Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN về Thiết bị, thư viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.13 KB, 11 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đồ dùng dạy học
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ.
Công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp
đất nước đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực,
chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với thực tiễn đời sống xã hội
luôn luôn phát triển. Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường phải
được điều chỉnh một cách thích hợp dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội dung và
phương pháp dạy học. Để đảm bảo thành công việc đổi mới phương pháp dạy học
cần lựa chọn những giải pháp có tính khả thi cao. Một trong những giải pháp để
nâng cao chất lượng giáo dục là sử dụng và khai thác có hiệu quả các đồ dùng dạy
học hiện tại. Bởi vì thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện của việc dạy mà còn là
phương tiện của việc học, thiết bị dạy học không chỉ minh họa kiến thức mà là nơi
chứa đựng nguồn thông tin học sinh phải khai thác để lĩnh hội kiến thức mới cho
bản thân, theo hướng học chủ động tích cực, tìm tòi phát hiện trong thực tế. Để đáp
ứng nhu cầu này trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã đầu tư rất nhiều kinh phí
cho việc mua sắm các loại đồ dùng dạy học và bản thân mỗi giáo viên cũng đã tự
làm những đồ dùng dạy học đơn giản. Thế nhưng trong thực tế việc khai thác và sử
dụng đồ dùng dạy học của nhiều giáo viên còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả
truyền thụ kiến thức chưa cao.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy lớp và có thời gian kiêm nhiệm công tác thiết
bị, tôi nhận thấy đa số giáo viên chưa biết khai thác và sử dụng các loại đồ dùng dạy
học hiệu quả, thường xuyên và hợp lí trong các tiết học. Do đó tôi chọn chuyên đề “
Nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đồ dùng dạy học ” nhằm góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục.
II/.CƠ SỞ LÍ LUẬN
-Dựa vào tài liệu hướng dẫn về quản lí thiết bị và sử dụng đồ dùng dạy học
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-Nhằm nhằm phát huy vài trò của người quản lí thiết bị, đồ dùng dạy học.
Trường THCS Sông Đốc 2. Trang 1



Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đồ dùng dạy học
-Căn cứ vào những kinh nghiệm về công tác quản lí thiết bị và sử dụng đồ
dùng dạy học trong thời gian qua.
-Công tác thiết bị là một công tác quan trọng, là một bộ phận trụ cột không
thể thiếu trong nhà trường. Nó giống như công tác hậu cần trong chiến tranh, một
kho vũ khí lúc nào cũng sẵn sàng cung cấp đầu đủ cho các chiến sĩ đang phải ngày
đêm chiến đấu với giặc dốt.
III/.CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Những khó khăn gặp phải khi làm công tác thiết bị trường học.
-Khi làm công tác quản lí thiết bị - đồ dùng dạy học, chúng ta thường hay
gặp những khó khăn như:
-Giáo viên phải lên lớp gấp, không kịp kí mượn vào Sổ theo dõi sử dụng đồ
dùng dạy học.
-Cùng một lúc có nhiều giáo viên mượn đồ dùng dạy học trong buổi, trong
ngày, người cán bộ thiết bị gặp nhiều lúng túng tìm kiếm ĐDDH cho giáo viên
thường là mất nhiều thời gian và quản lí không xuể và do đó dễ bị thất thoát của
công trong trường hợp này.
-Cuối buổi, nếu cứ mở hết cả 4 sổ theo dõi ĐDDH của các khối ra xem có
giáo viên nào mượn đồ dùng hay không. Đã trả hay chưa trả thì quả là mất nhiều
thời gian, mệt óc và thường hay bị bỏ quyên bở những công việc khác chi phối.
-Một số ít giáo viên khi lên lớp, không sử dụng ĐDDH hoặc sử dụng đồ
dùng dạy học còn ít bởi lẽ vì còn ngại khó, ngại khổ, chưa quen, …
Trên đây là cở sở thúc đẩy tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này.
Sau đây là một số biện pháp khắc phục những khó khăn trên
IV/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT.
1/ Kiến trúc của phòng thiết bị:
* Phòng thiết bị phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau:
+ Diện tích tối thiểu phải đạt khoảng 100 m2
+ Phải có hệ thống cửa và quạt thông gió ở xung quanh.

+ Nơi làm thí nghiệm phải có hệ thống nước rửa.
+ Hệ thống điện trong phòng thiết bị phải đầu tư chất lượng cao để phòng
cháy.
2/ Công tác sắp xếp ĐDDH:
Trường THCS Sông Đốc 2. Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đồ dùng dạy học
- Đồ dùng dạy học ở trong phòng thiết bị phải được sắp xếp theo từng khối,
từng môn, từng học kì để thuận lợi cho việc mượn và trả.
- Phải xếp các loại ĐDDH theo thực tế về không gian của phòng thiết bị :
+ Giá treo bản đồ, bảng phụ và các tranh ảnh nên để ở nơi gần cửa ra vào.
+ Các thiết bị thí nghiệm phải để phía trong dễ bảo quản.
+ Các mô hình của của một số nên để trên các kệ đựng thiết bị.
+ Các loại hóa chất của môn phải bỏ vào các thùng và đậy lại một cách kín
nhằm tránh sự độc hại cho con người.
+ Phải bố trí nơi cho giáo viên chuẩn bị trước khi lên lớp: nơi có không
gian rộng rãi, thoáng mát.
3/ Bộ phận phụ trách thiết bị:
-Giáo viên phải lên lớp gấp, không kịp ký mượn và sổ theo dõi Sử dụng đồ
dùng dạy học cũng không sao. Dạy xong, xuống trả đồ dùng dạy học rồi kí cũng
vẫn được, miễn là chúng ta có ghi đầu đủ vào sổ.
Bộ hồ sơ của TBTH theo quy định của ngành giúp cho người làm công tác
thiết bị quản lí chặt chẽ nhưng cũng chưa đủ, giáo viên thiết bị cần phải làm thêm
hai cuốn sổ khác nữa, đó là:
+Số theo dõi mượn, trả ĐDDH hằng ngày theo buổi
+Sổ theo dõi đồ dùng dạy học bị hỏng, mất
Lợi ích của việc làm thêm hai cuốn sổ này là rất rõ. Cuối mỗi buổi trực,
người cán bộ TB chỉ việc nhìn qua Sổ theo dõi mượn, trả ĐDDH hằng ngày theo
buổi là biết ngay giáo viên nào mượn ĐDDH trong buổi đã trả hay chưa trả. Giáo
viên đã trả đẩy đủ 100% thì ghi kí hiệu bằng chữ cái R. Giáo viên nào chưa trả thì

khoanh tròn bằng mực đỏ để ngày hôm sau đi thu hồi hoặc cho xin gia hạn một
tuần, một tháng hoặc cả năm tuỳ theo nhu cầu của giáo viên nhưng phải kí vào sổ.
Còn Sổ theo dõi ĐDDH bị hỏng, mất giúp cho người cán bộ thiết bị kiểm kê toàn
bộ TB – ĐDDH được nhanh chóng, dễ dàng và chính xác qua từng đợt. Bởi vì
Trường THCS Sông Đốc 2. Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đồ dùng dạy học
chúng ta biết rằng khi nhận thiết bị về do Phòng giáo dục và Đào tạo cấp, ban kiểm
kê đã khui ra hết từng thùng đếm số lượng từng cái một đối chiếu với danh mục
chi tiết ghi trong phiếu xuất kho rồi sau đó mới ghi cẩn thận vào Sổ danh mục đồ
dùng dạy học. Những bộ ĐDDH giống nhau, chúng ta chỉ trưng bày một hoặc hai
bộ trên gian kệ, số còn lại ở trong thùng, chúng ta niêm phong cẩn thận và để ở một
nơi dễ thấy, dễ lấy khi cần lấy với số lượng nhiều cho giáo viên bộ môn có nhu cầu.
Nếu như cứ mỗi lần kiểm kê toàn bộ ĐDDH mà chúng ta cứ khui ra hết từng thùng
một để đếm lại số lượng từng cái thì quả là một công việc khó khăn, vất vả, tốn mất
nhiều thời gian và công sức, có khi kéo dài cả hàng tháng trời mới xong! Chúng ta
chỉ vất vả ở thời gian đầu tư khi mới tiếp nhận bàn giao toàn bộ TB- ĐDDH mà
thôi. Sau đây là mẫu của hai loại sổ:
SỔ THEO DÕI MƯỢN, TRẢ ĐDDH HẰNG NGÀY THEO BUỔI
Tuần 14:
Thứ
Ngày
Họ và tên GV mượn ĐDDH
(Buổi sáng)
Họ và tên GV mượn ĐDDH
(Buổi chiều)
2
14/11/2008
1.Phô R (Thứ 3 còn dạy lại)
2.Thông R

3.Kiều đem về nhà
1.Cuông R
2.Nga R
3. Lanh R
3
25/11/2008
………….
…………
………………….
…………………
2.SỔ THEO DÕI ĐỒ DÙNG DẠY HỌC BỊ HỎNG, MẤT.
Họ và tên GV sử dụng ĐDDH: Trần Quốc Triệu
Tổ: Sinh – Hoá
TT Tên đồ dùng dạy
học
Bị mất`
(SL)
Bị hỏng
(%)
SL Ngày, …. Ghi chú
(Nguyên nhân)
1 Ống nghiệm O 10 70% 2c 10/9/2008 Do dốt cháy
2 Cốc thuỷ tinh loại
100ml
100% 1c 10/11/2008 Do và chạm
Trường THCS Sông Đốc 2. Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đồ dùng dạy học
3 Bình tam giác
200ml

100% 1c 10/9/2008 Do đốt nóng
4
Xây dựng nội quy hoạt động của phòng thiết bị và thiết lập các loại hồ sơ quản lí
thiết bị: sổ danh mục, sổ theo dõi việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên ( có
kí mượn, kí trả và xem xét tình trạng của ĐDDH )
- Thường xuyên tham mưu với BGH về việc mua sắm bổ sung những thiết
bị hư hỏng trong quá trình sử dụng.
- Mua sắm kịp thời những đồ dùng cần thiết như: giỏ xách nhựa, ổ cắm điện,
nẹp bản đồ, dây treo bản đồ, nilon bao bọc …
- Đầu tư đầy đủ bộ bảng phụ: cho học sinh, cho giáo viên, băng, đĩa…
- Sắp xếp đồ dùng dạy học của các môn trong phòng thiết bị một cách khoa
học hợp lí, dễ lấy, dễ trả…
- Bộ phận thiết bị phải chuẩn bị sẵn các loại ĐDDH mà giáo viên đã đăng kí
mượn trước đó vào trong giỏ xách bằng nhựa.
- Khuyến khích giáo viên tự làm ĐDDH như: vẽ tranh, làm các mô hình…và
có sự hỗ trợ một phần kinh phí cho giáo viên
- Theo dõi đánh giá việc sử dụng ĐDDH của giáo viên và đề nghị BGH
khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích, đồng thời phê bình những cá
nhân ít sử dụng ĐDDH.
- Cần phải nắm bắt cách sử dụng một số bộ thí nghiệm thực hành khó để
hướng dẫn cho một số giáo viên có kĩ năng thực hành còn hạn chế.
4/. Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học:
- Phải xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc sử dụng các loại đồ dùng dạy học
cho cả năm học, cho từng tuần dạy và gửi kế hoạch này đến bộ phận phụ trách thiết
Trường THCS Sông Đốc 2. Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đồ dùng dạy học
bị. Để thuận lợi cho việc sắp xếp trong phòng thiết bị và thuận lợi cho việc mượn
trả. ( theo mẫu )
- Giáo viên phải chủ động đăng kí trước 1 tuần về việc mượn các loại đồ

dùng dạy học cho bộ phận thiết bị để thuận lợi cho việc chuẩn bị.
( theo mẫu )
SỔ ĐĂNG KÍ MUỢN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
( Đưa cho bộ phận thiết bị trước khi dạy 01 tuần )
Giáo viên : `Môn :
Tuần
Thứ
Tiết
T.KB)
Tên ĐDDH SL Lớp dạy Bài dạy
Tiết
(Tiết
PPCT)
Sáng
Chiều
2
3
4
5
6
7
Sông Đốc, ngày tháng năm 200
( Kí, ghi rõ họ tên )
- Hàng tháng các tổ phải cử giáo viên sắp xếp lại các đồ dùng dạy học: cất
bớt những ĐDDH đã sử dụng và trưng bày những ĐDDH sắp sử dụng.
- Phải có ý thức bảo quản các loại ĐDDH đồng thời phải tự làm một số
ĐDDH đơn giản như: Vẽ tranh, tạo các mô hình, những thí nghiệm …
5/ Tổ chuyên môn:
Trường THCS Sông Đốc 2. Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đồ dùng dạy học
- Phải đánh giá về việc sử dụng ĐDDH của giáo viên trong từng tháng và
đưa vào các tiêu chí xét thi đua.
- Kiểm tra việc dạy các tiết có thí nghiệm thực hành, bảo quản và tự làm các
loại ĐDDH.
- Phản ánh kịp thời những vướng mắc trong việc sử dụng các ĐDDH như:
về chất lượng, về số lượng, về nhu cầu thực tế …… về cho BGH nhà trường.
- Đánh giá ý thức bảo quản các loại đồ dùng dạy học của học sinh ở các lớp
- Kiến nghị nhà trường hỗ trợ một phần kinh phí cho GV làm các ĐDDH.
6/. Công tác phối hợp với BGH
Để giáo viên bộ môn sử dụng ĐDDH có hiệu quả, người cán bộ thiết bị cần
phối hợp, tham mưu với BGH để ra quy định:
-Yêu cầu mỗi giáo viên bộ môn cần phải có một sổ danh mục đồ dùng dạy
học để tiện theo dõi ĐDDH ở phòng thiết bị, để có sự chuẩn bị chu đáo cho giáo án
lên lớp, đỡ phải mất công tìm kiếm.
Hằng tuần khi hội họp tổ chuyên môn, mỗi thành viên đều phải viết vào sổ
kí mượn ĐDDH, số lượng theo thời khoá biểu nộp cho tổ trưởng hoặc nộp trực tiếp
cho bộ phận thiết bị để cán bộ thiết bị dọn sẵn những thứ ĐDDH đó trên khay, đến
giờ lên lớp là đem lên luôn không phải mất thời gian tìm kiếm và để cho cán bộ
thiết bị dễ kiểm tra theo dõi
-Hằng tháng người cán bộ quản lí thiết bị phải báo cáo đầy đủ bằng văn bản
cho hiệu phó được hiệu trưởng uỷ nhiệm những trường hợp giáo viên không sử
dụng ĐDDH hoặc ít sử dụng ĐDDH đối chiếu với danh mục thiết bị để bàn để Ban
giám hiệu có biện pháp xử lí kịp thời những trường hợp này.
Cán bộ thiết bị đề nghị với BGH khi đi dự giờ nên đem theo tập (tờ) danh
mục thiết bị để bàn của bộ phận TB để đối chiếu, biết được giờ dạy của GV trên lớp
có sử dụng ĐDDH hay không, qua đó nhận xét, đánh giá hoặc nhắc nhở.
Trường THCS Sông Đốc 2. Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đồ dùng dạy học

Cán bộ thiết bị cũng cần đề nghị các tổ trưởng hoặc tổ phó chuyên môn nên
mở một chuyên đề về việc sử dụng một TB – ĐDDH nào đó chưa được sử dụng tới
hoặc sử dụng chưa có hiệu quả cao cho các thành viên trong tổ đến dự để trao đổi,
thảo luận, bàn bạc cách sử dụng ĐDDH cho có hiệu quả cao.
7/.Đối phó với tiêu cực:
Để tránh những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra ở phòng thiết bị vào bất cứ
lúc nào, người cán bộ thiết bị phải biết phân loại những ĐDDH có giá trị, dễ bị
mất, những đồ dùng ít giá trị, khó bị mất. Những thứ đồ dùng có giá trị, những thứ
đồ dùng có thể sử dụng được trong nhà, dễ bị mất cần được cất kĩ trong tủ, có khoá
cẩn thận nhưng cũng sắp xếp theo môn, khối lớp để khi cần lấy cho giáo viên mượn
nhanh chóng.
Cần phải cảnh giác đối với những đối tượng thiếu ý thức tôn trọng nội quy
thiết bị do nhà trường đặt ra.
Là người trực tiếp quản lí TB – ĐDDH luôn nhớ một điều là công việc
thường hay đụng chạm tới nhiều người nên cần phải khôn khéo và hết sức tế nhị để
khỏi làm mất lòng người khác. Chúng ta chỉ theo dõi chặt chẽ và nguyên tắc đối với
những hiện tượng tiêu cực để phòng chống thất thoát của công.
Phải chú ý phòng chống ẩm thấp, phòng chống mưa bão có hiệu quả để bảo
quản tố ĐDDH.
Ngoài ra, cán bộ thiết bị làm công tác bảo quản TB – ĐDDH như chùi bóng,
rửa sạch, vô dầu mỡ, sơn rửa, quét dọn phòng ốc, trần nhà là một công việc phải
thường xuyên và liên tục để bảo quản TB. ĐDDH được tốt, sử dụng lâu bền.
V/ KẾT LUẬN:
1/.Những kết quả đạt được:
- Sau khi áp dụng những biện pháp khắc phục trên, kết quả đạt được tốt hơn
rất nhiều so với lúc chưa áp dụng biện pháp, cụ thể như sau:
Trường THCS Sông Đốc 2. Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đồ dùng dạy học
- Giáo viên tích cực sử dụng các loại ĐDDH và thường xuyên làm các thí

nghiệm trong quá trình giảng dạy. Nên hiệu quả truyền thụ kiến thức của giáo viên
và khả năng lĩnh hội của học sinh được nâng lên rõ rệt.
- Việc mượn - trả các loại ĐDDH được thuận lợi hơn và các ĐDDH được
bảo quản tốt hơn.
- Số lượng ĐDDH do giáo viên tự làm được tăng lên đáng kể đã góp phần
nâng cao chất lượng tại nhà trường.
2/.Bài học kinh nghiệm
-Trong quá trình quản lí sử dụng thiết bị, người quản lí phải luôn luôn quan
sát chú ý tổng hợp ghi lại những tình huống có vấn đề phát sinh trong quá trình
mượt và sử dụng, từ đó rút kinh nghiệm
-Phải kiên nhẫn, liêm chính, thật thà, can đảm; năng động sáng tạo trong
công việc.
-Lắng nghe ý kiến góp ý để luôn luôn hoàn thiện trong công việc của mình.
-Mạnh dạn đề xuất với các biện pháp quản lí và nâng cao chất lượng sử
dụng các loại đồ dùng dạy học.
Trên đây là kinh nghiệm tôi đã đúc kết được trong quá trình quản lí và sử
dụng thiết bị.
3/.Phạm vi áp dụng:
-Với biện pháp này tôi thấy áp dụng tốt cho công tác quản lí và sử dụng tốt
thiết bị ở các trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng các loại
đồ dùng dạy học.
MỤC LỤC
Trường THCS Sông Đốc 2. Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đồ dùng dạy học
I/.ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1
II/.CƠ SỞ LÍ LUẬN 2
III/.CƠ SỞ THỰC TIỄN 3
IV/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 4
1/. Kiến trúc của phòng thiết bị 4

2/. Công tác sắp xếp ĐDDH 4
3/. Bộ phận phụ trách thiết bị 5
4/. Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học 5
5/.Tổ chuyên môn 7
6/. Đối phó với tiêu cực 7
V/.KẾT LUẬN 8
1/.Những kết quả đạt được 8
2/.Bài học kinh nghiệm 8
3/.Phạm vi áp dụng 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
+Sách quản lí thiết bị trường học – Nhà xuất bản giáo dục
Trường THCS Sông Đốc 2. Trang 10

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đồ dùng dạy học
+Tài liệu tập huấn về công tác quản lí thiến bị trường học
+ Trao đổi với đồng nghiệp, quan thực tế làm công tác quản lí thiết bị.
Trường THCS Sông Đốc 2. Trang 11

×