Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Làm gì khi trẻ có thói quen bú ngón tay? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.79 KB, 6 trang )

Làm gì khi trẻ có thói quen
bú ngón tay?




Ngay khi bạn lơ là, bé sẽ lại say sưa với "món ngón tay"!

Bú ngón tay là một trong những thói quen xấu
nhưng lại phổ biến hàng đầu ở trẻ em. Nhiều phụ
huynh còn cho rằng điều này là bình thường, là
sự phát triển tự nhiên của con trẻ nhưng sự thật
thì hoàn toàn ngược lại, bú ngón tay là thói quen
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vệ sinh của
con bạn. Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ hiểu rõ
điều này nhưng lại không biết làm cách nào để
con mình từ bỏ niềm say mê kỳ lạ ấy.

Bú tay có ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh
thần của một đứa trẻ. Về thể chất, thói quen bú tay có
thể làm cong hoặc lệch răng hàm của bé gây nên
những dị dạng hoặc nhiễm trùng ngón tay. Về tinh
thần, mút ngón tay được xem là biểu hiện của sự
thiếu tự tin, hay xấu hổ và có thể khiến trẻ bị chọc
ghẹo bởi bạn bè trang lứa, nhất là khi bạn không
giúp con từ bỏ thói quen xấu này trước khi đến
trường.


Có thể, trẻ sẽ tỏ ra vâng lời trong những lúc bạn ở
bên cạnh, nhưng bạn không thể đặt camera để theo


dõi con mình 24/24h để biết bé có bú tay hay không.
Bài viết này sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ những
phương pháp thông minh và hiệu quả nhất trong việc
phá vỡ thói quen bú tay ở con mình.

1. Cha mẹ phải làm gì?

Thật sự, có nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ
một thói quen xấu. Cha mẹ chính là người hiểu con
mình rõ nhất, hãy tham khảo nhiều ý tưởng và chọn
ra một hoặc hai phương pháp mà bạn cho là hiệu quả
nhất để áp dụng cho mình. Bạn cũng có thể thử qua
nhiều cách khác nhau để xem cách nào là hiệu quả
nhất đối với con bạn. Nhưng các bậc cha mẹ cũng
nên biết rằng việc phá bỏ thói quen của một đứa trẻ
là điều không hề dễ dàng và cần rất nhiều thời gian.

Nâng cao nhận thức của bé

Thỉnh thoảng chính các bé cũng không ý thức được
rằng mình đang bú ngón tay hay cắn móng tay. Nó
trở nên quen thuộc đến nỗi bé cho rằng đó là điều tự
nhiên và rất bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng nên
chú ý tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao trẻ có tật xấu
này. Căng thẳng và buồn chán là hai trong số nhiều
nguyên nhân khiến trẻ cắn móng tay thường xuyên
và hầu như chính trẻ cũng không biết rằng mình đang
thực hiện điều đó. Tốt nhất, bạn nên nhắc nhở khi bắt
gặp trẻ đang bú ngón tay hoặc cắn móng tay để trẻ
dừng lại và ý thức rằng mình đang thực hiện một thói

quen xấu.

Cắt ngang khi trẻ đang “cao hứng” với thói quen xấu
của mình

Hãy tìm mọi cách để cắt ngang hành động bú tay của
trẻ. Sự la mắng hay cấm đoán không phải là một giải
pháp hay. Cách khéo léo nhất là bạn hãy lôi cuốn trẻ
vào những điều quan tâm khác như cùng tham gia
một trò chơi, cùng đọc một quyển sách. Có hàng trăm
điều cha mẹ có thể áp dụng để làm phân tâm một
đứa bé đang say sưa bú tay hoặc cắn móng tay.
Không cần đợi đến khi trẻ thực hiện thói quen xấu
của mình bạn mới ra tay. Ngay khi nhìn thấy dấu hiệu
con mình đang muốn bú tay hoặc chuẩn bị cắn móng
tay thì hãy lập tức ngăn chặn bằng nhiều điều thú vị
khác để bé tạm “quên” tật xấu này. Nếu bạn áp dụng
nguyên tắc này thường xuyên và kịp thời, bé sẽ dần
quên và loại bỏ hẳn tật xấu của mình.

Để “dụ’ con hiệu quả hơn, bạn nên sáng tạo và áp
dụng nhiều “chiêu thức” khác nhau với mục đích lôi
cuốn sự tập trung của trẻ.

2. Khen thưởng và nhất quán

Trẻ nhỏ thường có ý thức cao về các phần thưởng
khi mình hoàn thành tốt một điều gì đó. Đây là sự
động viên cần thiết nhằm khuyến khích trẻ luôn cố
gắng hơn trong mọi việc. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi

chưa đi mẫu giáo thường không hiểu được giá trị của
các món quà, đôi khi một cây kẹo mút lại khiến bé
thích thú hơn cả một bộ quần áo đẹp, hãy cân nhắc
và chọn những món quà phù hợp với con bạn và
đừng quên nói cho trẻ biết vì sao trẻ được khen
thưởng.

Việc tìm cách phá vỡ thói quen bú ngón tay của trẻ có
thể sẽ mang lại không ít khó khăn cho các bậc cha
mẹ bởi không có thói quen nào là dễ từ bỏ cả, nhất là
khi thói quen ấy đã trở nên quen thuộc và tự nhiên.
Trẻ sẽ bực bội, giận dữ và thậm chí là khóc lóc khi
thói quen đầy hứng thú này bị ngăn cấm. Nhiều cha
mẹ vì quá thương hay nuông chiều con mà đã bỏ
cuộc. Nhưng bạn hãy kiên quyết và kiên trì giúp con
từ bỏ thói quen xấu này. Khó khăn sẽ đến từ phía con
trẻ và cả từ chính bạn, hãy cố gắng vượt qua để
khẳng định mình là một phụ huynh tốt.

×