Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giúp trẻ bỏ thói quen ngậm tay pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.92 KB, 3 trang )

Giúp trẻ bỏ thói quen
ngậm tay


Rất nhiều trẻ thường có
thói quen xấu là ngậm,
mút ngón tay. Thói quen
này khiến không những
mất vệ sinh với trẻ mà
còn có thể gây cho trẻ
những tổn thương Do
vậy, các bậc phụ huynh
cần phải ngăn chặn và
giúp trẻ từ bỏ thói quen
xấu này.

Ngay từ những tháng đầu đời, trẻ đã có bản năng đưa tay

\
lên miệng, thậm chí bất cứ cái gì có thể, vì đó đơn giản chỉ
là phản xạ tự nhiên và dần dần, phản xạ này sẽ giảm. Tuy
nhiên, nếu trẻ không có xu hướng giảm việc ngậm mút
ngón tay và các đồ vật, mà còn thường xuyên hơn, bạn cần
phải có biện pháp ngăn chặn thói quen xấu này của chúng.

Mút tay gây ảnh hưởng sức khoẻ bé?

Trẻ mút tay thường xuyên sẽ gây mất vệ sinh, không đẹp
mắt và nếu mút tay thường xuyên trong thời gian dài còn có
thể gây biến đổi và tổn thương một số vùng ở răng, lợi và
miệng của bé. Đôi khi sự ảnh hưởng là các ngón tay bị mút


teo lại

Làm thế nào để giép trẻ từ bỏ thói quen mút tay?

Từ khi trẻ bắt đầu hình thành thói quen, cha mẹ cần phải
ngăn chặn ngay bằng cách để ý xem những lúc chúng đưa
tay vào miệng, bạn phải chỉ bảo và làm cho chúng rời
"chiếc tay" khỏi miệng. Nếu để một vài lần chúng cho tay
vào miệng, chúng sẽ hình thàn thói quen ngay lập tức.

Trẻ cần được thường xuyên vệ sinh tay bằng việc chải sạch
móng, cắt tỉa móng tay chân gọn gàng. Người lớn không
nên cho trẻ tiếp xúc với những đồ vật mất vệ sinh , không
để móng tay trẻ dài và bị xước, vì đây là một lý do khiến
trẻ dễ đưa tay lên miệng để cắn những chiếc móng mất vệ
sinh.

Đồng thời, bạn nên hạn chế thời gian và không gian nơi trẻ
có thể mút tay. Hãy giải thích cho trẻ hiểu về những tác hại
của thói quen không tốt này.

Cuối cùng, bạn cũng nên đưa ra những phần thưởng thích
hợp để giúp chúng từ bỏ thói quen mút ngậm ngón tay.

×