu.
6. Táo bón
Do quá trình thay đổi lượng hormon trong cơ thể là "thủ
phạm" gây nên chứng táo bón.
Khắc phục:
- Bổ sung thêm nhiều chất xơ từ rau xanh và trái cây.
- Uống nhiều nước từ 6 - 8 cốc mỗi ngày.
- Nên uống nước ấm vào mỗi buổi sáng.
- Luyện tập đều đặn.
- Đi cầu thường xuyên, tránh nhịn đi cầu vì bất cứ lý do
nào.
7. Mất ngủ
Chứng mất ngủ cũng thường hay "viếng thăm" những phụ
nữ đang trong giai đoạn mang thai, lý do là người phụ nữ
khó có thể đạt được cảm giác và tư thế thoải mái khi ngủ.

Khắc phục:
- Không nên sử dụng thuốc ngủ, điều này sẽ rất nguy hiểm.
- Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ.
- Nên tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ.
- Nên dùng gối cao hơn bình thường một chút, kê gối dưới
lưng và giữa hau đầu gối để tránh hiện tượng bị căng cơ,
giúp máu dễ lưu thông.
8. Chứng ợ nóng hay khó tiêu hóa
Phụ nữ mang thai sau khi ăn hay bị ợ nóng hay khó tiêu là
do quá trình thay đổi hormon trong cơ thể. Hơn nữa, sự
phát triển của bào thai sẽ gây nên sức ép đối với dạ dày và
làm tăng lượng axit trong dạ dày.
Khắc phục:
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ít nhất là nhiều hơn 3
bữa/ngày.
- Ăn chậm.
- Nên uống trà thảo dược pha với nước ấm.
- Tránh ăn những loại thức ăn khó tiêu hóa.
- Không nên nằm ngay sau khi ăn.
- Khi nằm luôn để đầu cao hơn chân.
- Không nên ăn những món ăn nhiều chất béo với thức ăn
có vị ngọt trong một bữa ăn.
9. Sưng phù chân
Chứng phù nề đôi bàn chân rất thường gặp đối với phụ nữ
mang thai, nhất là trong giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ.
Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ mang thai gặp phải rắc
rối này.
Khắc phục:
- Uống nhiều nước nói chung và nhất là nước lúa mạch nói
riêng, bởi đây là loại nước có tác dụng lợi tiểu, vì thế có thể

giảm phù nề ở đôi bàn chân.
- Không nên đứng quá lâu, mà thay vào đó hãy dành thời
gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.
- Tránh ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều muối.
- Không mang giày dép quá chật sẽ khiến tình hình càng trở
nên tồi tệ hơn.
- Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa
học. Đó là hãy ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều
protein như đậu lăng, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau
xanh như cải bắp, rau bina. Ngoài ra cần bổ sung các loại
trái cây như táo, đu đủ và ổi. Khuyến khích ăn nhiều các
loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Nên
ăn những loại thực phẩm giàu vitamin E như: rau bina, dầu
quả hạnh, khoai lang, hạt hướng dương.
10. Chảy máu và sưng lợi
Nguyên nhân gây nên chứng chảy máu và sưng vùng lợi là
do lượng lưu thông máu và thay đổi hormon trong cơ thể.
Khắc phục:
- Vệ sinh răng lợi đúng cách và đều đặn.
- Nên sớm đến nha sĩ kiểm tra. Và đừng quên đi kiểm tra
răng miệng định kỳ ngay cả trong thời gian bầu bì.

×