Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu 9 “thông cáo khẩn” về thói quen ăn uống pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.43 KB, 8 trang )

9 “thông cáo khẩn” về thói quen ăn uống


Ăn uống là chuyện hằng ngày và vì thế cũng nảy sinh
bao hiểu sai không dễ nhận ra.

1. Không ăn bữa sáng

Rất nhiều người có thói quen không ăn sáng. Đây là một
thói quen gây ra rất nhiều nguy hại cho cơ thể.

Bữa sáng rất quan trọng cho cơ thể.

Khi bắt đầu một ngày mới ăn một bữa sáng mạnh khỏe
không chỉ là "nạp" năng lượng mà còn hỗ trợ trí tuệ, giúp
sáng suốt trong suốt một ngày làm việc.

Ăn bữa sáng còn giúp giảm lượng thực phẩm đưa vào cơ
thể trong ngày và những cơn thèm bất chợt sẽ ít ghé thăm.

Bữa sáng hoàn hảo là ăn một bát ngũ cốc hoặc lúa mạch và
một cốc phô-mai có hàm lượng chất béo thấp hoặc ăn một
hai quả trứng luộc cùng với bánh mỳ, đương nhiên cũng
cần phải phối hợp với một ít rau xanh và hoa quả tươi.

2. Ăn trước khi ngủ

Nếu muốn có một giấc mơ đẹp thì trước khi ngủ không nên
ăn bất cứ cái gì. Mặc dù cho tới nay chưa có một nghiên
cứu cụ nào chứng minh rằng ăn trước khi ngủ sẽ dẫn đến
béo phì nhưng nêu trong vòng 3 tiếng trước khi ngủ ăn quá


nhiều thức ăn hoặc ăn những thức ăn tanh, cay, thức ăn
hàm lượng chất béo cao và thực phẩm nhiều cafein thì chất
lượng giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng, liên đới tới cả ngày hôm
sau.

Nếu trước khi ngủ mà cảm thấy đói thì chỉ nên ăn một ít
hoa quả tươi hoặc uống một cốc sữa nhỏ. Ngoài ra không
nên vừa xem vô tuyến vừa ăn.

3. “Tham ăn tham uống”

Nếu “tham ăn” rau cần, rau cải cúc, đậu phụ…thì rất đáng
hoan nghênh nhưng nếu chỉ khoái khẩu những món ăn béo
ngậy như khoai tây chiên, bánh quy bơ... thì cơ thể lại dễ
phát phì.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mỗi ngày nên ăn 5-6
bữa, mỗi bữa không cần nhiều sẽ tốt hơn là một ngày ăn 3
bữa vì như thế không những có thể khống chế lượng thực
phẩm "nạp" vào cơ thể mà còn có thể tạo ra sinh lực cho cơ
thể nhờ sự trao đổi chất cũ mới luôn duy trì được ở mức độ
cao.

Nên ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

4. Khi đói mà không ăn

Rất nhiều người nghĩ rằng nhịn đói sẽ có thể giảm béo
nhưng sự thật lại ngược lại. Nếu đói mà không ăn sẽ khiến
cơ thể tăng cường dự trữ chất béo ngay khi thực phẩm được

đưa vào vì nó "sợ" sẽ lại bị nhịn đói... kết quả là lượng chất
béo trong cơ thể sẽ tích lũy ngày càng nhiều.

Cách tốt nhất là nên chọn hoa quả, rau xanh, lương thực thô
và 1 ít thịt cá trong mỗi bữa ăn. Phương pháp tốt nhất để
giảm béo là ăn uống và tập luyện đều đặn, khoa học, hợp
lý, tuyệt đối không nên thông qua “tranh đoạt” nhiệt lượng
và dinh dưỡng trong cơ thể vì mục đích giảm béo.

5. Vừa ăn vừa làm việc

Vừa ăn vừa làm việc hay xem tivi sẽ khiến não bộ bị "đánh
lừa" chẳng biết là mình đã ăn bao nhiêu, kết quả là "vượt
ngưỡng lúc nào không biết". Lâu dài, cơ thể sẽ dễ béo phì.

6. Ăn quá nhanh

Khi nhịp sống hiện đại không ngừng tăng, ảnh hưởng tới cả
tốc độ ăn uống thì hãy "stop" bởi vì ăn quá nhanh không có
lợi gì cho cơ thể.

Về thẩm mỹ, người khác nhìn vào sẽ thấy “không văn
minh”, bản thân thì "phát triển bề ngang" vì não bộ không
kịp "phản ứng" vì nó cần ít nhất 20 phút để truyền xong tín
hiệu.

×