Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Báo cáo “Vị thế đồng USD qua các giai đoạn. Tác động đối với Việt Nam” pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.04 KB, 39 trang )

Tiểu luận
Vị thế đồng USD qua các
giai đoạn. Tác động đối với
Việt Nam
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
Mục lục
1.1. Khái quát về hệ thống tiền tệ 5
1.2. Phân loại hệ thống tiền tệ 5
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của đồng USD 6
2.1. Vai trò của đồng USD trong nền kinh tế thế giới qua các giai đoạn 7
2.1.1. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 7
2.1.2.Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai 7
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1973 đến những năm 1980 9
2.1.4.Giai đoạn 1980 – 1985 9
2.1.5. Sau sự kiện khủng bố 11/09 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho đến nay 10
2.2. Vai trò của đồng USD so với các đồng tiền khác 15
2.3. Ảnh hưởng của đồng USD đối với kinh tế Việt Nam 20
2
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa đã đẩy mạnh xuất khẩu và
đầu tư ra nước ngoài, dẫn đến những thay đổi về qui mô và quyền lực tài chính
giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Trong khi nền kinh tế Mỹ đã đóng vai trò chính trong nền kinh tế thế giới
suốt từ sau thế chiến 2 cho đến những năm 1990, từ cuối thế kỷ qua đã chứng kiến
sự nổi lên của một số nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Liên bang Nga,
Brazil. Những thay đổi này đã gây tác động đến dòng vốn quốc tế và tỉ giá hối
đoái, từng bước hình thành sự điều chỉnh quốc tế. Thêm vào đó, sự kiện 11/9/2001
và cuộc chiến chống khủng bố đã tác động xấu đến cán cân thanh toán của Mỹ, mà
đỉnh cao là đổ vỡ tín dụng tại Mỹ và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu.


Chính sự mất cân đối ngân sách kỷ lục tại Mỹ và sự nổi lên của các nền kinh tế
mới nổi đã khiến cho USD mất giá 16% tính từ tháng 3/2009 và trên 20% tính từ
năm 2002 và còn tiếp tục xuống giá. Tỉ trọng USD trong dự trữ thế giới giảm từ
72% vào năm 1999 (đồng euro bắt đầu lưu hành) xuống còn 62,8% vào quí
2/2009.
Cả thế giới đang dõi theo từng biến động của đồng USD và đã đưa ra nhiều
kịch bản cho sự biến động của đồng tiền này. Bởi lẽ, mặc dù đang có chiều hướng
đi xuống nhưng USD vẫn là đồng tiền đóng vai trò chủ đạo trong các giao dịch
quốc tế và kinh tế của Mỹ vẫn chiếm giữ vị trí số 1 của kinh tế toàn cầu. Nhận
thấy đây là một đề tài mang tính thời sự và có “sức nóng”, nhóm tôi đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Vị thế đồng USD qua các giai đoạn. Tác động đối với Việt
Nam”. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Giảng viên , nhóm tôi đã rất cố
gắng để hoàn thành đề tài. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn, bài viết của
3
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
nhóm không thế tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong sẽ nhận được sự góp
ý của cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
2. Mục đích nghiên cứu
Nền kinh tế Mỹ là một nền kinh tế có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Những
biến động tài chính của nước này tác động rất lớn đến mọi nền kinh tế, trong
đó có Việt Nam. Do đó, nghiên cứu vị thế của đồng USD qua các giai đoạn để
từ đó hiểu được vai trò cũng như những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế
nước ta để có những phản ứng chính sách tỷ giá cho phù hợp là mục đích chính
của nhóm tôi khi nghiên cứu đề tài này.
3. Kết cấu đề tài
Đề tài được nghiên cứu theo 3 phần chính:
- Phần I: Sự hình thành và phát triển của đồng USD
- Phần II: Vai trò của USD đối với nền kinh tế thế giới
- Phần III: Những dự báo về đồng USD trong tương lai và các giải pháp hoàn

thiện chính sách tỷ giá đồng
4
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒNG USD
1.1. Khái quát về hệ thống tiền tệ
Các mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và các quan hệ kinh tế đối ngoại
của các quốc gia nói riêng bằng cách này hay cách khác đều được biểu hiện
thông qua các quan hệ tiền tệ. Từ đây đã hình thành nên hệ thống tiền tệ. Hệ
thống tiền tệ là tập hợp các quy tắc, thể lệ và tổ chức nhằm tác động tới các
quan hệ tài chính - tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. Do mỗi hệ thống tiền
tệ ra đời và chỉ vận hành có hiệu quả trong những điều kiện thích hợp về kinh
tế, chính trị và xã hội nhất định nên khi những điều kiện này thay đổi sẽ dẫn tới
sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ . Cho đến nay đã có năm hệ thống tiền tệ được
sử dụng, bao gồm: chế độ bản vị vàng, hệ thống Giơ – Noa, hệ thống Bretton
Woods (còn gọi là chế độ bản vị USD), hệ thống Giamaica, và chế độ bản vị
SDR.
1.2. Phân loại hệ thống tiền tệ
Hệ thống tiền tệ có thể được phân thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn trước Đại chiến Thế giới lần thứ hai. Khi đó, hệ thống tiền tệ
được chia thành:
+ Chế độ bản vị vàng (tỷ giá theo ngang giá vàng)
+ Chế độ bản vị hối đoái vàng
+ Chế độ bản vị vàng thoi
- Giai đoạn sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai, gồm:
+ Chế độ bản vị USD (chế độ tỷ giá cố định)
+ Chế độ SDR (chế độ tỷ giá thả nổi)
5
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của đồng USD
Đồng đô la Mỹ là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Hiện nay trên thế

giới ngoài Hoa Kỳ, còn có một vài quốc gia khác cũng dùng đô la Mỹ làm đơn vị
tiền tệ chính thức của mình và nhiều quốc gia khác cho phép dùng đôla Mỹ trong
thực tế (nhưng không chính thức).
1.1.1. Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất
Cả thế giới sử dụng chế độ bản vị vàng. USD mới xuất hiện như đồng tiền của
một quốc gia.
1.1.2. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai
Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, chế độ bản vị vàng sụp đổ. Đến khi
Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc, đồng USD trở thành đồng tiền chủ
chốt của thế giới
1.3.3. Giai đoạn từ 1973 – 1980
Các giao dịch quốc tế dựa trên chế độ tỷ giá thả nổi mới được hình thành.
Đồng USD trở về với vai trò là một đồng tiền quốc gia, nhưng vẫn là một đồng
tiền mạnh.
1.3.4 Giai đoạn đỉnh cao 1980 – 1985
Trong giai đoạn này, USD liên tục tăng giá.
1.3.5 Sau cuộc khủng bố 11/9 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho
đến nay
Đồng USD liên tục mất giá sau cuộc khủng bố nhắm vào nước Mỹ và tiếp tục
giảm mạnh sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng hiện nay đang có xu hướng
tăng trở lại.
6
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
PHẦN II: VAI TRÒ (VỊ THẾ) CỦA ĐỒNG USD ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
2.1. Vai trò của đồng USD trong nền kinh tế thế giới qua các giai đoạn
2.1.1. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, nền kinh tế thế giới vận hành theo hệ thống bản
vị vàng (tiền tệ của mỗi nước được qui đổi ra vàng theo một tỷ lệ được định rõ). Hệ thống này dẫn tới các tỷ lệ hối đoái
cố định - tức là, tiền tệ của mỗi nước có thể đổi ra tiền của mỗi quốc gia khác theo một tỷ giá không thay đổi xác định

trước. Tỷ giá hối đoái cố định đã khuyến khích thương mại thế giới phát triển bằng việc xóa đi tính không chắc chắn
liên quan tới các tỷ giá dao động, nhưng lại có hai nhược điểm. Thứ nhất, dưới hệ thống bản vị vàng, các nước có thể
không kiểm soát được các mức cung tiền của chính mình; đúng hơn, mức cung tiền của mỗi nước được xác định bởi
dòng tiền vàng được sử dụng để quyết toán các khoản nợ của mình với những nước khác. Thứ hai, chính sách tiền tệ ở
tất cả các nước bị ảnh hưởng mạnh bởi nhịp độ sản xuất vàng. Trong giai đoạn này đồng USD chỉ đơn thuần đóng vai
trò là 1 đồng tiền quốc gia.
2.1.2.Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai
Các quốc gia đã cố gắng phục hồi lại hệ thống bản vị vàng, nhưng nó đã
sụp đổ hoàn toàn trong cuộc Đại khủng hoảng của những năm 1930. Sự sụp đổ
này đã là cho quan hệ tài chính - tiền tệ quốc tế trở nên rối ren, dẫn đến sự hình
thành các liên minh tiền tệ do một số nước tư bản đầu sỏ cầm đầu. Khu vực đồng
đô la do Mỹ cầm đầu tồn tại bên cạnh các “đối thủ không hơn kém” là khu vực
đồng Bảng Anh và khu vực đồng Phơ-răng Pháp. Nhưng sau Đại chiến thế giới lần
thứ II, Mỹ trở thành một cường quốc mạnh nhất thế giới về ngoại thương, về tín
dụng quốc tế và là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng ¾ tổng dự
7
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
trữ vàng của toàn bộ thế giới tư bản). Đây chính là những yếu tố tạo nên thế mạnh
cho đồng đô la Mỹ trên trường quốc tế, đưa đồng tiền này “lên ngôi” đồng tiền chủ
chốt của thế giới.
Tháng 7 năm 1944, Hoa Kỳ đã đứng ra triệu tập Hội nghị tiền tệ - tài chính
quốc tế tại thành phố Bretton-woods với sự tham gia của 44 nước để thoả thuận về
việc thiết lập các quan hệ tài chính tiền tệ quốc tế mới cho thời kỳ sau chiến tranh
thế giới lần II. Được gọi là chế độ tiền tệ Bretton-woods. Nội dung chủ yếu của
chế độ tiền tệ Bretton-woods:
- Thừa nhận USD là đồng tiền chuẩn, làm trụ cột cho chế độ tiền tệ này. Nó
được coi là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, đóng vai trò chủ chốt trong
các quan hệ tiền tệ, thanh toán và tính dụng quốc tế. Nhiều thập kỷ qua, đồng đôla
vẫn là đồng tiền các nước trên thế giới có xu hướng sử dụng trong kinh doanh.
Hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới giữ phần lớn lượng dự trữ ngoại tệ

bằng đồng đôla, mặt khác, hầu hết các hàng hóa được giao dịch trên toàn cầu (như
dầu lửa) cũng được định giá bằng đồng tiền của nước Mỹ này.
- Việc sử dụng USD trong thanh toán quốc tế và các quan hệ đối ngoại khác
không hạn chế, các đồng tiền của các nước khác phải liên hệ chặt chẽ với USD
theo chế độ tỷ giá cố định.
- Các nghiệp vụ về vàng được thực hiện theo 1 giá chính thức là 35 USD =
1 ounce vàng. Đô la Mỹ được tự do chuyển đổi ra vàng theo giá đó. Ngân hàng
trung ương của các nước thành viên phải can thiệp vào thị trường vàng để giữ giá
vàng chính thức luôn luôn ở mức 35 USD = 1 ounce vàng.
- Các nước phải thực hiện ngay các biện pháp thiết thực để loại trừ chế độ
kiểm soát và quản chế ngoại hối, đồng thời thiết lập chế độ tiền tệ tự do chuyển
đổi.
- Thiết lập một tổ chức tiền tệ quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ tiền tệ -
tài chính quốc tế theo những nguyên tắc của chế độ tiền tệ Bretton-woods.
8
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1973 đến những năm 1980
Qua 2 lần phá giá USD, năm 1973, Mỹ và các quốc gia khác đã chấp thuận
cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi. Chế động tiền tệ Bretton Woods sụp đổ. Hệ thống
tiền tệ thế giới hình thành nên 1 số chế độ tiền tệ mới:
- Chế độ tiền tệ Gia-mai-ca ra đời trên cơ sở Hiệp định được ký kết giữa
các nước thành viên IMF tại Gia-mai-ca vào những năm 1976-1978. Chế độ tiền tệ
này thừa nhận SDR là cơ sở của chế độ tiền của các nước. SDR trở thành một đơn
vị tiền tệ tính toán quốc tế mới. Giá trị của nó được xác định theo phương pháp rổ
tiền tệ, lúc đầu rổ tiền tệ gồm 16 đồng tiền mạnh nhất của thế giới. Hiện nay, tham
gia “rổ tiền tệ” là 5 đồng tiền mạnh của những quốc gia có tiềm lực về kinh tế, tài
chính. Như vậy, chế độ tiền tệ Gia-mai-ca thực chất là chế độ bản vị SDR.
- Chế độ tiền tệ châu Âu: Chế độ tiền tệ châu Âu là một chế độ tiền tệ quốc
tế khu vực. Chế độ tiền tệ này ra đời trong bối cảnh mâu thuẫn giữa ba trung tâm
thế lực quốc tế trong lĩnh vực thương mại, tiền tệ, tài chính ngày càng trở nên gay

gắt. Nó được xây dựng trên cơ sở Hiệp định tiền tệ do các nước trên lục địa châu
Âu ký kết vào tháng 3-1979. Chế độ tiền tệ châu Âu dựa vào ECU - một đơn vị
tiền tệ quốc tế khu vực của các nước châu Âu. Giá trị của ECU được đảm bảo
bằng dự trữ vàng và ngoại hối của các nước thành viên.
USD lại trở về vị trí đồng tiền quốc gia. Nhưng do tiềm lực kinh tế của Mỹ
rất lớn, cho nên USD vẫn còn là một đồng tiền mạnh, đồng thời nó vẫn chiếm 1 tỷ
trọng đáng kể trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia của các nước.
2.1.4. Giai đoạn 1980 – 1985
Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1980 đến tháng 3 năm 1985 đồng
USD không ngừng tăng giá, tỷ giá danh nghĩa của USD tăng gần 50% và tỷ giá
thực cũng tăng với một tỷ lệ tương tự. Một trong những nguyên nhân chính khiến
9
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
cho đồng USD lên giá mạnh là vì Chính phủ Mỹ áp dụng chính sách thắt chặt tiền
tệ nhưng nới lỏng chính sách tài khoá dẫn đến thâm hụt ngân sách (từ 16 tỷ $ năm
1979 lên 204 tỷ $ năm 1986). Tuy nhiên việc USD liên tục lên giá làm phát sinh
nhiều mối quan tâm lớn đó là ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu và gây thâm hụt cán
cân vãng lai.
2.1.5. Sau sự kiện khủng bố 11/09 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho đến nay
Sau sự kiện khủng bố tại Mỹ và sự ra đời chính thức của đồng Euro, đồng
USD liên tục mất giá so với các các ngoại tệ khác và vàng (trong 05 năm qua,
đồng USD đã mất giá 25%). Đồng euro ngày càng được các công ty cũng như các
chính phủ từ Trung Quốc đến Trung Đông chấp nhận nhiều hơn như một ngoại tệ
dự trữ . Đồng đô la Mỹ có lúc trồi sụt, gây thiệt hại kinh tế, mất an toàn cho nền
tài chính tiền tệ các nước và nhiều nước chủ trương thay thế vị trí độc tôn của
USD bằng euro. Theo Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), dự trữ ngoại tệ toàn cầu trong
quí 1 -2006 xấp xỉ 4,34 ngàn tỷ USD. Trong số đó, đồng USD chiếm 66,3% và
đồng euro 24,8%. Kinh tế toàn cầu, vốn đang bị tác động bởi cuộc khủng hoảng thị trường tài chính và sự suy
giảm kinh tế của Mỹ, hiện đang đứng trước mối nguy hiểm, với đồng USD giảm giá và vượt khỏi tầm kiểm soát. Thêm
vào đó là mối lo sợ các ngân hàng trung ương đột ngột tung nguồn dự trữ USD không lồ của họ ra để mua các phương

tiện dự trữ khác thay thế và các nước Trung Đông có thể từ bỏ chế độ tỷ giá gắn kết với USD.
Sự kiện 11/9/2001 và cuộc chiến chống khủng bố đã tác động xấu đến cán cân thanh toán của Mỹ, mà đỉnh
cao là đổ vỡ tín dụng tại Mỹ và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính sự mất cân đối ngân sách kỷ lục tại Mỹ
và sự nổi lên của các nền kinh tế mới nổi đã khiến cho USD mất giá 16% tính từ tháng 3/2009 và trên 20% tính từ năm
2002 và còn tiếp tục xuống giá. Tỉ trọng USD trong dự trữ thế giới giảm từ 72% vào năm 1999 (đồng euro bắt đầu lưu
hành) xuống còn 62,8% vào quí 2/2009.
Trong thời gian qua, thị trường tiền tệ thế giới có nhiều biến động với
việc đồng USD giảm giá kỷ lục so với các đồng tiền chủ chốt cũng như so với các
đồng tiền châu Á khác. Trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9/2007, giá trị đồng
USD đã giảm 5,4% so với đồng Euro và giảm 6,8% so với đồng Yen Nhật. Kể từ
đầu năm 2007 tới nay, đồng USD nhìn chung đã mất giá khoảng 16%.
10
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
Đồng USD liên tục xuống dốc không phanh trong những tháng cuối năm
2007. Đồng USD đã thực sự đạt được một dấu mốc khi nó vượt cả mức thấp nhất
so với đồng Mark Đức hồi đầu năm 1995, tương đương với khoảng 1,455-1,457
USD/Mark và đồng Euro tăng lên với 1 Euro đổi được 1,48 USD. Đồng đôla
Canada (CAD) đã tăng lên mức cao nhất trong gần nửa thế kỷ qua so với đồng
USD, tương đương với 1 CAD đạt xấp xỉ 1,05 USD. Đồng Bảng Anh đã có lúc
tăng lên 2,0317 USD/bảng Anh - mức cao nhất kể từ năm 1981.
Trên các thị trường châu Á, đồng USD liên tục giảm giá so với đồng baht
Thái Lan và đạt ngưỡng 34 Baht/USD - mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng
hoảng tài chính năm 1997-1998. Kể từ đầu năm 2007, giá của đồng Baht đã tăng
7%, sau khi tăng 12% vào năm 2006. Đồng Peso của Philippines cũng đã tăng lên
mức cao nhất trong 7 năm qua so với đồng USD, trong khi đồng đôla Singapore
tăng cao nhất kể từ 10 năm nay. Tại Ấn Độ, đồng Rupee tăng 12% so với đồng
USD trong năm. Còn đồng Rupiah của Indonesia, đồng Won của Hàn Quốc, đồng
đôla Đài Loan đều tăng mạnh so với đồng USD. Đồng Nhân dân tệ (NDT) của
Trung Quốc liên tục lập các mức cao kỷ lục mới trong nhiều phiên giao dịch liên
tiếp. Nếu tính từ đầu năm đến nay, đồng NDT đã 67 lần lập mức cao kỷ lục và

tăng tổng cộng trên 4%. Đồng đôla Australia (AUD) cũng đã tăng lên 0,9023
USD/AUD - mức cao nhất trong 23 năm qua.
Các nguyên nhân khiến cho đồng USD giảm giá:
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá các đồng tiền, đặc biệt là tầm ảnh hưởng của
chính sách lãi suất trên khắp thế giới, sự mất cân đối thương mại, những điểm
khác biệt về tăng trưởng kinh tế và chính sách kiểm soát tiền tệ.
- Đồng USD đã chịu sức ép trong 4 năm qua do tình trạng thâm hụt tài khoản vãng
lai của Mỹ và quyết định giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong
năm 2007. Và gần đây là những lo ngại về lĩnh vực cho vay thế chấp yếu, gây tác
11
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
động tiêu cực đến nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Mất cân bằng trong cán cân
thanh toán là vấn đề đáng lo ngại trong vòng 10 năm trở lại đây đối với nhiều
nước. Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức thâm hụt cán cân buôn
bán của Mỹ trong năm 2006 tương đương 6% GDP, mức cao chưa từng có trong
lịch sử nước này. Trong khi đó, một số nước châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản
lại đạt thặng dư thương mại ngày càng lớn. Năm 2006, thặng dư thương mại của
Nhật Bản đạt 3,9% GDP, trong khi con số này của Trung Quốc là 9,4% GDP. Các
số liệu Hải quan Trung Quốc cũng cho biết khối lượng thặng dư mậu dịch của
nước này trong 9 tháng đầu năm đã lên tới 185,7 tỷ USD, vượt qua cả số lượng
thặng dư mậu dịch của cả năm 2006 (177,47 tỷ USD). Dự đoán thặng dư thương
mại năm 2007 của Trung Quốc sẽ tăng lên 250 - 300 tỷ USD. Xu hướng thâm hụt
thương mại kéo dài đã tạo nên áp lực khiến đồng USD tiếp tục giảm giá.
- Một nhân tố khác cũng có tác động đồng thời lên đồng USD là đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI). Đồng USD yếu đã kích thích luồng vốn lớn từ nước ngoài đổ
vào Mỹ. Nhờ vào việc đồng Euro có sức mua mạnh, các doanh nghiệp trong khu
vực Eurozone và Anh có thể đẩy mạnh chuyển hướng đầu tư và mua lại các công
ty Mỹ. Năm 2000, khi người ta bắt đầu đề cập tới vấn đề đồng Euro yếu, châu Âu
đã đầu tư 125 tỷ USD vào Mỹ dưới dạng FDI. Năm 2006, con số này đã giảm
xuống chỉ còn 122 tỷ USD và trong 6 tháng đầu năm 2007 mới chỉ có 12,1 tỷ USD

được giải ngân trong lĩnh vực này. Trong khi đó, luồng FDI từ Mỹ sang châu Âu
đã tăng từ 77 tỷ USD năm 2000 lên 127 tỷ USD năm 2006, và trong 6 tháng đầu
năm 2007, con số này cũng đã đạt 85 tỷ USD. Như vậy, tính từ năm 2006 đến nay,
dòng vốn FDI có xu hướng chảy từ Mỹ sang châu Âu. Và xu hướng này cũng đã
được kiểm chứng trên phạm vi toàn cầu khi mà trong 6 tháng đầu năm 2007,
lượng vốn FDI vào Mỹ là 85 tỷ USD, trong khi lượng vốn chạy ra khỏi Mỹ lại lên
tới 150 tỷ USD. Thêm vào đó là cán cân tài khoản vãng lai bị thâm hụt từ năm
1989 khiến cho các luồng tài chính phải chịu sức ép không thuận lợi của việc đồng
USD mất giá.
12
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
Đồng USD ngay lập tức bị ảnh hưởng sau khi vài quan chức ngân hàng Trung
Quốc phát biểu rằng Trung Quốc có thể thay đổi cơ cấu tiền tệ của kho dự trữ
ngoại hối khổng lồ. Tính đến cuối tháng 9/2007, dự trữ ngoại tệ của quốc gia này
đã lên tới 1.430 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều đối tác làm
ăn của Trung Quốc cho rằng các kho dự trữ ngoại tệ này tăng từ 40-50 tỷ/tháng
trong 6 tháng đầu năm nay khiến cho đồng NDT bị đánh giá thấp hơn giá trị thật
của nó.
- Tiền tệ luôn có xu hướng di chuyển qua biên giới để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
Bởi vậy, tiền tệ sẽ tăng khi thị trường kỳ vọng vào triển vọng kinh tế khả quan và
giảm khi kinh tế suy giảm. Sự mạnh lên hay yếu đi về kinh tế được thể hiện trong
thu nhập từ trái phiếu và lãi suất trái phiếu của quốc gia đó. Vào thời điểm này, thị
trường cho rằng nền kinh tế Mỹ đang phát triển chậm lại. Bởi vậy, các nhà đầu tư
đã liên tục từ đồng USD sang các loại tiền tệ khác cho lãi cao hơn.
- Tuy nhiên, các nhân tố kinh tế vĩ mô này cũng chưa giải thích toàn bộ các vấn đề
trên thị trường ngoại hối. Theo quan điểm của IMF và bộ trưởng tài chính các
nước G7, sự định giá quá thấp của các đồng tiền châu Á, đặc biệt là đồng NDT của
Trung Quốc và đồng Yen Nhật, là nguyên nhân chính khiến đồng tiền chủ chốt
trong thanh toán quốc tế này giảm giá. Để hạn chế sự mất cân bằng thương mại
hiện nay, Trung Quốc và Nhật Bản cần phải kích thích tiêu dùng nội địa và không

định hướng chính sách tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu. Để làm được điều
đó, không có gì thích hợp hơn là áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi để cho
đồng nội tệ tự định giá. Đối với Trung Quốc, biện pháp này không những có thể
giúp họ kiềm chế xuất khẩu và hạn chế những tác động do lạm phát gây ra, mà
việc tăng giá đồng NDT còn tạo điều kiện cho người dân Trung Quốc có thể mua
được nhiều hàng hóa của Mỹ và châu Âu hơn. Kịch bản này cũng nên được Nhật
áp dụng và nếu điều đó thành hiện thực, thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ giảm bớt
và đồng USD khi đó sẽ có thể tăng giá trở lại.
13
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
Những tác động tiềm tàng
Đồng USD mất giá đang là bài toán hóc búa cho giới quản lý các kho dự trữ ngoại
tệ lớn của thế giới. Đối với các nước, như Trung Quốc và các nước vùng Vịnh vốn
gắn tỷ giá đồng nội tệ với đồng USD, thì sức ép của nguy cơ lạm phát có thể gây
ra các vấn đề nghiêm trọng cho kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, bất kỳ động thái nào
nhằm gỡ bỏ mối liên hệ với đồng USD cũng sẽ ảnh hưởng lên thị trường tiền tệ,
gây tổn thất về giá trị tài sản cho các kho dự trữ ngoại tệ của các nước này. IMF
cho biết các kho dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu hiện tăng từ 2.000 tỷ USD trong quý
II/2002 lên 5.700 tỷ USD đến quý II/2007. Hơn thế nữa, 2/3 trong tổng số quỹ dự
trữ ngoại tệ trên toàn thế giới nằm trong tay 6 nền kinh tế như Trung Quốc, Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga và Singapore.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc nhiều đồng tiền của các nước châu Á tăng giá so
với đồng USD trong năm nay đã khiến cho hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn
và lượng ngoại tệ dự trữ bị giảm giá trị. Giá trị đồng USD sụt giảm sẽ khiến cho
các mặt hàng xuất khẩu của các nước châu Á trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu
dùng ở Mỹ. Ấn Độ và Thái Lan là những nước đáng lo ngại nhất, vì tỷ giá hối đoái
sẽ tạo lợi thế cho hàng hóa của Trung Quốc so với hàng hóa của hai nước này trên
thị trường thế giới. Tuy nhiên, chính phủ các nước châu Á không quá lo ngại đối
với vấn đề giá cả hàng hóa xuất khẩu đắt đỏ hơn, một phần vì đa số các đồng tiền
trong khu vực đều tăng giá so với đồng USD. Các chuyên gia cho rằng, sự sụt

giảm lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ có thể bù lại bằng việc xuất khẩu sang
châu Âu, châu Phi và Mỹ Latinh. Bên cạnh đó, chính phủ các nước châu Á được
hưởng lợi từ việc đồng nội tệ tăng giá vì điều này sẽ giúp họ mua dầu mỏ - được
bán với giá tính bằng USD - rẻ hơn. Nhiều nước cũng mua được hàng hóa của Mỹ
với giá rẻ hơn, giúp những nước phụ thuộc vào nhập khẩu như Singapore có thể
bù đắp lại sự gia tăng giá cả của một số mặt hàng nhập khẩu.
14
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
Đồng USD yếu khiến các mặt hàng được giao dịch bằng USD như dầu thô trở nên
rẻ hơn đối với những khách hàng sử dụng đồng tiền có giá trị hơn và do đó khuyến
khích nhu cầu tiêu thụ. Điều này giúp bù đắp giá dầu đang ở mức cao kỷ lục trên
thị trường thế giới. Tuy nhiên, đồng USD yếu sẽ làm giảm giá trị doanh thu từ
xuất khẩu dầu của các nước khai thác dầu thô lớn. Thực tế này khiến Tổ chức các
nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không vội vã tăng sản lượng một lần nữa, mặc
dù nguồn cung trên thị trường thế giới đang eo hẹp. Cho đến nay, nền kinh tế Khu
vực đồng Euro vẫn chưa phải hứng chịu tác động của sự bất ổn về tỷ giá hối đoái,
nhưng các rủi ro đang tăng lên. Đồng USD tiếp tục giảm giá là mối lo ngại lớn bởi
nó làm cho hàng hóa và các dịch vụ của châu Âu trở nên đắt đỏ hơn so với hàng
hóa và dịch vụ của Mỹ. Nhiều nhà hoạch định chính sách châu Âu đang lo ngại
đồng USD sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của Eurozone.
Đồng USD yếu sẽ khiến hàng hóa Mỹ cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.
Thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ giảm khi xuất khẩu tăng, hạn chế ảnh hưởng của
thâm hụt đối với tăng trưởng. Đồng USD yếu cũng giúp cải thiện tình hình việc
làm vì các công ty đa quốc gia sẽ chọn thuê người Mỹ với chi phí thấp hơn. Khi
đồng USD giảm giá, hàng nhập khẩu sẽ đắt lên, đẩy giá cả đắt đỏ lên theo và như
vậy sức ép lạm phát sẽ tăng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế quá
lớn và cạnh tranh đến mức phần lớn các công ty không có cơ hội tăng giá bán.
2.2. Vai trò của đồng USD so với các đồng tiền khác
Một số quốc gia ngoài Hoa Kỳ sử dụng đồng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ
chính thức như Ecuador, El Salvador và Đông Timor, các cựu thành viên trong

nhóm Lãnh thổ Tín nhiệm Các đảo Thái Bình Dương (Trust Territory of the Pacifi
Islands), kể cả Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall Thêm vào đó, đơn vị
tiền địa phương của Bermuda, Bahamas, Panama và một số quốc gia khác có thể
hoán đổi với đồng USD với tỷ giá 1:1. Đơn vị tiền tệ của Barbados được hoán đổi
15
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
với tỷ giá 2:1. Argentina đã dùng tỷ giá hoán đổi 1:1 giữa đồng peso Argentina và
đô la Mỹ từ 1991 đến 2002. Tại Lebanon, 1 đô la được đổi thành 1500 lira
Lebanon, và cũng có thể được sử dụng để mua bán như đồng lira. Tại Hồng Kông,
đồng đô la Mỹ và đô la Hồng Kông đã được ràng buộc với giá HK$7,8/USD từ
năm 1983. Đồng Pataca của Macao, được ràng buộc với đô la Hồng Kông với giá
MOP1,03/HKD, được gián tiếp hoán đổi với đô la Mỹ với tỷ giá khoảng
MOP8/USD. Đồng Nhân dân tệ của CHND Trung Hoa đã được ổn định giá với đô
la Mỹ từ giữa thập niên 1990 với giá Y8,28/USD cho đến ngày 21 tháng 7,
2005.Malaysia cũng đã ổn định giá của đồng ringgitt với giá MR3,8/USD từ 1997.
Ngày 21 tháng 7, 2005, cả hai quốc gia đã thả giá tiền họ để theo giá thị trường.
Đồng đô la còn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trong các thị trường quốc
tế cho các mặt hàng như vàng và dầu hỏa. Ngay cả các công ty ngoại quốc ít buôn
bán tại Hoa Kỳ, như Airbus, liệt kê và bán sản phẩm của họ bằng đô la (tuy trong
trường hợp này một số người cho rằng lý do là vì các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang
thống trị ngành hàng không).
Vào thời điểm này, đồng đô la Mỹ vẫn là đơn vị tiền dự trữ hàng đầu, hầu
hết trong đơn vị $100. Phần đông tiền giấy Hoa Kỳ đang ở ngoài Hoa Kỳ. Theo
kinh tế gia Paul Samuelson, nhu cầu cho tiền đô la cho phép Hoa Kỳ giữ sự thiếu
hụt trong xuất-nhập khẩu mà không dẫn đến sự suy sụp của đồng tiền.
Không lâu sau khi đồng euro (€; mã ISO 4217 EUR) được ra mắt như tiền
mặt trong năm 2002, đồng đô la đã bị từ từ giảm giá trên thị trường quốc tế. Sau
khi đồng euro lên giá trong tháng 3 năm 2002, việc thiếu hụt trong chi tiêu và
thương mại của Hoa Kỳ ngày càng gia tăng. Đến Giáng Sinh năm 2004 đồng đô la
đã tụt giá thấp nhất đối với các đơn vị tiền quan trọng khác, đặc biệt là đồng euro.

Đồng euro lên giá cao hơn $1,36/€ (dưới 0,74€/$) lần đầu tiên cuối năm 2004,
khác hẳn với đầu năm 2003 ($0,87/€). Bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6
năm 2005 đồng đô la lại lên giá nhanh chóng so với đồng euro sau khi nền kinh tế
các nước châu Âu đang ứ đọng và Hiến pháp Liên minh châu Âu không được phê
16
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
chuẩn trong cuộc trưng cầu dân ý ở hai nước Pháp và Hà Lan. Trong khi tỷ lệ thất
nghiệp tại các nước sử dụng euro và sự phát triển kinh tế bị chậm lại tại các nước
thuộc Liên Minh, đồng euro có thể bị xuống giá so với đồng đô la, tuy đồng euro
vẫn giữ sức mạnh.
Hiện tượng trên bắt nguồn từ ba nguyên nhân chính
- Thâm hụt cán cân thương mại và ngân sách quốc gia và kèm theo đó là
tăng nợ của Mỹ.
- Chuyển đổi trong dự trữ ngoại tệ của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn
Độ, Nhật, Nga và các quốc gia khác.
- Các nước xuất khẩu dầu mà trước tiên là Nga ngày càng sẵn sàng chấp
nhận đồng Euro như là phương tiện thanh toán cho dầu mỏ.
Về cơ bản, logic kinh tế của việc dự trữ bằng USD, dù không mạnh như
trước đây, vẫn còn đúng. Nó tiếp tục khiến nhiều nước tích lũy bằng loại ngoại tệ
mà họ thường gọi là nợ nước ngoài và điều khiển ngoại thương của họ. Nói cách
khác, các ngân hàng trung ương sử dụng quỹ đó để trả nợ và thanh toán ngoại
thương, cũng như can thiệp vào các thị trường ngoại hối.
Một trong những vấn đề được quan tâm lớn nhất thời gian qua trên thị
trường tiền tệ thế giới là sự lên giá không ngừng của đồng Eur so với USD. Kể từ
khi suy yếu năm 1999, liên tục từ năm 2002 và cho đến nay Eur luôn tăng giá
trước USD.
Bảng tỷ giá Euro trên USD giai đoạn 1999 - 2010
Năm
Euro trên Đô la Mỹ 1999–2010
Cao nhất Thấp nhất

Ngày Tỷ giá Ngày Tỷ giá
1999 03/12 €0.9985 05/01 €0.8482
2000 26/10 €1.2118 06/01 €0.9626
2001 06/07 €1.1927 05/01 €1.0477
17
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
2002 28/01 €1.1658 31/12 €0.9536
2003 08/01 €0.9637 31/12 €0.7918
2004 14/05 €0.8473 28/12 €0.7335
2005 15/11 €0.8571 03/01 €0.7404
2006 02/01 €0.8456 05/12 €0.7501
2007 12/01 €0.7756 27/11 €0.6723
2008 27/10 €0.8026 15/07 €0.6254
2009 04/03 €0.7965 03/12 €0.6614
2010 08/01 €0.8374 13/01 €0.6867
Nguồn: Euro exchange rates in USD, ECB
USD đã mất giá trên 50% so với thời điểm đồng EUR ra đời và đã giảm
20% tính đến thời điểm cuối năm 2004. Tỷ giá yên Nhật với USD cũng ở mức
thấp nhất kể từ bốn năm qua, còn giá vàng cuối năm 2004 đã tăng khoảng 90.000
đồng/chỉ so với đầu năm 2004(trên 10%).
Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó thì chưa dừng hẳn. Các DN đã nhập
khẩu hàng hóa từ EU chưa thanh toán hết bằng Euro đang lâm vào hoàn cảnh mất
cả lãi và thâm hụt vốn bởi giá Euro hiện tăng quá cao so với thời điểm 1 tháng trở
về trước, khi đồng tiền này được các DN lựa chọn làm đồng tiền thanh toán hàng
hóa với đối tác. Các DN xuất khẩu còn bị nợ tiền bằng USD cũng thiệt hại không
nhỏ.
Và nhiều quốc gia tiếp tục cho vay và trao đổi ngoại thương bằng đồng đôla
Mỹ, bất chấp sự nổi lên của EUro và các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng khác. Đến
cuối năm 2008, khoảng 45% trái phiếu quốc tế là bằng USD, trong khi chỉ 32%
bằng EURO. Và theo thăm dò năm 2007 của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS),

USD vẫn được sử dụng trong 86% trao đổi ngoại hối, so với chỉ 38% bằng euro.
Đến tháng 4/2008, theo IMF, 66 quốc gia sử dụng USD làm mốc tỷ giá hối
đoái của mình, trong khi con số này chỉ là 27% đối với euro. Lý do khiến một
ngân hàng trung ương đưa ra lựa chọn là tầm ảnh hưởng lớn của ngoại tệ đó trong
quỹ dự trữ quốc gia. Các ngân hàng trung ương muốn không chỉ tối ưu hóa sự trở
18
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
lại hoạt động bình thường của mình, mà còn giảm thiểu nguy cơ. Ví dụ tại một
quốc gia kiềm chế tỷ giá của nội tệ với USD, lạm pháttrong nước họ có xu
hướng đi theo diễn biến lạm phát ở Mỹ, và như vậy trong trường hợp này quỹ dự
trữ USD sẽ ít dao động so với giá trị nội tệ của họ.
Các đánh giá về việc trộn lẫn các đồng tiền nào sẽ giúp tối ưu hóa một sự
kết hợp đặc biệt giữa nguy cơ và lợi nhuận cho thấy, tất cả các ngoại tệ đều rất dễ
mua và bán – tức là tất cả các thị trường trái phiếu đều có tính thanh khoản như
nhau, bất kể loại ngoại tệ nào mà chủ đạo. Đặc tính này rất quan trọng. Nếu các
quỹ dự trữ không sẵn sàng được chuyển thành tiền mặt, chúng không được sử
dụng dễ dàng trong các hoạt động thị trường. Như vậy, thị trường buôn bán trái
phiếu Kho bạc Mỹ hấp dẫn vì đây là thị trường trái phiếu chính phủ duy nhất có
tính thanh khoản cao nhất trên thế giới nhờ mức chênh lệch giá đặt mua/bán rất ít
của nó. Tính thanh khoản cao nói trên là một đặc tính tự củng cố. Các nhà đầu tư
nước ngoài đồng ý thực hiện các giao dịch và tập trung cổ phiếu của mình vào các
thị trường Mỹ vì các thị trường này có tính thanh khoản cao, và chính hoạt động
này khiến thị trường càng dễ thanh toán hơn. Giống như trong chính trị, trong
cuộc cạnh tranh để trở thành trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu và giữ vị trí là
đồng tiền dự trữ hàng đầu, thì thách thức cũng là cơ hội.
Các ngoại tệ khác cũng cố gắng cạnh tranh. Bảng Anh và franc Thụy Sỹ
cũng từng là loại ngoại tệ dự trữ quan trọng, nhưng nền kinh tế hai nước này ngày
nay quá nhỏ để các nội tệ của họ tiếp tục giữ vị trí này; không quốc gia nào khác
có thể cung cấp các công cụ ghi nợ mà hệ thống tài chính toàn cầu cần đến. Và
như vậy, cuối năm 2007, bảng Anh chỉ còn chiếm không đến 3% quỹ dự trữ toàn

cầu, trong khi franc Thụy Sĩ chỉ chiếm dưới 1%.
Nền kinh tế Nhật Bản đang mở rộng, nhưng chính phủ nước này từ lâu đã
không đủ can đảm sử dụng đồng yên trong các giao dịch quốc tế vì sợ điều này sẽ
phá hủy khả năng duy trì một tỷ giá hối đoái thấp và mang tính cạnh tranh, cũng
như làm phức tạp thêm cách quản lý chính sách công nghiệp của họ. Nếu người
19
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
nước ngoài có thể mua và bán chứng khoáncủa Nhật với số lượng lớn, Chính phủ
Nhật sẽ gặp khó khăn hơn trong việc sử dụng hệ thống tài chính để chuyển hướng
các nguồn vốn đến cho các công ty trong nước.
Giờ đây, Nhật Bản dường như cũng nóng lòng muốn đồng yên đóng một
vai trò quốc tế lớn hơn, đặc biệt là ở châu Á. Nhưng chính sách trước đây của họ
đã hạn chế tính thanh khoản bằng đồng tiền này của thị trường. Gần đây, tình
trạng trì trệ kinh tế Nhật và mức lãi suất 0% đã khiến dự trữ bằng đồng yên trở nên
ít hấp dẫn. (Cuối năm 2007, yên chiếm gần 3% tổng trái phiếu nước ngoài). Dân
số ngày càng già đi của Nhật sẽ đồng nghĩa với việc nền kinh tế của họ, cũng như
đồng tiền của họ, khó có được một vai trò lớn hơn trên thế giới.
2.3. Ảnh hưởng của đồng USD đối với kinh tế Việt Nam
2.3.1. Ảnh hưởng bởi đồng USD mất giá
- Tỷ giá VND/USD đứng yên
Về phương diện cạnh tranh việc USD mất giá so với nhiều đồng tiền khác
trong khi tỷ giá VND/USD đứng hoặc yếu đi một chút là có lợi cho xuất khẩu của
Việt Nam.
Đứng ở góc độ xuất khẩu, một khi đồng tiền của nước nào lên giá so với
USD thì đều gây khó khăn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, khi USD chỉ mất giá khá
mạnh so với những đồng tiền chủ chốt. Đối với đồng tiền của các nước trong khu
vực vốn là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam thì tỷ lệ mất giá không nhiều (đồng
nhân dân tệ của Trung Quốc và ringit Malaysia gần như không thay đổi; tỷ giá
giữa HKD (đôla Hongkong) và USD vẫn được cố định.
Việc mất giá của đồng đôla Mỹ trên thị trường thế giới thực ra ảnh hưởng

không nhiều lắm về mặt tỷ giá đối với tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Việt Nam. Vì phần lớn doanh nghiệp, ngay cả doanh nghiệp nước ngoài vẫn chọn
đồng đôla Mỹ là đồng tiền thanh toán. Chỉ khi ở nước có đồng tiền tăng giá đề
20
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
nghị doanh nghiệp Việt Nam (nhà xuất khẩu) đổi sang thanh toán bằng tiền của họ
thì mới có thể có thiệt thòi.
Ví dụ ở doanh nghiệp Casumina, một số khách hàng châu Âu có đề nghị
thanh toán bằng đồng euro khi Casumina xuất hàng cho họ. Trong bối cảnh euro
tăng giá, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sau khi nhận euro phải chuyển ngược
lại thành đô la Mỹ thì sẽ bị lỗ về tỷ giá.Tuy nhiên theo thông lệ, nếu giá nguyên
vật liệu đột xuất bỗng tăng đến 5% thì các đối tác mới đàm phán lại với nhau. Còn
đối với tỷ giá đồng tiền, dù biến động đến 5%, các bên cũng chưa đặt thành vấn
đề.
- Tỷ giá VND/USD giảm
Các doanh nghiêp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu thực hiện việc thanh
toán các lô hàng xuất khẩu của doanh nghiệp phần lớn dựa trên đồng USD, trong
khi nguyên liệu, vật tư chủ yếu cho sản xuất đa phần lại dựa vào các nguồn trong
nước và thanh toán bằng tiền đồng. Khi USD bị mất giá trên thị trường, tiền đồng
bị thiếu hụt trong lưu thông khiến các doanh nghiệp rất khó bán ngoại tệ thu về
sau xuất khẩu để thu hồi vốn, trang trải chi phí sản xuất. Các ngân hàng lúc này sẽ
chủ trương hạn chế mua USD và mua với tỷ giá thấp đã tác động đến dòng
vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ khi tỷ giá từ trên 16.000 đồng/USD giảm xuống chỉ còn 15.700
đồng/USD, chưa kể nhiều ngân hàng còn thu thêm phí (2%) khi mua USD khiến
các doanh nghiệp bị thiệt đơn thiệt kép.
Thực tế trên đang đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng có dư ngoại tệ
nhưng không bán được cho ngân hàng trong khi vẫn phải vay vốn tiền đồng với lãi
suất cao hơn trước đây (do các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất cho vay lên 1,1 -
1,4%/tháng). Các doanh nghiệp đang phải chịu lỗ để duy trì sản xuất và thực hiện

các đơn hàng đã ký với khách hàng trước đây.
21
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
Do thiếu vốn tiền đồng và chịu lỗ về tỷ giá khi thu hồi tiền bán hàng, chi
phí tăng cao do vật tư tăng giá, doanh nghiệp buộc phải giảm mua nguyên liệu
hoặc mua với giá thấp hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp
sản xuất nguyên liệu trong nước. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với
mặt hàng xuất khẩu thuộc khu vực nông nghiệp.
Ví dụ trong xuất khẩu thủy hải sản, khi vào chính vụ thu hoạch, do quan hệ
cung - cầu trên thị trường, doanh nghiệp không thể kéo giá xuất khẩu lên nên
không thể mua nguyên liệu với giá cao, trong khi người nuôi phải thu hoạch gấp
khiến tiêu thụ nguyên liệu khó khăn và phức tạp. Các chi phí đầu vào ở khâu nuôi
và đánh bắt thủy sản như giống, thức ăn, nhiên liệu, chi phí vận chuyển đều tăng
khoảng 20%, khiến người nuôi và ngư dân bị lỗ, khó đầu tư vào vụ tiếp theo. Điều
này sẽ gây thiếu hụt nguyên liệu cho xuất khẩu trong năm nay, ảnh hưởng đến kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.
2.3.2. Ảnh hưởng bởi đồng USD tăng giá
Đồng USD tăng giá cũng khiến việc nhập khẩu, mua vào của các nước trên
thế giới trở nên đắt đỏ hơn: Thị trường sắt, thép quốc tế mới hạ nhiệt được giờ đây
lại trở nên đắt hơn do đồng USD tăng giá các nhà nhập khẩu phải chi nhiều tiền
hơn cho các hợp đồng thanh toán bằng USD.
Mỹ hiện là thị trường số 1 của các nhà sản xuất khu vực trong hầu hết các
lĩnh vực sản xuất. Chính vì thế việc đồng USD tăng giá trong tương lai sẽ giúp
người tiêu dùng Mỹ, các nhà NK Mỹ mua được nhiều hàng hơn từ những đồng
tiền sẵn có của mình, còn các nhà XK khu vực nhờ đó mà đẩy mạnh XK vào Mỹ.
Cũng trong xu hướng đó, các nhà Xk Việt Nam sẽ xuất khẩu được nhiều hàng hóa
hơn.
Thông thường, khi tỷ giá tăng tăng giá các DN xuất khẩu sẽ có lợi, tuy
nhiên, không ít DN không hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu cũng thường
nhân dịp này, tự ý tăng giá.Khi tỷ giá tăng, các DN cung ứng nguyên liệu trong

22
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
nước thường hay tăng giá và mức tăng giá này luôn cao hơn mức tăng của tỷ giá,
khiến chi phí đầu vào của DN sản xuất hàng xuất khẩu tăng. DN sẽ gặp khó khăn,
vì hợp đồng đã ký từ trước, muốn thương lượng lại với đối tác để điều chỉnh giá
bán cũng rất khó.
Trong khi tỷ giá tăng, DN nhập khẩu nguyên vật liệu về sản xuất hàng để
bán ở thị trường trong nước sẽ bị thiệt hơn so với những DN chuyên xuất khẩu.
Nếu chỉ có một số loại nguyên liệu tăng giá thì ảnh hưởng không đáng kể, nhưng
nếu nhiều loại nguyên liệu cùng đồng loạt tăng giá thì sẽ ảnh hưởng nhất định tới
DN xuất khẩu.
Dự báo, giá nguyên liệu trong nước (những nguyên liệu có thể xuất khẩu)
sẽ tăng, nên các DN đang tính tới việc sẽ đàm phán với khách hàng tăng giá bán
sản phẩm. Tuy nhiên, điều này là rất nguy hiểm, bởi việc đàm phán tăng giá bán sẽ
đồng nghĩa với việc giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam,
kèm theo nguy cơ bị mất đơn hàng.
Các DN nên tính toán kỹ lại giá thành sản phẩm. Trong cơ cấu giá thành,
nên có kinh phí dự phòng rủi ro về tỷ giá, nhằm hạn chế tác động của việc tăng,
giảm tỷ giá (trong thời gian tới) đến sản xuất - kinh doanh. Tiếp đó, DN nên chủ
động dự trữ nguyên nhiên liệu, để khi giá cả biến động thì cũng không ảnh hưởng
nhiều đến sản xuất - kinh doanh.
23
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
PHẦN III: NHỮNG DỰ BÁO VỀ ĐỒNG USD TRONG TƯƠNG LAI
VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Dự báo về vị thế đồng USD trong tương lai
Dự báo về một số đồng tiền mới nổi
• Dự báo đồng Euro – đối trọng của đồng USD
Euro là một đồng tiền mạnh hiếm hoi đứng ở thế đối trọng với đồng USD. Tuy
nhiên với cuộc khủng hoảng nợ Hy lạp vừa qua và nguy cơ về nợ công ngày càng

lớn của các nước thành viên thì tương lai của đồng tiền này được dự báo là sẽ khó
có thể tồn tại hết nhiệm kỳ của Nghị viện châu Âu trong 5 năm tới. Thậm chí có
những ý kiến cho rằng đồng euro sẽ chấm dứt mô hình tồn tại hiện nay trong một
vài tuần tới chứ chưa nói tới nhiệm kỳ nghị viện 5 năm.
Cách đây chưa đầy 1 năm, rất ít chuyên gia trong Khu Tài chính London đưa ra dự
đoán về sự kết thúc của đồng euro. Tuy nhiên, những khoản nợ kếch xù của Hy
24
NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn
Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và sự thừa nhận của Thủ tướng Đức Angela
Merkel rằng đồng euro đang đối mặt với “cuộc khủng hoảng về sự tồn tại” đã làm
thay đổi mạnh mẽ quan điểm của giới chuyên gia kinh tế. Chuyên gia Andrew
Lilico, nhà kinh tế cấp cao thuộc Viện Policy Exchange của Anh cho rằng “cơ hội
hiện nay gần như số 0 đối với sự tồn tại của đồng euro”. Chuyên gia Douglas
McWilliams từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) (Anh) còn
dự đoán đồng euro “thậm chí không sống nổi sau tuần tới”. Trong khi đó, ông Tim
Congdon thuộc Tập đoàn Nghiên cứu Tiền tệ Quốc tế (IMR) cho rằng “khu vực
đồng euro sẽ phải mất khoảng 3 hoặc 4 thành viên như Hy Lạp, Bồ Đào Nha,
Ireland và có thể sẽ đổ vỡ toàn khối bởi xích mích ngày càng gia tăng giữa Pháp
và Đức”. Chuyên gia Peter Warburton thuộc Công ty Tư vấn Triển vọng Kinh tế
lạc quan hơn khi phát biểu: “Đồng euro có thể sẽ vẫn tồn tại nhưng ở dưới một
hình thức khác” và “nhiều khả năng Đức sẽ rút lui trong khi có thể một số nước
Tây Âu và Trung Âu khác - cộng thêm Đan Mạch - sẽ tham gia khu vực đồng
euro”.
Những quan ngại gần đây về số phận của đồng euro đã nổi lên sau quyết định cứu
trợ khẩn cấp 750 tỷ EUR hồi tháng trước nhằm ngăn ngừa những đổ vỡ trong
tương lai. Mặc dù quỹ cứu trợ khổng lồ đã giúp trấn an tâm trạng hoang mang của
dư luận, nhưng các chuyên gia cho rằng nó không mang lại những thay đổi cơ cấu
cần thiết trong nội bộ khu vực đồng euro, đơn giản là vì bất đồng giữa các nước
trong khu vực - về vấn đề phát triển kinh tế, nợ và quan trọng hơn là khả năng
phục hồi kinh tế - quá lớn. Tuy nhiên cũng có một tín hiệu khá khích lệ khi Cơ

quan thống kê châu Âu (Euroostat) cho hay trong quý 1-2010, tất cả các nước
thuộc EU đã thoát ra khỏi suy thoái kinh tế (ngoại trừ Hy Lạp tiếp tục giảm 0,8%).
Những nước tăng trưởng mạnh là Bồ Đào Nha (+1%), Slovakia (+0,8%) và Italia
(+0,5%). Kinh tế Đức tuy chỉ tăng 0,2% nhưng lại là quý thứ 4 liên tiếp đạt mức
tăng trưởng, trong khi đó Pháp chỉ tăng +0,1%.
25

×