Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nguyên tắc phục hồi sức khỏe sau sinh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.77 KB, 5 trang )

Nguyên tắc phục hồi sức khỏe sau sinh


Qua quá trình mang thai và sinh nở, sự tiêu hao sức khỏe và năng
lượng của sản phụ là rất lớn, vì vậy, trong thời kỳ mang thai cũng như thời
kỳ nghỉ sinh, việc chăm sóc ăn uống cho sản phụ là điều không thể xem
thường, một là bổ sung sự tiêu hao năng lượng, hai là bổ sung đủ dinh dưỡng
cần thiết để người mẹ tiết ra đủ sữa nuôi con.
Cần đảm bảo những chất dinh dưỡng tối thiểu

Protein (đạm): thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại gia cầm như gà, vịt đều
chứa rất nhiều protein động vật. Các loại sản phẩm từ đậu như đậu hũ đều chứa
một lượng lớn protein thực vật.
Chất béo: các loại thịt và mỡ động vật chứa nhiều chất béo động vật. Các
loại đậu phộng, mè... chứa nhiều chất béo thực vật.
Chất đường: tất cả các loại thực phẩm như: gạo, mì, bắp, kê, khoai lang,
khoai tây, hạt dẻ, sen, mật ong đều có chứa một hàm lượng lớn đường.
Chất khoáng: trong rau cải, tảo, rau cần, cà rốt, hẹ, rau diếp và cải trắng có
nhiều phốt pho. Tảo biển, cá biển có chứa nhiều iod.
Vitamin: gồm các loại vitamin A và D có nhiều trong dầu gan cá, trứng và
sữa, rau dền, rau diếp, bó xôi… Vitamin nhóm B có nhiều trong kê, bắp, gạo lức,
bột mạch, đậu các loại… Vitamin C có nhiều trong các loại rau tươi, cam quýt,
dâu tây, chanh, nho, táo, cà chua...

Một số nguyên tắc để phục hồi sức khỏe sau sinh

Ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là thức ăn có chứa nhiều
protein, canxi, sắt như: thịt bò, trứng, sữa, gan và thận động vật. Các sản phẩm từ
đậu có thể nấu canh với xương heo, giò heo là những thức ăn có hàm lượng canxi
rất cao.
Phối hợp ăn uống hợp lý. Dinh dưỡng của sản phụ phải toàn diện, không


thể ăn theo ý thích của mình, cũng không phải ăn nhiều quá một loại thực phẩm.
Trong các bữa ăn chính phải có thức ăn thô như: cơm, bắp, tiểu mạch, khoai để
đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, trái cây, rau cải cũng rất có ích cho sản phụ
nhằm cung cấp đủ vitamin và thúc đẩy vú tiết sữa bình thường. Vì vậy, nên tập
thói quen ăn trái cây sau mỗi bữa ăn, các loại như táo, quýt, lê…
Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và ít kích thích. Tránh táo bón, vì nếu để
táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa tử cung.
Không kiêng cữ một cách quá mù quáng. Thời kỳ cho con bú, dinh dưỡng
phải đủ về mọi mặt mới đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân và cung cấp đầy đủ dinh
dưỡng cho trẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Ăn uống hợp vệ sinh. 5-7 ngày sau khi sinh nên ăn những thức ăn mềm như
cơm nát, cháo. Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ như thịt gà (có da), giò heo... Sau
7 ngày có thể ăn các món như cá, thịt, trứng gà nhưng không nên ăn quá no trong
vòng một tháng sau khi sinh, mà nên ăn làm nhiều bữa trong ngày.

Không nên ăn những thức ăn cay nóng vì dễ làm cho sản phụ bốc hỏa và có
thể ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, làm cho trẻ bị nóng trong người. Vì vậy tránh ăn
hành, ớt, hồi hương, hẹ, rượu...

Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổn thương dạ dày, ảnh
hưởng đến chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, thức ăn sống lạnh dễ tạo máu bầm làm
đau bụng sau khi sinh.

Ngoài 3 bữa chính, sản phụ nên ăn nhiều bữa phụ với các loại thực phẩm dễ
tiêu như: mì, hoành thánh, cháo để tăng lượng sữa.

Trên cơ sở các nguyên tắc đó, bạn có thể lựa chọn các loại thực đơn phù
hợp cho mình, nhằm đảm bảo sự hồi phục sức khỏe sau khi sinh và chất lượng sữa
cho trẻ tốt nhất.


×