Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Không nên dùng một loại tã lót cho bé potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.55 KB, 6 trang )

Không nên dùng một loại tã lót
cho bé

Với những bà mẹ lần đầu sinh
con thì không phải ai cũng
biết cách sử dụng tã lót cho
bé đúng cách. Dưới đây là
một số cách dùng giúp bé
khỏe mạnh và thoải mái.
Nguyên nhân khiến bé bị hăm
là do tã giấy?

Tã giấy thấm ướt tốt hơn và giữ
khô ráo sạch sẽ hơn, tiện dụng khi đi ra ngoài. Tã vải
thông thoáng hơn và thay đổi thường xuyên hơn, ít
tốn kém hơn. Dù dùng tã giấy hay tã vải, điều quan
trọng là nên thay tã thường xuyên khi tã ướt và giữ
cho vùng da mặc tã luôn khô ráo. Nhiều người đã và


đang cho con dùng tã vải nói rằng con họ vẫn bị hăm.
Vết hăm hình thành do da của bé bị ẩm ướt trong một
thời gian dài, thiếu sự lưu thông của không khí, hơi
nóng ẩm không thoát được ra ngoài là điều kiện lý
tưởng để vi khuẩn trong nước tiểu phát triển trên da
của bé.
Chỉ cần dùng một loại tã cho bé là đủ?

Không phải tự nhiên mà các nhà sản xuất tã có tiếng
trên thị trường lại phân loại tã cho bé. Các nghiên
cứu đã chỉ ra rằng dùng một loại tã duy nhất cho bé


trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, thời tiết là không hợp
lý. Mùa hè, thời tiết nóng và bé ra nhiều mồ hôi, bạn
nên chọn cho bé loại tã siêu mỏng, nhẹ và thoáng
mát, giúp bé thoải mái vui chơi, vận động. Khi trời mát
mẻ hay lúc bé ngủ, bạn nên chọn loại tã siêu thấm
với khả năng thấm hút nhiều và nhanh cho bé yêu
ngủ ngon và thẳng giấc.
Tã giấy chỉ cần thấm hút được nhiều là tốt?

Ngày nay, các bà mẹ hiện đại được trang bị đầy đủ
kiến thức chăm sóc trẻ đều hiểu rằng, bé yêu “cần
nhiều hơn bạn tưởng”. Bên cạnh tiêu chí “cổ điển”
như thấm hút tốt, bé cần một loại tã có tác dụng
chống hăm với tinh chất thảo mộc như trà xanh,
khuynh diệp bảo vệ làn da bé, loại tã có bề mặt mềm
mại và mặt đáy biết thở. Bạn cũng nên nhớ, hãy chọn
cho bé loại tã có thương hiệu của những nhà sản
xuất có tiếng trên thị trường, được nhiều người biết
đến và tin dùng.

Có phải mặt đáy loại tã nào cũng giống nhau?

Thực tế thì có nhiều loại mặt đáy khác nhau : mặt đáy
nilon, mặt đáy dạng vải, và mặt đáy biết thở dạng vải
(còn gọi là mặt đáy thoát ẩm)…Trong đó mặt đáy
thoát ẩm được làm từ nguyên liệu cao cấp sử dụng
công nghệ thoát ẩm “Moisture Release” không chỉ
cho phép không khí lưu thông mà còn giúp đẩy hơi
nóng ẩm ra ngoài qua mặt đáy tã. Sử dụng loại tã này
giúp bé yêu khô thoáng, không bị hăm và bảo vệ tốt

nhất cho sức khỏe của bé.
Một số chú ý khác với tã lót cho trẻ

- Không nên chần chừ thay tã khi trẻ đi tiểu, đi ngoài
vì vi khuẩn trong phân có thể làm cho urea trong
nước tiểu phân giải, sản sinh ra ammonia làm kích
thích da trẻ, gây viêm. Không nên thắt thêm đai buộc
ngoài tã lót vì như thế càng tạo điều kiện cho vi khuẩn
tác động vào da hơn.

- Không nên lau chùi da trẻ qua loa khi thay tã. Chú ý
lau xung quanh bộ phận sinh dục ngoài trước, rồi lau
quanh hậu môn. Đặc biệt ở bé gái, niệu đạo và âm
đạo về cơ bản không có vi khuẩn, song vi khuẩn ở
cửa hậu môn có thể lây sang, gây viêm nhiễm.

- Không nên giặt tã lót qua loa. Sau khi giặt sạch
xong, cần ngâm tã vào nước sôi để sát trùng, sau đó
giũ lại nhiều để tránh các chất kiềm còn đọng lại dễ
gây kích thích da. Sau khi phơi tã khô ngoài nắng
phải để nguội mới dùng.

- Không nên dùng vải mới và vải nhuộm màu sẫm
làm tã lót. Vải thô mới dễ làm sây sát da còn vải sẫm
màu dễ gây viêm da. Tốt nhất là dùng vải sợi bông
cũ, màu trắng, dễ thấm nước làm tã.

- Không nên đặt thêm đệm lót vải nilon trên tã lót.
Không ít bà mẹ thêm đệm nilon để phòng phân và
nước tiểu của bé thấm vào chăn bông, quần áo. Thực

tế, việc này càng dễ sinh ammonia, gây dị ứng đỏ
mông của trẻ, làm da bẹn bị ẩm ướt hơn, gây nhiễm
khuẩn nấm.

Cách thay tã cho bé nhanh gọn

Bước 1 : Trước khi thay tã cần chuẩn bị các dụng cụ
cần thiết như: nước ấm, bông gòn, giấy vệ sinh mềm,
tã lót mới…
Bước 2 : Đặt bé nằm ngữa, tháo băng dính hai bên
hông tã lót, cầm hai chân bé bằng haingón tay của
bàn tay trái, nâng nhẹ mông, tay phải nắm tã lót ra
ngoài.
Bước 3 : Nếu thay tã khi trẻ đi tiểu làm ướt tã lót,
dùng bông ướt, gạc ướt hoặc khăn mềm ướt lau sạch
bộ phận sinh dục, mông của bé. Chú ý một bé gái cần
lau theo hướng từ trước ra sau hậu môn, làm như
vậy tránh được vi khuẩn không lây lan từ đường hậu
môn sang đường tiểu kế tiếp dùng khăn mềm lau
khô, nếu trẻ đi tiêu cần rửa sạch bằng nước ấm có xà
phòng, lau khô da.

×