Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ THI HSG MÔN SINH HỌC LỚP 11.TP ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.18 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN SINH HỌC - LỚP 11
Năm học 2009 -2010

Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian giao đề)
(Đề thi có hai trang, thí sinh kiểm tra lại trước khi làm bài)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (1,25 điểm)

Quan sát sơ đồ trên, hãy cho biết:
a. Rễ cây hấp thụ Nitơ ở những dạng nào?
b. Tên của các nhóm sinh vật ở các vị trí (a), (b), (c), (d).
c. Đặc điểm hoạt động của nhóm sinh vật (d). Hậu quả các hoạt động này và
biện pháp khắc phục?
d. (*) là quá trình gì? Nêu ý nghĩa của quá trình này?
Câu 2: (1,25 điểm)
a. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau trong pha tối ở 3 nhóm thực vật C
3
,
C
4
và thực vật CAM về các tiêu chí sau: chất nhận CO
2
đầu tiên, sản phẩm cố định
CO
2
đầu tiên, nơi diễn ra, hô hấp sáng, năng suất sinh học.
b. Tại sao năng suất sinh học ở thực vật CAM thấp hơn thực vật C
3
?
Câu 3: (1,25 điểm)


Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng.
a. Trong các mặt biến đổi thức ăn thì biến đổi thức ăn về mặt cơ học là quan
trọng nhất.
b. Lông nhung đẩy thức ăn đi trong ruột non.
c. Ở người, quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở dạ dày.
1
a
b
c
d
*
d. Trong miệng có enzym tiêu hoá cả tinh bột sống và chín.
e. Một số người có thể cắt túi mật mà vẫn hoạt động được bình thường vì trong
dịch mật không có chứa enzym tiêu hoá.
Câu 4: (1,25 điểm)
a. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ
nữ đập 60 lần trong một phút, khối lượng máu trong tim cô ta là 120ml vào cuối tâm
trương và 75 ml ở cuối tâm thu, lượng máu bơm/ phút của người phụ nữ đó bằng bao
nhiêu?
b. Tại sao ở các động vật có vú nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ
thể?
Câu 5: (1,25 điểm)
a. Trình bày những điểm khác nhau giữa 2 hình thức cảm ứng ở thực vật:
hướng động và ứng động.
b. Biết được vận động hướng động của cây có ứng dụng gì trong thực tiễn?
Câu 6: (1,25 điểm)
Xináp là gì ? Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào ?
Câu 7: (1,25 điểm)
Có các hoocmon thực vật sau: AIA, GA, xitokinin, êtilen, ABA và các tác
dụng sinh lí như sau: làm trương dãn tế bào; ức chế sự nảy mầm của hạt; ảnh hưởng

tới tính hướng động; ; kích thích ra hoa và tạo quả trái vụ; kích thích sự nảy mầm của
hạt, củ, chồi; làm chậm quá trình già của tế bào.
Hãy sắp xếp các hoocmon thực vật phù hợp với tác động sinh lí của nó.
Câu 8: (1,25 điểm)
Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật hằng nhiệt và
động vật biến nhiệt như thế nào?
Hết
2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN SINH HỌC - LỚP 11
Năm học 2009 - 2010

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC
Nôi dung Điểm
Câu 1: (1,25 điểm)
a. Rễ cây hấp thụ Nitơ ở dạng NO
3
-
và NH
4
+

b. Tên của các nhóm sinh vật ở các vị trí
(a): vi khuẩn cố định nitơ: khử nitơ khí quyển thành dạng amôn.
(b): vi khuẩn amôn hóa: phân giải nitơ từ xác sinh vật thành NH
3.
(c): vi khuẩn nitrat hóa: chuyển hóa NH
4
+

thành NO
3
-

(d): vi khuẩn phản nitrat hóa: chuyển hóa NO
3
-
thành thành Nitơ phân tử.
c. Đặc điểm: Hoạt động trong điều kiện kị khí
Hoạt động này chuyển hóa nitrat (dạng mà cây hấp thụ được) thành Nitơ phân tử.
Khắc phục: làm đất thoáng khí để tránh hoạt động của nhóm vi khuẩn này
d. (*) là quá trình khử NO
3
-
Ý

nghĩa: khi tổng hợp các axit amin cây cần nhiều nhóm NH
2
0,25
0,50
0,25
0,25
Câu 2: (1,25 điểm)
a. Bảng so sánh các tiêu chí ở 3 nhóm thực vật
Tiêu chí Nhóm TV C
3
Nhóm TV C
4
Nhóm TV CAM
Chất nhận CO

2
đầu tiên
Ri15DP (C
5
) PEP PEP
Sản phẩm cố
định CO
2
đầu
tiên
APG ( C
3
) AOA AOA
Nơi diễn ra Lục lạp của
TB mô giậu
Cố định CO
2
ở lục lạp TB
mô giậu và khử CO
2
ở lục
lạp TB bao bó mạch
Lục lạp của TB mô
giậu
Hô hấp sáng Có Không Không
Năng suất sinh
học
Trung bình Cao Thấp
b. Năng suất sinh học ở nhóm thực vật CAM thấp hơn nhóm thực vật C
3


- Nhóm thực vật CAM sử dụng một phần tinh bột để tái tạo PEP chất tiếp nhận CO
2
→ giảm lượng chất hữu cơ trong quá trình tích luỹ.
- Điều kiện sống của nhóm CAM khắc nghiệt, bất lợi hơn: khô hạn, thiếu nước, ánh
sáng gắt
1,00
0,25
Câu 3 (1,25 điểm)
a. Sai. Tiêu hóa hóa học là quan trọng nhất, vì quá trình này biến đổi thức ăn thành
những chất đơn giản cuối cùng, hấp thụ được vào cơ thể. 0,25
3
b. Sai. Lông nhung hấp thụ chất dinh dưỡng.
c. Sai. Quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở ruột non vì ruột có đủ các loại enzym để
biến đổi tất cả thức ăn về mặt hoá học.
d. Sai. Trong miệng chỉ có enzym tiêu hoá tinh bột chín thành manto.Ở ruột non
mới có enzym amilaza tiêu hoá được cả tinh bột sống và chín.
e. Đúng. Mât do gan tại ra. Túi mật chỉ là nơi chứa chứ không tiết mật. Mật giúp
phân nhỏ các giọt mỡ để biến đổi mỡ nhanh hơn thành axit béo và glixerol
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4: (1,25đ)
a. Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì:
- Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để khôi phục khả năng hoạt động của cơ tim.
Nếu xét riêng hoạt động của thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ nhiều
hơn thời gian co của các ngăn tim ( tâm nhỉ co 0,1s nghỉ 0,7s; co thất 0,3s nghỉ 0,5
s; dãn chung là 0,4 s)
- Lượng máu bơm phút của người phụ nữ bằng nhịp đập của tim nhân với lưu

lượng tim (thể tích tâm thu): 60. ( 120 – 75) = 2700ml/ phút
b. Nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể:
- Do tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích cơ thể khác nhau: động vật càng nhỏ thì tỉ lệ
này càng lớn > tiêu tốn nhiều năng lượng cho duy trì thân nhiệt, tốc độ chuyển hoá
cao, nhu cầu ôxi cao, nhịp tim và nhịp thở cao.
0,50
0,25
0,50
Câu 5: (1,25 điểm)
a. Điểm khác nhau giữa 2 hình thức ứng động và hướng động:
Hướng động Ứng động
Hình thức phản ứng của một bộ phận
của cây trước một tác nhân kích thích
theo một hướng xác định.
Hình thức phản ứng của cây trước một
tác nhân kích thích không định hướng.
Khi vận động về phía tác nhân kích
thích gọi là hướng động dương, khi vận
động tránh xa tác nhân kích thích gọi là
hướng động âm.
Có thể là ứng động không sinh
trưởng( vận động theo sức trương
nước) hoặc ứng động sinh trưởng (vận
động theo chu kì đồng hồ sinh học).
Tuỳ tác nhân sẽ có các kiểu như: hướng
đất, hướng sáng, hướng hoá, hướng
nước.
Tuỳ tác nhân sẽ có các kiểu như: vận
động quấn vòng, vận động nở hoa theo
nhiệt độ ánh sáng; hoạt động theo sức

trương nước.
b. Biết được vận động hướng động của cây có ứng dụng gì trong thực tiễn?
- Hướng đất: Làm đất tơi xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu.
- Hướng sáng: Trồng nhiều loại cây, chú ý mật độ từng loại cây không che lấp nhau
để lá vươn theo ánh sáng > quang hợp tốt.
( Học sinh có thể nêu ứng dụng từ sự hướng hoá chất, hướng nước)
Câu 6: (1,25 điểm)
- Xináp là giao diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế
bào thần kinh với các tế bào khác.
0,25
4
- Quá trình truyền tin qua xináp :
+ Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm mở kênh Ca
2+
=> Ca
2+
đi vào
chùy xináp.
+ Ca
2+
làm vỡ các bọc chứa chất trung gian hóa học (acêtylcôlin) => chất này đi
qua khe xináp đến màng sau.
+ Acêtylcôlin gắn vào thụ thể của màng sau xináp của nơron tiếp theo => xuất
hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp => xung thần kinh được hình thành tiếp
tục lan truyền dọc sợi thần kinh cứ như vậy cho đến cơ quan đáp ứng.
0,25
0,25
0,50
Câu 7: (1,25 điểm)
- AIA: Trương dãn tế bào, ảnh hưởng tới tính hướng động.

- GA: Kích thích nảy mầm của hạt, củ, chồi.
- Xitokinin: làm chậm quá trình già của tế bào.
- Êtilen: kích thích ra hoa và tạo quả trái vụ.
- ABA: ức chế sự nảy mầm của hạt.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 8: (1,25 điểm)
- Đối với động vật biến nhiệt:
+ Nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm theo, các quá
trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn
+ các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn giảm. Điều này làm quá
trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.
- Đối với động vật hằng nhiệt:
+ Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với
nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh.
+ Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh
được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên ,
+ Các chất bị ôxi hóa nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị
ôxi hóa (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) thì động vật sẽ bị sút cân và
dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn
uống đầy đủ thì động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy
các chất dự trữ chống rét.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25


5

×