Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH THIẾU VITAMIN A Ở TRẺ EM (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.73 KB, 5 trang )

BỆNH THIẾU VITAMIN A Ở TRẺ EM
(Kỳ 1)
Bộ môn Nhi
Trường Đại học Y dược Huế

Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A là một bệnh thiếu dinh dưỡng thường
gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Là nguyên nhân chính gây mù lòa cho trẻ em trước đây và
hiện nay vẫn là mối đe dọa lớn cho trẻ em các nước đặc biệt là các nước đang phát
triển. Đây là bệnh có tính chất xã hội liên quan đến tình trạng vệ sinh, chế độ ăn
của trẻ em.
1. Chuyển hóa và vai trò sinh lý của vitamin A trong cơ thể:
1.1. Nguồn cung cấp vitamin A:
Vitamin A có trong thức ăn từ 2 nguồn:
- Retinol: chỉ có trong thức ăn động vật đặc biệt là gan cá thu, sữa, trứng, dễ
hấp thu.
- Thức ăn thực vật có nhiều tiền vitamin A (sắc tố carotenoide), khi vào cơ
thể chuyển thành vitamin A. Khó hấp thu hơn 6 lần so với Retinol. Trong nhóm
này thì carotene có hoạt tính sinh học gấp 2 lần các carotenoide khác. Các rau
màu xanh đậm, các loại củ, quả màu da cam có chứa nhiều carotene: rau ngót, cà
chua, cà rốt.
Vitamin A và các carotenoide rất nhạy cảm với oxy trong không khí và ánh
sáng, bền vững với nhiệt độ vừa phải, tan trong chất béo, không tan trong nước,
tích lũy trong tế bào mỡ của gan nhưng trong thịt và mỡ gia súc thì không đáng
kể.
1.2. Chuyển hóa vitamin A:
Vitamin A được hấp thu qua ruột non nhờ mỡ, muối mật, và dịch tụy. Phần
lớn vitamin A được vận chuyển tới gan và tích lũy ở gan dưới dạng ester trong các
tế bào mỡ. Khoảng 80% vitamin A trong thức ăn được hấp thu trong đó 60% tích
lũy ở gan, 40% nhanh chóng chuyển hoá và bài tiết theo phân và nước tiểu. Ở
người bình thường dự trữ ở gan chiếm khoảng 90% lượng vitamin A trong cơ thể.
Khi ra khỏi gan, ester retinin thủy phân thành retinol, kết hợp với một protein đặc


hiệu: protein gắn retinol (retinol binding protein: RBP). RBP được tổng hợp ở gan
và chỉ giải phóng vào máu dưới dạng kết hợp RBP-Retinol. RBP vận chuyển
retinol từ gan tới các cơ quan đích. Khi thiếu vitamin A, giải phóng RBP bị ức
chế, retinol và RBP trong huyết thanh bị giảm. Thiếu kẽm có liên quan đến chuyển
hóa vitamin A và cản trở sự oxy hóa ở võng mạc.
1.3. Vai trò của vitamin A trong cơ thể:
- Vitamin A có tác dụng góp phần trong quá trình tăng trưởng. Thiếu
vitamin A sẽ làm cho trẻ chậm lớn.
- Ở mắt, vitamin A kết hợp với một protein để tổng hợp Rhodopsin cần cho
sự nhìn khi thiếu ánh sáng. Do đó biểu hiện sớm của bệnh là quáng gà: giảm khả
năng nhìn trong bóng tối.
- Vitamin A cần thiết cho quá trình biệt hoá các tổ chức biểu mô, khi thiếu
vitamin A sự sản xuất các niêm dịch bị giảm, da khô và sừng hoá các niêm mạc
phế quản, dạ dày, ruột… Biểu mô giác mạc, kết mạc và và ống dẫn các tuyến lệ bị
sừng hoá dẫn đến bệnh khô mắt. Từ kết mạc, sự sừng hóa lan sang giác mạc gây ra
nhuyễn giác mạc.
- Vitamin A tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch. Tỷ lệ mắc bệnh ỉa
chảy, và viêm đường hô hấp ở trẻ thiếu vitamin A nhiều hơn ở trẻ bình thường. Vì
thế người ta gọi vitamin A là vitamin chống nhiễm khuẩn.
- Phòng ngừa ung thư nhưng chưa rõ ràng.
1.4. Nhu cầu viatamin A: Thay đổi theo lứa tuổi và giới hoặc tình trạng của
phụ nữ.
Đối với trẻ < 1 tuổi là 300 g/ngày.
Phụ nữ cho con bú nhu cầu cao nhất là 850 g/ngày.
Trong cơ thể, cứ 2 g Caroten cho 1g Retinol. Sự hấp thu Caroten ở ruột non
không hoàn toàn, khoảng 1/3. Như vậy cần có 6g Caroten để có 1g Retinol; đối
với các Carotenoid khác là 12g.
1 đơn vị quốc tế (UI) tương đương 0,3g Retinol kết tinh.
2. Dịch tễ học:
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) hàng năm có trên 500.000 trẻ em

bị mù do thiếu vitamin A và 2/3 số đó đã chết. Ngoài ra có 6 - 7 triệu trẻ em bị
thiếu vitamin A ở mức độ nhẹ và vừa, số trẻ này thường dễ mắc các bệnh nhiễm
khuẩn hô hấp, ỉa chảy.
- Ở nước ta bệnh lưu hành ở tất cả các địa phương, nhất là nơi có nền kinh
tế kém và là bệnh có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Năm 1988: trẻ < 5 tuổi bị mắc
bệnh là 0,78%, trong đó tổn thương giác mạc là 0,07% và sẹo giác mạc là 0,12%
cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn của TCYTTG (0,05%). Hầu hết các trường hợp
khô, nhuyễn giác mạc hoạt tính gặp ở trẻ 12 - 36 tháng. Trẻ 25 - 36 tháng mắc
bệnh nhiều nhất với biểu hiệu lâm sàng nặng nhất.
- Từ năm 1995-2000, nhờ chương trình phủ vitamin A toàn quốc, chúng ta
đã đẩy lùi được bệnh mù dinh dưỡng mà trước đây có khoảng 5 - 7 ngàn trẻ bị đe
doạ mù vĩnh viễn do thiếu vitamin A. Tỷ lệ khô loét giác mạc hoạt tính dẫn tới
mù loà từ chỗ 7 lần cao hơn so với ngưỡng quy định của TCYTTG, nay giảm
xuống thấp hơn mức có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Hiện nay, thiếu vitamin A
thể tiền lâm sàng vẫn còn cao (10,8% ở trẻ em và trên 30% ở bà mẹ cho con bú).
- Khi thiếu vitamin A trẻ rất dễ mắc bệnh nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm
khuẩn hô hấp và ỉa chảy. Khi bị bệnh có kèm thiếu vitamin A tỷ lệ tử vong tăng
cao. Nhóm có quáng gà tử vong gấp 3 lần; có vệt Bitot gấp 7 lần; có cả 2 triệu
chứng gấp 9 lần.
- Tử vong do thiếu viamin A cao gấp 4 lần và đặc biệt 10 - 12 lần ở trẻ 1 - 3
tuổi.

×