HÌNH SỰ
Đề số 1:
Câu 1: Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp? Cho ví dụ.
Lỗi cố ý trực tiếp
Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Hậu quả của
hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn
phù hợp với mục đích, phù hợp với mong muốn của người
đó.
Ví dụ: A dùng dao đâm chết B và mong muốn người đó chết.
Hậu quả xảy là B chết và đúng như mong muốn của A.
Lỗi cố ý gián tiếp
Người phạm tội không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho
xã hội xảy ra. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà người phạm
tội đã thấy trước không phù hợp với mục đích của họ. Người
phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là nhằm
mục đích khác. Để đạt được mục đích này mà người phạm tội
đã chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của
mình có thể gây ra. Người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp tuy
không mong muốn nhưng có ý thức để mặc đối với hậu quả
nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình mà họ đã thấy
trước.
Ví dụ: A dùng dao dâm B với mong muốn làm B bị thương,
tuy nhiên do B cố né tránh nên dao đâm trúng chỗ hiểm. Hậu
quả B chết, hậu quả này ngoài ý muốn ban đầu của A.
Câu 2: Tại sao người tổ chức trong đồng phạm được coi là người có vai trò nguy hiểm nhất?
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm (khoản 2 điều 20 BLHS).
- Người chủ mưu là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm. Chủ mưu có thể trực tiếp
điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể không.
- Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao
trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm.
- Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.
Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác, người tổ chức là người giữ vai trò thành lập nhóm đồng phạm hoặc
điều khiển hoạt động của nhóm đó. Người thành lập là người đã đề xướng việc thiết lập nhóm đồng phạm hoặc chỉ là người
đã thực hiện việc đề xướng đó như rủ rê, lôi kéo người khác tham gia vào nhóm đồng phạm, thiết lập các mối lien hệ tổ chức
giữa những người đồng phạm với nhau…
Những người điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm như:
- Những người giữ vai trò điều khiển hoạt động chung của toàn nhóm như vạch phương hướng hoạt động, vạch các kế
hoạch thực hiện, phân công vai trò, nhiệm vụ cho những người đồng phạm khác.
- Những người chỉ giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện vụ việc phạm tội cụ thể của nhóm đồng phạm.
Với vai trò như vậy, người tổ chức luôn được coi là người có hành vi nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm.
Câu 3: Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a. Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác có thể bị coi là tình tiết tăng nặng
tội.
Sai. Theo khoản 1 điều 48 bộ luật hình sự thì đây không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
b. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội bức tử.
Sai. Tội bức tử được nêu ở điều 100 BLHS. Để xác định đúng tội phạm thì về phía người bị hại phải là người lệ thuộc vào
người phạm tội, tức là họ phải dựa vào người phạm tội trong cuộc sống về các mặt vật chất và tinh thần. Mặt khác, nạn nhân
phải là người tự tước đoạt tính mạng của mình và nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát phải là do hành vi của người
phạm tội gây ra. Tuy nhiên, chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là tội phạm hoàn thành và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với tội danh này, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt.
c. Người chưa thành niên phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tiền.
Đúng. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với người chưa thành niên mà phạm tội. Tuy
nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình
thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội phải xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.
d. Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải là những tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý của chủ sở hữu hoặc
người có trách nhiệm.
Sai.
Câu 4: Đỗ Văn A bị tòa án xử phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài sản. A đã chấp hành xong án nhưng chưa được xóa án tích,
A lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp X với số tiền chiếm đoạt là 200 triệu. Hỏi:
Anh (chị) hãy cho biết trường hợp phạm tội này của A được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Giải thích rõ tại sao?
(Biết rằng khi phạm tội cướp giật tài sản, A chưa bị kết án về tội nào).
Theo khoản 3 điều 8 BLHS thì A bị xử phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài sản là tội ít nghiêm trọng. Theo điểm a, khoản 3
điều 139 BLHS thì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A bị phạt tù từ 7 đến 15 năm tù (tội rất nghiêm trọng).
Do vậy tổng hợp 2 điểm trên, theo khoản 1 điều điều 49 A được coi là tái phạm.
Câu 5: Hoàng Văn B bị tòa án xử phạt 2 năm tù nhưng được hưởng án treo về tội vi phạm các quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ (điều 202 khoản 1 BLHS), thời gian thử thách là 4 năm. Khi chỉ còn 1 năm thời gian thử
thách B lại bị tòa án xét xử về tội trộm cắp tài sản mà B thực hiện trước khi có bản án cho hưởng án treo. Hình phạt đối với B
về tội trộm cắp tài sản là 2 năm tù. Hỏi:
a. Khi xét xử lần này, tòa án có thể tổng hợp hình phạt đối với B không? Tại sao?
b. Tòa án có thể cho B được hưởng án treo một lần nữa không? Tại sao?
a. Khi xét xử lần này tòa án có thể tổng hợp hình phạt đối với B. Theo khoản 1 điều 51 BLHS thì trường hợp này tòa án
có thể tổng hợp hình phạt cho B theo điều 50 BLHS.
b. Theo khoản 5 điều 60 BLHS thì trường hợp này tòa án không thể cho B được hưởng án treo 1 lần nữa.
Đề số 5:
Câu 1: Phân tích dấu hiệu về MCQ và về MKQ của đồng phạm.
Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu:
- Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Hai người này phải có đủ điều
kiện của chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS. Dấu hiệu chủ thể đặc
biệt ko đòi hỏi fải có ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ đỏi hỏi ở một loại người đồng phạm là người thực
hành.
- Những người này phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý). Nghĩa là người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với
một trong bốn hành vi:
Hành vi thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người thực hành.
Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm. Người có hành vi này gọi là người tổ chức
Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này gọi là người xúi giục.
Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này gọi là người giúp sức.
Nếu ko có một trong những hành vi này thì ko thể coi là cùng thực hiện và do vậy cũng không thể là người đồng phạm được.
Trong đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng cũng có thể chỉ có một loại hành vi. Người đồng phạm có thể
tham gia với một loại hành vi nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia từ đầu nhưng
cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.
Bằng những hành vi cụ thể như vậy, những người tham gia vào vụ đồng phạm đều có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Những
hành vi đó được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau. Hành vi của mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho sự hoạt
động chung. Có thể tất cả những người đồng phạm đều cùng thực hiện tội phạm và tổng hợp những hành vi của họ tạo thành
hành vi phạm tội có đủ những dấu hiệu của CTTP nhất định. Nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc một số người trực tiếp thực
hiện tội phạm còn những người khác chỉ có hành vi góp phần vào việc thực hiện tội phạm. Hậu quả của tội phạm là kết qủa
chung do hoạt động của tất cả những người tham gia vào thực hiện tội phạm đưa lại. Giữa hành vi của mỗi người và hậu quả
của tội phạm đều có quan hệ nhân quả. Hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả còn hành
vi của những người khác thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả.
Câu 2: Những khẳng định sau đúng hay sai? Tại sao?
a. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi
chưa gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội.
Sai. Theo điều 202 BLHS thì những người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác mới
phải chịu trách nhiệm hình sự.
b. Người có hứa hẹn trước về che dấu tội phạm nhưng sau đó không thực hiện lời hứa hẹn thì không bị coi là hành vi
đồng phạm.
Sai. Theo khoản 2 điều 20 BLHS thì người có hứa hẹn trước về che dấu tội phạm là người giúp sức. Luật không đòi hỏi sự
hứa hẹn của người giúp sức phải được thực hiện khi sự thực hiện lời hứa là những việc làm xảy ra sau khi tội phạm đã thực
hiện xong.
c. Người đưa hối lộ mà tự thú, thật thà khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội và được trả lại toàn
bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Sai. Theo khoản 6 điều 289 thì Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được
miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ
d. Một người phạm tội có thể bị phạt tù có thời hạn đến 30 năm và có thể thực sự chấp hành hình phạt tù vượt quá 30
năm.
Sai. Theo điểm a khoản 1 điều 50 về tổng hợp hình phạt thì phạt tù có thời hạn chỉ với mức cao nhất là 30 năm.
e. Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm.
Đúng. Hành vi nào đó sở dĩ quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội.
Câu 3: Vào khoảng 12 giờ đêm, anh A là cán bộ dân phòng khi đi tuần tra ở đoạn đường vắng người qua lại thì gặp H đang
gánh một số tài sản mà H vừa trộm cắp được. Anh A yêu cầu H dừng lại để kiểm tra. H hạ gánh đồ vật xuống và cầm đòn
gánh vào ven đường. Khi A đang tập trung soi đèn pin để kiểm tra số đồ vật thì bất ngờ H dùng đòn gánh nhằm vào đầu A bổ
một nhát và ném đòn gánh xuống ven đường rồi bỏ chạy. Khi bị bắt H khai với công an: Tôi đánh anh A nhằm để trốn tránh
việc bị bắt giữ.
Với nội dung vụ án trên, ngoài tội trộm cắp tài sản anh (chị) hãy định tội danh cho hành vi của H với những tình huống sau
đây và giải thích rõ vì sao lại định tội như vậy:
a. Anh A bị chấn thương sọ não và tử vong sau 5 ngày cấp cứu.
b. Đòn gánh H đánh chỉ sượt qua đầu và trung vai anh A nên A chỉ bị thương tích với tỷ lệ 31%.
Đề số 2:
Câu 1: Phân tích lỗi vô ý phạm tội vì cẩu thả với sự kiện bất ngờ.? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2: Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn mọi TNHS.
Sai. Theo điều 19 BLHS người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu
hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
b. Người chuẩn bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139) thì không phải chịu TNHS.
Sai. Theo điều 17 của BLHS người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.
Theo khoản 3 điều 8 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 và khoản 2 sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự,
khoản 3, 4 sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
c. Người già, người tàn tật có thể là chủ thể của tội phạm.
Đúng. Theo khoản 2 điều 3 BLHS mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín
ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
d. Chỉ một số tội phạm cụ thể nhất định mới đòi hỏi chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt.
Đúng. Ví dụ chủ thể đặc biệt của tội hiếp dâm phải là nam giới, chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản phải là người có chức
vụ quyền hạn.
Câu 3: Với mục đích lấy tài sản của người khác, Trần Thanh H (32 tuôi, chưa có tiền án, tiền sự) giả là người đi lỡ độ đường
vào nhà ông K xin tạm nghỉ qua đêm. Trước đó H đã trình báo giấy tờ với chính quyền địa phương tại UBND xã. Ban đêm
khi cả nhà ông K đã ngủ yên, H rón rén trở dậy lấy đi chiếc đài cát sét của gia đình ông K và một số tài sản khác. Chiếc đài
này ông K mới mua giá là 1.800.000 đồng, các tài sản khác có giá trị là 108 ngàn đồng.
Hỏi hành vi của H cấu thành tội gì?
Tội trộm cắp tài sản.
Đề số 3:
Câu 1: Phân tích đặc điểm dấu hiệu về mặt khách quan của tội cướp tài sản. Tội này được coi là hoàn thành từ khi nào? Cho
ví dụ minh họa.?
Câu 2: Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
a. Theo BLHS người gây nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ được coi là không có lỗi.
b. Người 15 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm về tội cướp tài sản (điều 133).
Sai. Theo khoản 2 điều 12 người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo khoản 3 điều 8 thì tại điều 133 các khoản 2, 3, 4 là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy khẳng định là
sai.
c. Người chưa thành niên phạm tội thì không bị áp dụng hình phạt tiền.
Sai. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với người chưa thành niên mà phạm tội. Tuy
nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình
thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội phải xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.
d. Người có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị 500 ngàn trở lên mới phải chịu THNH.
Câu 3: X bị tòa án xử phạt 15 năm tù về tội cướp tài sản, đã thi hành án được 5 năm X lại bị tòa án xét xử về tội cố ý gây
thương tích cho người khác mà X thực hiện trước khi có bản án đang thi hành. Đối với tội bị xét xử lần này tòa tuyên phạt 16
năm tù đối với X.
Hỏi tổng hợp hình phạt đối với X và cho biết hình phạt chung mà X còn phải chấp hành là bao nhiêu?
Theo khoản 1 điều 51 và điểm a, khoản 1 điều 50 BLHS thì nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc
cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba
năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn. Do đó tổng hợp hình phạt đối
với X là phạt tù có thời hạn. Theo đó hình phạt chung mà X còn phải chấp hành là 15+16-5=26 năm.
Câu 4: Trần Văn K đã dung dao chem. B nhằm giết B để trả thù. Khi K chém. B được 2 nhát, nhát thứ nhất vào bả vai làm B
bị thương, nhát thứ 2 chém B vào đầu nhưng B tránh được nên chỉ bị rách da đầu. K giơ dao chem. tiếp B thì liền bị anh C và
anh D đi qua ngăn chặn được, K bị bắt. Kết quả B chỉ bị thương tích với tỷ lệ 25%.
Hãy phân tích để xác định hành vi của K phạm tội gì và tội phạm được thực hiện ở giai đoạn nào?
Đề số 4:
Câu 1: Theo BLHS phạm tội có tổ chức là gì? Nêu những đặc điểm của phạm tội có tổ chức.
Theo khoản 3 điều 20 thì phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực
hiện tội phạm.
Đặc điểm có sự câu kết chặt chẽ của đồng phạm có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện đặc
điểm của dấu hiệu khách quan, vừa thể hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ
cụ thể về mặt khách quan của những người đồng phạm. Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có
sự liên kết chặt chẽ với nhau vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, cụ thể. Với tính chất như vậy
đồng phạm có tổ chức thường có những đặc điểm sau:
- Nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững. Trong nhóm tồn tại quan hệ
chỉ huy phục tùng. Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều coi và sử dụng tổ chức phạm
tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình.
- Trong hoạt động, nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như cho việc
che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt…
Câu 2: Những khẳng định sau đúng hay sai? Tại sao?
a. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội được phản ánh là dấu hiệu trong các cấu thành tội phạm.
b. Người phạm tội nghiêm trọng có thể được hưởng án treo.
Sai. Theo khoản 1 điều 60 thì người được hưởng án treo là người phạm tội và bị xử phạt tù không quá ba năm. Tội phạm
nghiêm trong bị phat tù với mức từ 3 đến 7 năm nên không được hưởng án treo.
c. Tội giết người là tội có cấu thành hình thức
Đúng. Vì CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Mặt khác hành vi
nguy hiểm cho xã hội thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội là hậu quả khó xác
định thì CTTP được xây dựng là CTTP hình thức
d. Người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, có thể được coi là người giúp sức trong đồng phạm
Câu 3: Tại sao theo BLHS người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội lại được miễn trách nhiệm hình sự về tội định
phạm.
Câu 4: Lợi dụng lúc đêm tối, A đã lẻn vào nhà ông B để lấy tài sản. A đã lấy được chiếc xe máy của gia đình ông B ra khỏi
nhà và đang mở cánh cổng sắt để dắt xe ra đường phóng đi thì bị anh C là con ông B phát hiện và tri hô mọi người đuổi bắt.
A cho xe nổ máy để tẩu thoát nhưng máy không nổ, A đã bỏ xe lại để chạy thoát than. Vừa chạy được 100m, A bị anh D là
hang xóm của gia đinh ông B ngăn lại, A liền xông tới đấm vào mặt D và đẩy anh ngã xuống đường hòng để tiếp tục chạy
trốn, nhưng A đã bị bắt ngay sau đó ít phút. Anh D chỉ bị trầy xước và thương tích không đáng kể. Trước cơ quan điều tra A
đã khai nhận toàn bộ hành vi trên của mình.
Đối với vụ án này có 2 quan điểm như sau:
Quan điểm 1 cho rằng: A phạm tội trộm cắp tài sản với tình tiết hành hung để tẩu thoát (điều 138 điểm d)
Quan điểm 2 cho rằng: A phạm tội cướp tài sản theo điều 133 (tức trường hợp trộm cắp tài sản chuyển hóa thành tội cướp tài
sản)
Theo anh (chị) quan điểm nào trên là đúng? Giải thích tại sao?
Đề số 6:
Câu 1: Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp? Cho ví dụ?
Giải đề 1 câu 1
Câu 2:
Tại sao phạm tội có tổ chức được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Phạm tội có tổ chức là TH đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 điều 20).
Đặc điểm có sự câu kết chặt chẽ của đồng phạm có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện đặc
điểm của dấu hiệu khách quan, vừa thể hiện mức độ lien kết về mặt chủ quan vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ
cụ thể về mặt khách quan của người đồng phạm. Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có sự lien
kết chặt chẽ với nhau vừa có sự phan hóa vai trò. Phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, cụ thể. Với tính chất như vậy đồng
phạm có tổ chức có những đặc điểm:
Nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững. Trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ huy
phục tùng. Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều coi và sử dụng tổ chức phạm tội như là công
cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình.
Trong hoạt động nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như cho việc che giấu tội
phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt.
Như vậy đồng phạm có tổ chức có nhiều khả năng cho phép phạm tội lien tục, nhiều lần, gây ra những hậu quả lớn, rất lớn và
đặc biệt lớn.
Câu 3: Định tội danh (có phân tích cụ thể) cho các TH sau:
A gọi điện cho B hẹn đi chơi. Sau đó A đến nhà B để đón B. Trong lúc B vào nhà trong thay quần áo, A lén mở túi xách tay
của B lấy một xấp tiền cho vào túi của mình và vờ như không có chuyện gì xảy ra. Khi từ nhà trong đi ra, B không hề biết
mình bị mất tiền. Do vậy A và B vẫn cùng nhau đi chơi bình thường. Sau khi đi chơi về, A đếm lại số tiền đã lấy được và mới
biết cụ thể là đã lấy được 800 ngàn. Sau đó vụ việc bị phát hiện.
Đề số 7:
Câu 1:
Trình bày cơ sở khoa học của quy định tại điều 34 đoạn 2 BLHS “Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người chưa
thành niên phạm tội”. Nếu điều luật áp dụng có quy định có hình phạt tù chung thân thì mức cao nhất có thể áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội là bao nhiêu?
Câu 2:
Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
a. Người có hành vi chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản thì không phải chịu TNHS.
Sai. Theo điều 17 của BLHS người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.
Theo khoản 3 điều 8 thì tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 và khoản 2 sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, khoản 3, 4 sẽ
phải chịu trách nhiệm hình sự.
b. Người lái xe chiếm đoạt tài sản mà mình đang có trách nhiệm vận chuyển thì có thể bị coi là phạm tội tham ô tài sản.
(điều 278)
Sai. Chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ quyền hạn. Người lái xe không phải là người có chức vụ
quyền hạn nên không thể phạm tội tham ô tài sản.
c. Người vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ chỉ bị truy cứu TNHS khi gây ra thiệt hại về tính
mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác.
Đúng. Theo khoản 1 điều 202
d. Người không tố giác tội phạm do anh chị em ruột thực hiện thì không bị truy cứu TNHS.
Sai. Theo khoản 2 điều 314 người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người
phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc
biệt nghiêm trọng.
Câu 3: A bị kết án 15 năm tù về tội cướp tài sản. Thi hành được 3 năm A bị đưa ra xét xử về tội giết người mà A thực hiện
trước khi có bản án về tội cướp tài sản. Tòa án đã tuyên hình phạt 20 năm tù đối với tội giết người. Hãy tổng hợp hình phạt.
Theo khoản 1 điều 51 thì ta có thể tổng hợp hình phạt cho A theo điều 50. Theo điểm a khoản 1 điều 50 Hình phạt chung của
A là 15+20-3=32 năm>30 do vậy thời gian A phải chấp hành hình phạt tù còn lại là 30-3=27 năm.
Câu 4: V đến nhà B rủ B đi chơi. Trong lúc B vào phòng trong để thay quần áo, V nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của B.
V đã lấy chiếc máy ảnh kỹ thuật số của B để trong tủ kính và cho vào túi sách của mình (chiếc máy ảnh trị giá 1500 ngàn).
Sau đó vờ như không có chuyện gì xảy ra và đi chơi cùng B.
Hãy xác định tội danh cho hành vi của V và giải thích tại sao anh (chị) lại có quan điểm như vậy.
Đề số 8:
Câu 1: Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin. Cho ví dụ.
Lỗi cố ý gián tiếp
Là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng
có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Người phạm tôi đã tin vào khả năng hậu quả không xảy ra
khi quyết định xử sự
Người phạm tội không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho
xã hội xảy ra. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà người phạm
tội đã thấy trước không phù hợp với mục đích của họ. Người
phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là nhằm
mục đích khác. Chính để đạt được mục đích này mà người
phạm tội đã chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội do
hành vi của mình có thể gây ra. Người phạm tội với lỗi cố ý
gián tiếp tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc đối
với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình mà
Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin
Llà lỗi trong TH người phạm tội tuy thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho
rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được
nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hại đó.
Thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra
nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra.
Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra
hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Sự không mong muốn này có
điểm khác so với sự không mong muốn ở TH cố ý gián tiếp.
Sự không mong muốn hậu quả của người phạm tội gắn liền
với việc người đó đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. Người
phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin đã cân nhắc, tính toán và
đã cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa
được. Sự cân nhắc, tính toán này có thể dựa vào những căn
cứ như tin tưởng vào sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm
họ đã thấy trước.
VD: A dùng dao chém B vào đùi với mục đích để cảnh cáo B
nhưng sau đó bỏ về nhà. Do không được cấp cứu kịp thời,
máu ra nhiều nên B đã chết.
nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật của mình hoặc tin vào những
tình tiết khách quan bên ngoài khác.
VD: A điều khiển xe ô tô trên đường nhìn thấy B đang chuẩn
bị sang đường nhưng A nghĩ là B sẽ sang từ từ và A có thể
tránh được nên không giảm tốc độ. Đột ngột B sang đường
nền A không tránh nổi. Kết quả A làm B chết.
Câu 2: Các khẳng định sau đúng hay sai vì sao?
a. Trộm cắp tài sản hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt tài sản được tài sản.
b. Phạt tiền không thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
Sai. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với người chưa thành niên mà phạm tội. Tuy
nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình
thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội phải xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.
c. Án treo là hình phạt không tước đoạt tự do của người bị kết án.
Sai. Theo điều 28 BLHS không có loại hình phạt là án treo. Do đó án treo không phải là hình phạt.
d. Sự kiện bất ngờ là một trường hợp gây thiệt hại cho xã hội mà người thực hiện hành vi không có lỗi.
Sai. Theo điều 10 BLHS. Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ
không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và
có thể thấy trước hậu quả đó.
Câu 3: Ngày 27-12-2006 tòa án nhân dân thành phố H xét xử N về hai tội là tội giết người theo điều 93 khoản 1 điểm g và tội
cướp tài sản theo điều 13 khoản 3 điểm b. Tòa án tuyên phạt 20 năm tù về tội giết người, 18 năm tù về tội cướp tài sản và
quyết định hình phạt chung là 30 năm tù. Anh (chị) hãy cho biết việc tổng hợp hình phạt này của tòa án là đúng hay sai? Nêu
rõ căn cứ pháp lý.
Việc tổng hợp hình phạt này của tòa án là đúng. Theo điểm a, khoản 1 điều 50 BLHS nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải
tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung
không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn.
Câu 4: Nguyễn Văn A (25 tuổi) là đối tượng không nghề nghiệp. Ngày 15/6/2005, A lang thang ở bến xe phía Nam. A thấy
K là hành khách vừa xuống xe đồ đạc lỉnh kỉnh nên A trà trộn cùng một số người bốc vác nhân lúc K sơ ý A đã lén lút lấy túi
xách của K. A cẩm túi xách chạy một quãng đường 10 mét. Khi đang mở túi xem đồ bên trong A bị lực lượng bảo vệ bến xe
phát hiện và bắt giữ. Trong túi có một số quần áo, một ví tiền đựng 15 triệu và một số giấy tờ. Anh (chị) hãy xác định và giải
thích rõ:
a. Hành vi của A phạm tội gì?
b. A thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào?
Đề số 9:
Câu 1: Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp? Cho ví dụ?
Đề số 1.
Câu 2: Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
a. Lỗi của người đồng phạm chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
b. Người gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không có lỗi
đối với việc gây ra hậu quả.
Đúng. Vì sự kiện bất ngờ không phải là lỗi.
c. Người đủ 15 tuổi không phải chịu TNHS về tội cướp tài sản điều 133.
Sai. Theo khoản 2 điều 12 người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo khoản 3 điều 8 thì tại điều 133 các khoản 2, 3, 4 là tội rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy khẳng
định là sai.
d. Chỉ trong TH chiếm đoạt được tài sản, tội cướp tài sản mới được coi là đã hoàn thành về mặt pháp lý.
Câu 3:
Câu 4:
Đề số 12:
Câu 1: Giải rồi.
Câu 2: Các khẳng định sau đây là đúng hay sai? Giải thích?
a. Tội gián điệp (điều 80) là loại tội đặc biệt nghiêm trọng.
Sai. Theo khoản 3 điều 8 thì tội gián điệp khoản 1 là tội đặc biệt nghiêm trọng còn tại khoản 2 là tội rất nghiêm trọng.
b. Người phạm tội trong tình trạng say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đúng. Theo điều 14 BLHS.
c. Người tâm thần khi phạm tội thì được miễn TNHS.
Đúng. Theo điều khoản 1 điều 13
d. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hòan thành khi có hành vi bắt cóc người khác làm con tin.
e. Người 17 tuổi phạm tội thì không bị áp dụng các hình phạt tử hình, tù chung thân.
Sai. Theo khoản 1 điều 12 BLHS.