Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Làm thế nào để đủ sữa mẹ cho con bú? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.62 KB, 12 trang )

Làm thế nào để đủ sữa mẹ cho
con bú?


Sữa mẹ là nguồn dinh
dưỡng lý tưởng nhất
cho trẻ nhỏ, đặc biệt là
trong 6 tháng đầu.
Ngoài những ưu điểm
trong thành phần của
sữa mẹ so với sữa
nhân tạo, việc nuôi
con bằng sữa mẹ còn
có nhiều lợi ích khác.
Vì vậy, làm thế nào để
đủ sữa cho con bú là
một trong những băn
khoăn của nhiều bà


mẹ.

Vì sao trẻ nhỏ cần bú sữa mẹ?

Những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ:

- Trong thời gian này, ruột trẻ chỉ tiêu hóa tốt sữa mẹ
cho nên sữa mẹ là thức ăn đầu tiên của trẻ để giúp
ruột trưởng thành tốt. Nếu nuôi trẻ bằng thức ăn khác
(sữa bò, nước cháo, bột khuấy…) trẻ rất dễ bị rối loạn
tiêu hóa gây tiêu chảy.



- Sữa mẹ có giá trị đối với trí thông minh của trẻ mà
điều này không có trong sữa bò vì sữa mẹ chứa
nhiều các chất giúp cho não trưởng thành.

- Bú sữa mẹ, tình cảm mẹ con gắn bó hơn. Tình cảm
này rất cần để giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với
môi trường bên ngoài.

- Ngoài chống nhiễm trùng, sữa mẹ còn tránh cho trẻ
nhiều bệnh dị ứng như chàm, suyễn…

Kawser (Balgladesh) khi so sánh hai lô trẻ, mỗi lô 35
trẻ, nuôi bằng sữa mẹ và sữa bò, theo dõi trong 12
năm, đã báo cáo kết quả sau:
Các yếu tố theo dõi Nhóm sữa mẹ Nhóm sữa bò
Tăng cân/ngày (g) 18g 8g
Tỷ lệ mắc bệnh 16,3% 43,3%
Nhiễm trùng hô hấp

x 2 lần
Viêm tai

x 2 lần
Viêm phổi

x 4 lần
Tiêu chảy

x 3 lần

Suy dinh dưỡng


- Một trong những nguyên nhân của bệnh cao huyết
áp, xơ vữa động mạch ở người lớn là do lúc sinh ra
không được bú sữa non của mẹ…

Điều đáng lưu ý trong cơ chế tiết sữa mẹ:

Sự tiết sữa mẹ được điều khiển và duy trì theo cơ
chế phản xạ. Điểm then chốt của cơ chế tạo sữa là
động tác mút vú mẹ của trẻ vì để duy trì sự tạo sữa
của vú thì sữa phải được chảy ra khỏi vú. Vì vậy, trẻ
bú càng nhiều, vú mẹ càng tiếp tục tạo được nhiều
sữa.

Các yếu tố làm giảm bài tiết sữa mẹ?

- Cho con bú chậm sau sinh 2 – 3 ngày sẽ hạn chế
sự hoạt động của tuyến vú vì trẻ bú muộn, vú mẹ
không thể tiết sữa sớm được. Sự tiết sữa càng muộn
càng dễ bị mất sữa.

- Trẻ chỉ ngậm bú núm vú, ngậm bắt vú kém nên
không hút được sữa, dần dần sẽ bỏ bú mẹ. Ngậm bắt
vú sai còn gây hậu quả nứt núm vú, nứt cổ gà.

- Cho bú không thường xuyên, số lần cho bú quá ít
thì sẽ hạn chế sự tiết sữa. Khoảng cách giữa 2 lần
cho bú quá dài, trên 3 giờ, làm cho hai vú tức sữa và

ngừng hoạt động.

- Mẹ có bệnh: suy tim, thiếu máu, suy dinh dưỡng…

- Mẹ không tăng cân đầy đủ khi mang thai (trung bình
là 12kg).

- Mẹ dùng các loại thuốc ức chế tiết sữa: Aspirin,
kháng sinh, thuốc chống dị ứng…

- Mẹ lao động nặng, tiêu hao nhiều năng lượng,
không còn đủ cho sự tiết sữa.

- Mẹ đi làm sớm, đi làm xa nhà không thể cho con bú
trong thời gian đi làm.

- Yếu tố tâm lý của người mẹ: muộn phiền, lo âu, suy
nghĩ. Nếu người mẹ bị stress, lo lắng, thiếu tin tưởng,
nghi ngờ là mình thiếu sữa thì mặc dầu trong vú vẫn
sản xuất sữa nhưng kém phản xạ phun sữa ra ngoài.

Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự tiết
sữa:

- Mẹ uống rượu, hút thuốc lá, sót rau sau đẻ

- Trẻ bị bệnh thường bú ít làm giảm sự tiết sữa hoặc
trẻ bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch thì khó
ngậm bắt vú hoặc trẻ sanh non có thể bú kém.


- Cho trẻ bú bình, nhất là trước khi bắt đầu bú mẹ sẽ
ảnh hưởng đến ngậm bắt vú của trẻ.

- Khi trẻ trên 12 tháng: Lượng sữa mẹ giảm dần với
thời gian (nếu trong năm đầu mẹ tiết ra mỗi ngày
1200ml sữa, sang năm thứ hai chỉ còn 500ml, năm
thứ ba 200ml).

- Trẻ được coi như bú tốt nếu không sụt cân trong 5 –
7 ngày đầu tiên, bắt đầu tăng cân trong 12 – 14 ngày
sau và sau đó lên cân đều.

* Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ không bú đủ sữa:

- Tăng cân kém, dưới 500g/tháng (trong 6 tháng đầu,
mỗi tháng trẻ tăng cân ít nhất 500g hoặc 125g/tuần).

- Đi tiểu ít, dưới 6 lần/ngày, nước tiểu cô đặc màu
vàng và nặng mùi.

Làm thế nào để người mẹ có đủ sữa cho con bú?

- Tạo sự thoải mái cho người mẹ (không sợ tăng hay
giảm cân nếu có chế độ dinh dưỡng đủ chất, không
sợ ngực xấu…).

- Bắt đầu cho con bú trong vòng 1/2 giờ đầu sau sinh.

- Một số người mẹ thấy khó khăn hay hồi hộp trong
lần bú đầu tiên hay người mẹ có đầu vú tụt vào quá

mức có thể dùng bơm hút sữa cho vào bình đã tiệt
trùng và cho con bú. Dù núm vú cao su có khác núm
vú mẹ nhưng có thể giúp tạm thời trong khi chờ
người mẹ làm quen với việc cho con bú mà vẫn
không mất sữa. Sữa lấy đúng cách vệ sinh có thể dự
trữ trong tủ lạnh 24 giờ.

- Người mẹ cần tránh lo lắng, muộn phiền.

- Chế độ ăn của người mẹ phải đáp ứng đủ nhu cầu
dinh dưỡng trong thời kỳ cho con bú.
Lưu ý rằng việc người mẹ uống thêm sữa tuy quan
trọng nhưng không thể thay thế được thức ăn.

- Không nên áp dụng chế độ kiêng giảm cân trong lúc
cho con bú.

- Uống đủ nước trong ngày.

- Bia, trà không phải là thức uống lợi sữa.

- Biết cách cho con bú và bảo vệ nguồn sữa dù mẹ
phải xa con (nếu mẹ đi làm xa, không thể cho con bú,
nên vắt sữa bỏ đi hay cho trẻ khác bú chực 3 giờ/lần.
Sau khi con bú nếu vú còn thừa sữa cũng nên vắt bỏ
đi để có sữa mới tốt hơn. Để đảm bảo nguồn sữa lâu
dài cho trẻ và tránh mất sữa nên nghỉ hậu sản theo
đúng qui định). Nếu trẻ không bú được (sanh non,
thiếu cân, có bệnh, có tật ở miệng như sứt môi, chẻ
vòm hầu) nên vắt sữa mẹ cho uống, số lượng trung

bình trong ngày bằng 15% trọng lượng cơ thể, chia
làm 6 – 8 bữa tuỳ theo khả năng tiêu hoá của trẻ.

- Không cho trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi) bất cứ đồ
ăn thức uống gì ngoài sữa mẹ trừ khi có chỉ dẫn của
y tế.

- Để con được gần mẹ trong suốt 24 giờ trong ngày.

- Không cho trẻ mút bất cứ loại núm vú giả nào.

- Tránh lao động nặng.

- Để cho cữ bú của trẻ thành công cần có sự hợp tác
giữa mẹ và con: mẹ cần cho con bú sớm, thời gian
các cữ bú phải hài hoà và thoả mãn cả mẹ và con để
tạo ra cảm giác dễ chịu cho mẹ và con.

- Cho trẻ bú theo yêu cầu, khi nào đói trẻ đòi bú,
không gò ép, trẻ tự điều chỉnh giờ bú, tuỳ theo lượng
sữa mẹ. Tuy nhiên, một số trẻ bú yếu nên bồng trẻ
cho bú mẹ mỗi 3 giờ ban ngày và 4 giờ ban đêm. Mỗi
lần chỉ nên cho bú một bên vú. Nếu trẻ bú không hết
sữa cần nặn ra đẻ tuyến vú tạo sữa mới và tránh tình
trạng ứ đọng sữa có thể dẫn đến giảm tạo sữa, abces
vú.

- Biết cách xử lý khi bị tắc tuyến sữa để giữ nguồn
sữa vì sữa mẹ sẽ tạo ra liên tục nếu dòng sữa thông
suốt không bị tắc nghẽn.


- Trong những ngày đầu nên cho trẻ bú cả hai vú để
có thể kích thích xuống sữa, những ngày sau có thể
cho trẻ bú luân phiên từng vú để kích thích tạo sữa.

- Động tác bú của trẻ rất quan trọng vì nó điều khiển
phản xạ tạo sữa và phun sữa cho nên phải cho trẻ bú
đúng cách, giúp trẻ cách ngậm bắt vú đúng để bú có
hiệu quả. Nên ngồi khi cho con bú, người mẹ ngồi tư
thế thoải mái, giúp trẻ ngậm sâu đầu vú bằng cách
kẹp vú với hai ngón tay thứ hai và thứ ba. Cần để trẻ
lưng thẳng, đầu cao hơn mông. Cằm chạm vú mẹ,
miệng mở rộng, môi dưới đưa ra ngoài, quầng vú còn
lại phía trên nhiều hơn phía dưới. Đầu và thân trẻ trên
cùng một đường thẳng, mặt trẻ đối diện với vú, miệng
trẻ đối diện núm vú, thân trẻ sát thân mẹ, đỡ toàn bộ
thân trẻ, không chỉ đỡ cổ và vai. Trẻ bú có hiệu quả
khi nhìn thấy trẻ mút chậm sâu và thỉnh thoảng nghỉ,
hai má căng phồng, có thể nhìn và nghe tiếng nuốt
sữa. Nên cho trẻ bú kiệt sữa một bên vú rồi mới
chuyển sang vú khác để trẻ nhận được sữa cuối giàu
chất béo. Thời gian của mỗi bữa bú tùy thuộc vào
từng trẻ, thường khi trẻ đã bú đủ sữa theo nhu cầu thì
trẻ tự nhả vú ra.

- Ngay sau đẻ người mẹ luôn ở cạnh con mình, tiếp
xúc da kề da và chăm sóc trẻ, nếu người mẹ tự cảm
thấy hài lòng tin tưởng vào nguồn sữa của mình thì
sẽ hỗ trợ cho phản xạ phun sữa, vú tự tiết nhiều sữa.


- Nên cho trẻ bú cả trong ban đêm nhất là trong 15
ngày đầu khi tuyến vú hoạt động chưa ổn định không
nên thay bằng sữa bò chỉ vì sợ mẹ mệt. Vì nếu không
có động tác bú trong đêm sẽ giảm tiết sữa.

- Người mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý. Phải bảo đảm thời
gian ngủ trên 8 tiếng/ngày.

- Thận trọng trong việc dùng thuốc: Khi cho con bú
nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc qua sữa có
thể gây độc cho trẻ. Sử dụng thuốc tránh thai có
estrogen có thể làm giảm tiết sữa.

×