Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Vượt qua chứng trầm cảm sau sinh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.05 KB, 9 trang )

Vượt qua chứng trầm cảm sau sinh


Những ngày sau khi
sinh em bé, các bà mẹ
bỗng thường hay vui,
buồn bất chợt, dễ rơi
nước mắt, tủi thân,
hay lo âu, chán ăn,
khó ngủ đó chính là
những biểu hiện của
chứng trầm cảm sau
sinh.

Trầm cảm sau sinh là
bệnh mô tả một loạt
những biểu hiện suy
giảm về tinh thần lẫn thể
chất, xảy ra trên một số sản phụ trong thời kỳ hậu


sản. Triệu chứng có thể xuất hiện vài ngày hoặc thậm
chí vài tuần sau sanh, có thể xảy ra sau bất cứ lần
sanh nào, không chỉ có ở đứa con đầu, có thể tự bớt
trong một khoảng thời gian ngắn cũng có thể kéo dài.

Những nguy cơ của trầm cảm sau sinh có thể ở mức
độ nhẹ qua những biểu hiện như tâm trạng đau buồn,
suy sụp sau sanh, đánh giá thấp bản thân. Một số
trường hợp biểu hiện ở mức độ nguy hiểm như có ý
tưởng muốn tự sát hoặc những hành động gây chết


con mình.

Từ đó, dễ làm người phụ nữ mất khả năng chăm sóc
trẻ an toàn, và nếu không điều trị, các triệu chứng có
thể ngày càng xấu hơn và kéo dài thậm chí cả năm.
Những bé có mẹ bị trầm cảm thường có nguy cơ phát
triển không tốt về sức khỏe cũng như tâm lý về sau.

Có vài yếu tố kết hợp làm tăng bệnh suất như: tuổi
mẹ còn trẻ, bà mẹ độc thân, mẹ hút thuốc lá hoặc có
sử dụng thuốc gây nghiện trong thai kỳ. Trầm cảm
sau sinh còn thường xuất hiện trên những phụ nữ có
hoàn cảnh khó khăn về tài chánh, thất nghiệp, không
hài lòng với công việc, cô độc, không được giúp đỡ,
có mối quan hệ xấu với chồng, hoặc với các người
thân khác.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những yếu tố nguy
cơ về tiền sử sản khoa đã đóng vai trò đáng kể trong
việc hình thành những rối loạn trên như: tiền căn khi
có thai, sẩy thai, tình trạng phát triển của một thai kỳ
khó khăn từ các bệnh lý của mẹ và từ sự phát triển
không bình thường của thai nhi như thai dị tật, thai
suy dinh dưỡng, sanh con nhẹ cân.

Rối loạn trầm cảm là gì?

Các rối loạn trầm cảm ở con người đã được ghi nhận
từ lúc khởi đầu của lịch sử. Hippocrates đã đề cập
đến chứng bệnh này như là bệnh u sầu. Trong thế kỷ

19, trầm cảm được xem như là sự nhu nhược tính khí
di truyền. Trong nửa đầu thế kỷ 20, Freud đã gắn kết
sự phát triển của trầm cảm với mặc cảm và xung
đột Dù có vài tranh luận đến tận ngày nay (như
trong mọi lĩnh vực của y học) hầu hết các chuyên gia
đều đồng ý rằng:

• Rối loạn trầm cảm là một nhóm các triệu chứng
phản ánh tâm trạng buồn rầu quá mức bình thường.
Cụ thể hơn, sự buồn rầu của trầm cảm được mô tả
bởi cường độ cao hơn và kéo dài hơn và bởi triệu
chứng nặng hơn và suy giảm chức năng hơn mức
bình thường.

• Các triệu chứng trầm cảm được mô tả không chỉ
bởi sự tiêu cực trong suy nghĩ, tính khí, và cách cư
xử, mà còn bởi những thay đổi rõ rệt các chức năng
cơ thể (ăn, ngủ, hoạt động tình dục). Các thay đổi
chức năng thường được gọi là các dấu hiệu thần kinh
thực vật.

• Rối loạn trầm cảm là một vấn đề sức khỏe cộng
đồng lớn. Năm 1990, trầm cảm làm Hoa Kỳ tốn kém
43 tỷ USD cho các tổn phí trực tiếp như chi phí điều
trị và tổn phí gián tiếp như giảm năng suất hoặc vắng
mặt.

Trong một nghiên cứu y khoa lớn, trầm cảm gây ra
những vấn đề có ý nghĩa trên chức năng hơn là ảnh
hưởng bình thường của các bệnh như viêm khớp,

tăng huyết áp, bệnh phổi mãn tính và tiểu đường.

• Trầm cảm có thể tăng nguy cơ diễn tiến bệnh
mạch vành, HIV, hen phế quản, và vài bệnh nội khoa
khác. Hơn nữa, trầm cảm có thể làm tăng bệnh suất
và tử suất do những bệnh này.

Các triệu chứng điển hình của trầm cảm

• Khí sắc trầm cảm: Người bệnh hay than phiền rằng
mình cảm thấy buồn, chán nản, trống rỗng, vô vọng
hoặc "không còn tha thiết điều gì nữa".

• Mất hứng thú với bất kỳ hình thức hoạt động nào
mà trước đó họ rất thích như hoạt động tình dục, sở
thích các công việc hàng ngày.

• Ăn mất ngon: khoảng 70% có triệu chứng này và
kèm theo sụt cân.

• Rối loạn giấc ngủ: khoảng 80% bệnh nhân than
phiền có một loại rối loạn nào đó của giấc ngủ.

• Rối loạn tâm thần vận động: khoảng 50% bệnh
nhân trở nên chậm chạp, trì trệ.

• Mất sinh lực: hầu hết biểu hiện mệt mỏi mặc dù
không làm gì nhiều, đa số bệnh nhân mô tả cảm giác
cạn kiệt sức lực.


• Mặc cảm tự ti và ý tưởng bị tội: đánh giá thấp bản
thân, thường tự trách mình và khuyếch đại các lỗi lầm
nhỏ nhặt của mình. Nặng hơn có thể đi đến hoang
tưởng thậm chí có cả ảo giác.

• Thiếu quyết đoán và tập trung giảm: 50% bệnh
nhân than phiền suy nghĩ của mình quá chậm, tập
trung kém và rất đãng trí. Ứng xử trở nên lúng túng
do họ không thể đưa ra các quyết định.

• Ý tưởng tự sát: nghĩ về cái chết, 1% bệnh nhân
trầm cảm tự sát trong vòng 12 tháng kể từ khi phát
bệnh; với các trường hợp tái diễn 15% chết do tự sát.

• Lo âu: căng thẳng nội tâm, lo sợ, đánh trống ngực,
mạch nhanh, cồn cào bao tử. Các triệu chứng lo âu
và trầm cảm đi kèm và đôi khi rất khó phân biệt.

• Triệu chứng cơ thể: đau đầu, đau lưng, chuột rút,
buồn nôn, táo bón, thở nhanh, thở sâu, đau ngực.
Thường các triệu chứng này làm bệnh nhân trầm
cảm đến với các cơ sở khám bệnh đa khoa thay vì
tâm thần.

• Các triệu chứng thường gặp như bồn chồn, kích
thích, khó ngủ, mệt mỏi và những than phiền về cơ
thể. Cảm xúc không ưa trẻ hay nghi ngờ trẻ cũng là
những triệu chứng thường gặp và là triệu chứng phổ
biến ở những phụ nữ bị trầm cảm.


Điều trị

Trầm cảm sau sinh có thể điều trị bằng thuốc và qua
sự giúp đỡ, hướng dẫn, tư vấn về tâm lý từ thầy
thuốc và những người thân. Nhiều bà mẹ thường
biểu hiện những triệu chứng trầm cảm kéo dài nhiều
tháng trước khi bắt đầu điều trị. Mặc dù những triệu
chứng trầm cảm có thể tự khỏi, nhưng nhiều bà mẹ
vẫn còn trầm cảm đến một năm sau khi sinh con.

Trầm cảm thường được nhận biết đầu tiên trong lần
đầu khám bệnh, không phải trong phòng khám sức
khỏe tâm thần. Hơn nữa, bệnh thường được che đậy
bởi những biểu hiện khác nhau, dù nguyên nhân trầm
cảm thường khó chẩn đoán. Mặc dù bằng chứng
nghiên cứu rõ ràng và có hướng dẫn lâm sàng cho
điều trị, trầm cảm thường khó điều trị. Hy vọng rằng,
tình trạng này có thể thay đổi tốt hơn.

Để khỏi hoàn toàn rối loạn tính khí, bất chấp có yếu tố
thúc đẩy, việc điều trị bằng thuốc và/ hoặc liệu pháp
choáng điện và liệu pháp tâm lý là cần thiết.

×