Làm thế nào để quảng bá hình ảnh công ty?
Bạn thấy rằng mình đang điều hành một công ty tuyệt vời - bây giờ đã đến lúc
bạn cần quảng bá hình ảnh đó cho toàn thế giới biết đến. Một công việc thú vị! Nhưng
liệu bạn có biết phải bắt đầu từ đâu không? Và việc này có phức tạp lắm không?
Kim T. Gordon, chủ tịch hãng tư vấn tiếp thị National Marketing Federation
Inc., và là tác giải cuốn sách thuộc hàng bán chạy nhất có tên “Tiếp thị tối đa, tiền bạc
tối thiểu: 50 cách thức hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp bạn tăng trưởng” sẽ đưa ra
một số lời khuyên giúp bạn khuếch trương hình ảnh kinh doanh của công ty một cách
hiệu quả.
1. Xây dựng một trang web tốt: Phần lớn các khách hàng tiềm năng đều
nghiên cứu về thị trường và sản phẩm/ dịch vụ trên mạng Internet trước khi quyết định
mua sắm. Vì vậy, bạn hãy cố gắng thiết kết cho công ty mình một trang web có tính
chuyên nghiệp với các thông tin được cập nhật thường xuyên, nội dung phong phú, dễ
dàng sử dụng và đồ họa đẹp mắt. Bên cạnh đó, bạn nên tận dụng các công cụ tìm kiếm
trực tuyến để hướng mọi người tới trang web của bạn.
Không ít công ty thiết lập trang web và nói rằng: “Nhiệm vụ của chúng tôi,
khách hàng của chúng tôi, dịch vụ của chúng tôi ”, nhưng bạn hãy bỏ qua những điều
đó và chỉ nên tập trung vào những lợi ích mà khách hàng sẽ có được. Ví dụ, nếu bạn
cung cấp dịch vụ sửa chữa nhà cửa, đừng nói rằng bạn là một công ty dịch vụ sửa
chữa, rồi chấm hết. Thay vào đó, bạn hãy nói rằng: “Với căn nhà có phong cách độc
đáo và mới lạ sau khi được công ty chúng tôi tu sửa, bạn sẽ càng thêm yêu quý và tự
hào về căn nhà của mình”.
2. Tạo dựng được ấn tượng ban đầu đối với khách hàng: Ngay trong lần tiếp
xúc đầu tiên với khách hàng, bạn hãy cố gắng gây ấn tượng tốt nhờ sự chính xác và
chất lượng công việc. Cụ thể là bạn cần quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất như
bày biện cửa hàng sao cho hài hòa và hợp lý, nhân viên lịch sự nhã nhặn, giọng nói dễ
nghe qua điện thoại Bất cứ người nào bạn tiếp xúc đều có thể là khách hàng hoặc
người ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của người khác, do đó hãy gây ấn
tượng tốt đối với họ bằng các hình thức kinh doanh của bạn.
3. Lên kế hoạch cho một chiến lược quảng cáo thuyết phục: Cũng như trang
web của bạn, chiến lược tiếp thị phải tập trung vào những gì khách hàng sẽ nhận được.
Bạn nên chỉ rõ những điểm khác biệt giữa công ty bạn và các đối thủ cạnh tranh. Chắc
hẳn bạn muốn quảng cáo sẽ hướng mọi người tới trang web của bạn, nơi bạn có thể
truyền tải những thông điệp cụ thể hơn. Và thậm chí cả khi không có ngân quỹ lớn,
bạn vẫn có thể nhờ đến các chuyên gia quảng cáo giúp bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn
quảng cáo tại màn hình nhà hát hay trên truyền hình, các công ty dịch vụ quảng cáo
này có thể giúp bạn trực tiếp quảng cáo, hay đề xuất các ý tưởng khác nhau để bạn xây
dựng một quảng cáo hiệu quả.
4. Sử sụng bản thông cáo báo chí để quảng bá hình ảnh kinh doanh: Trước
tiên cần xác định bạn muốn các khách hàng tiềm năng biết những gì về công ty, về
hoạt động kinh doanh của công ty. Sau đó, tiến hành những bước đi cụ thể nhằm thiết
lập quan hệ với giới truyền thông, đồng thời tìm hiểu xem phương tiện truyền thông
nào thích hợp nhất để truyền tải thông điệp quảng bá của bạn, nghe hay nhìn. Cuối
cùng, bạn hãy liên lạc với các phương tiện truyền thông này. Bạn nên trao đổi với các
phương tiện truyền thông mà bạn lựa chọn để có thể xây dựng bản thông cáo báo chí
vừa đáp ứng được đòi hỏi của bạn, vừa thỏa mãn nhu cầu của độc giả/khán giả/thính
giả của loại báo chí đó.
5. Nhắm tới những nhân vật có ảnh hưởng sâu rộng: Một vài người sẽ có
ảnh hưởng khá lớn tới các khách hàng tiềm năng của bạn - họ có thể là những nhà phê
bình, nhà thiết kế hay những nhân vật, chuyên gia uy tín hàng đầu trong từng lĩnh vực.
Bạn cần xây dựng các mối quan hệ gần gũi và thân thiện với những nhân vật này.
Thậm chí bạn có thể gửi cho họ các công cụ và dữ liệu tiếp thị để họ trực tiếp sử dụng
nhằm tác động tới các khách hàng tiềm năng của bạn, qua đó hướng các khách hàng
này đến với sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp.
6. Giao thiệp sâu rộng với cộng đồng của bạn: Việc xây dựng các mối quan
hệ kinh doanh sẽ tăng cường và củng cố hình ảnh của bạn trong cộng đồng, đồng thời
gia tăng số lượng những lời giới thiệu cho mọi người về bạn cũng như về sản
phẩm/dịch vụ của bạn. Sẽ rất hữu ích nếu bạn mở rộng các mối quan hệ với những chủ
doanh nghiệp hay các tổ chức có liên quan tới các khách hàng của bạn. Một lời tiến cử
giản đơn từ một chủ doanh nghiệp hay một tổ chức mà khách hàng của bạn kính trọng
sẽ khiến vị thế của bạn được nâng lên một tầm cao mới trong con mắt khách hàng, nổi
bật hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Tuỳ thuộc vào quỹ thời gian của bạn, hãy tham gia vào các sự kiện tại địa
phương, tham gia vào các phòng thương mại, hoặc quyên góp cho các quỹ từ thiện
nhằm thu hút sự chú ý của mọi người. Qua đây, bạn sẽ có được một hình ảnh kinh
doanh đẹp - một nhà cung cấp vì cộng đồng.
7. Trực tiếp gặp gỡ mặt đối mặt với các khách hàng: Việc trực tiếp gặp gỡ
với các khách hàng tiềm năng là chất xúc tác để khuếch trương hình ảnh công ty bạn.
Bạn có thể thử những nỗ lực tiếp thị kiểu này khi bạn cung cấp cho khách hàng các
bản dùng thử sản phẩm/dịch vụ của bạn. Bạn cũng có thể mời khách hàng tiềm năng
tham gia một sự kiện đặc biệt để họ có được các trải nghiệm thực tế.
Những nguyên tắc cơ sở trên đây đang ngày càng bị xem nhẹ do có lẽ do chúng
quá… đơn giản. Tuy vậy, điều đơn giản nhất lại thường đem đến hiệu quả tích cực và
lâu dài nhất. Vậy bạn hãy nỗ lực thêm một chút, sáng tạo thêm một chút và quan tâm
đến khách hàng thêm một chút, và tuân thủ các nguyên tắc của Gordon, bạn sẽ thấy
việc xây dựng hình ảnh công ty không quá phức tạp như bạn vẫn tưởng.