Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Quy định về công tác thư viện - ĐH Kinh tế, ĐH Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.36 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ, QUẢN LÝ THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHQGHN
(Ban hành theo Quyết định số 1061/QĐ-ĐHKT, ngày 18 tháng 06 năm 2009 của
Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN)
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định công tác phục vụ, quản lý thư viện của trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN
2. Quy định này được áp dụng đối với cán bộ, giảng viên và người học đang công tác, học
tập tại trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
Điều 2. Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Công tác thư viện” là tất cả các hoạt động của cá nhân và tập thể trong và ngoài trường
Đại học Kinh tế có liên quan đến thư viện Nhà trường.
2. “ Bộ phận thư viện” là bộ phận thuộc Phòng Đào tạo, trực tiếp phụ trách công tác phục
vụ, quản lý thư viện của trường Đại học Kinh tế.
3. “Tài liệu thư viện” là tất cả các tài liệu, giáo trình, học liệu, sách, báo, tạp chí…. hiện có
trong thư viện
4. “Người học” là những người đang theo học các hệ, các loại hình đào tạo ở trường Đại học
Kinh tế .
Chương 2
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THƯ VIỆN
Điều 3. Trách nhiệm của Phòng Đào tạo
1. Đầu mối tổ chức triển khai và thực hiện các công việc có liên quan đến công tác thư viện.
trong phạm vi quyền hạn, những việc ngoài phạm vi, quyền hạn phải xin ý kiến chỉ đạo của
Hiệu trưởng.


2. Quản lý, bảo quản, giữ gìn tài liệu, tài sản trong thư viện.
1
3. Bộ phận Quản lý người học của Phòng Đào tạo có trách nhiệm cung cấp cho Bộ phận thư
viện thông tin cập nhật về người học vào đầu mỗi học kỳ (theo mẫu 01/TV) bao gồm danh
sách người học, ban cán sự lớp để làm cơ sở cho học viên, sinh viên mượn tài liệu.
Điều 4. Trách nhiệm của Cán bộ thư viện
1. Thực hiện các nghiệp vụ thường xuyên của công tác thư viện theo quy định.
2. Trực tiếp quản lý, bảo quản, giữ gìn tài liệu, tài sản trong thư viện.
3. Cung cấp cho bộ phận Website thông tin cập nhật về hệ thống tài liệu trong thư viện theo
định kỳ 3 tháng/lần.
4. Cung cấp cho các đơn vị liên quan thông tin của người học về tình trạng mượn/trả tài
liệu trong thư viện.
5. Cập nhật đầy đủ thông tin về tài liệu trong thư viện cho cán bộ, người học trong đơn vị
được biết để tham khảo.
Điều 5. Trách nhiệm của các Đơn vị trong Trường.
1. Các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với Phòng Đào tạo (Bộ phận thư viện) để
triển khai thực hiện những quy định về công tác thư viện và xử lý những trường hợp vi phạm
quy định.
2. Phòng Hành chính- Tổ chức có trách nhiệm cung cấp và cập nhật danh sách cán bộ của
từng đơn vị trong Trường (theo mẫu 02/TV) cho Bộ phận thư viện để làm cơ sở cho cán bộ của
Trường được mượn tài liệu thư viện.
3. Bộ phận Tạp chí - Website có trách nhiệm cập nhật những thông tin về tài liệu thư viện
lên website của Nhà trường.
Điều 6. Trách nhiệm của cán bộ, người học tại trường Đại học Kinh tế.
1. Thực hiện nghiêm túc quy định của Nhà trường về công tác thư viện.
2. Bảo quản, gìn giữ tài liệu, thẻ thư viện và tài sản chung của Thư viện.
3. Phải khắc phục, bồi thường khi làm mất mát, hư hỏng tài liệu và tài sản của thư viện.
Chương 3
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 7. Quy định về việc nhập tài liệu vào thư viện.

1. Đối với luận văn, luận án tốt nghiệp: Bộ phận Sau đại học của Phòng Đào tạo có trách
nhiệm gửi danh mục luận văn, luận án của học viên, nghiên cứu sinh (theo mẫu 03/TV) kèm
theo hồ sơ của từng cá nhân về Thư viện nhà trường định kỳ 2 lần/năm vào cuối tháng 6 và
2
tháng 12 hàng năm. Hồ sơ bao gồm: (i) 01bản tóm tắt luận văn, luận án; (ii) 01 quyển luận
văn, luận án hoàn thiện và (iii) 01 đĩa CD ghi toàn bộ nội dung của luận văn, luận án và bản
tóm tắt trên.
2. Đối với Khóa luận tốt nghiệp: Các Khoa có trách nhiệm gửi danh mục các đề tài khóa
luận cùng toàn bộ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên (theo mẫu 04/TV) cho Thư viện chậm
nhất là 15 ngày sau khi sinh viên bảo vệ tốt nghiệp.
3. Đối với các loại tài liệu khác: Các đơn vị khi nhập tài liệu vào Thư viện phải lập danh
mục tài liệu (mẫu 05/TV) và có biên bản bàn giao tài liệu cho Thư viện cùng toàn bộ giấy tờ hồ
sơ liên quan.
Điều 8. Quy định về việc đăng ký mượn tài liệu trong thư viện.
1. Đối tượng được đăng ký mượn tài liệu:
Cán bộ, người học tại trường đại học Kinh tế có giấy tờ hợp lệ chứng minh đang công
tác, học tập tại trường đại học Kinh tế.
2. Thời gian và số lượng tài liệu được mượn:
a) Số lượng tài liệu được mượn tối đa cho 1 lần : 2 tài liệu.
b) Thời gian mượn tài liệu:
- Giáo trình: mượn theo lớp vào đầu học kỳ, thời hạn trả cuối cùng là thi xong lần 2 của
học kỳ đó.
- Luận văn, khóa luận: tối đa là 02 ngày
- Tài liệu khác: tối đa là 07 ngày.
3. Người mượn phải có trách nhiệm:
a) giữ gìn tài liệu, không làm mất mát tài liệu, không viết, vẽ, tẩy xóa, cắt xén, làm rách nát
tài liệu.
b) Tuyệt đối không mượn hộ tài liệu, hoặc cho người khác mượn thẻ, nếu bị phát hiện
người vi phạm sẽ bị thu thẻ và đình chỉ việc mượn tài liệu tại thư viện.
c) Khi nhận tài liệu, người mượn phải xem xét cẩn thận, nếu thấy hư hỏng phải báo lại cho cán

bộ thư viện ngay.
3. Quy trình mượn tài liệu:
1. Trường hợp mượn giáo trình theo lớp: Lớp trưởng làm đề nghị mượn giáo trình (theo mẫu
07/TV) vào đầu năm học mới có xác nhận của Khoa và gửi về bộ phận thư viện. Căn cứ
vào số giáo trình đang có trong thư viện, cán bộ thư viện sẽ quyết định việc cho mượn. Lớp
3
trưởng chịu trách nhiệm trước Nhà trường về tính pháp lý của việc mượn, về tình trạng, số
lượng giáo trình mượn.
2. Trường hợp cá nhân người học mượn: Thư viện cung cấp danh mục tài liệu có đánh
mã số. Người mượn đăng ký vào phiếu mượn giáo trình theo mẫu 06/TV (cần ghi đầy
đủ các thông tin trên phiếu mượn theo quy định) kèm theo Thẻ thư viện (hoặc giấy tờ
hợp lệ). Cán bộ thư viện kiểm tra thông tin hợp lệ và cung cấp tài liệu cho mượn theo
yêu cầu.
3. Đối với cán bộ trường Đại học Kinh tế: Thư viện có sổ theo dõi cán bộ mượn/trả tài
liệu. Khi cán bộ mượn tài liệu cũng phải chấp hành theo các quy định chung của thư
viện. Trường hợp mượn tài liệu dài hạn, với số lượng từ 2 cuốn trở lên phải có lý do
chính đáng và có ý kiến của lãnh đạo đơn vị.
4. Các trường hợp đặc biệt phải có lý do chính đáng và có xác nhận của lãnh đạo đơn vị
Điều 9. Quy định về việc đăng ký trả tài liệu trong thư viện:
1. Trường hợp cá nhân người đọc mượn: Căn cứ trên thời hạn quy định, người mượn phải
trả tài liệu đúng với thời gian quy định. Cán bộ thư viện kiểm tra tình trạng của tài liệu, nếu tài
liệu còn nguyên trạng thì nhập lại thư viện, trả lại thẻ thư viện cho người đọc. Nếu tài liệu
không được nguyên trạng như ban đầu thì yêu cầu người mượn phải khắc phục theo quy định.
2. Trường hợp trả giáo trình theo lớp: Lớp trưởng trực tiếp mang toàn bộ số giáo trình đã
mượn lên trả thư viện theo thời gian quy định, cán bộ thư viện kiểm tra kỹ từng giáo trình, nếu
đạt yêu cầu thì nhập lại, nếu không được nguyên trạng như ban đầu thì yêu cầu khắc phục.
Thời gian trả giáo trình tối đa là 1 tuần sau khi thi xong học kỳ đó. Đối với lớp học năm cuối,
thời gian trả trước khi kết thúc kỳ học đó chậm nhất là 1 tuần.
3. Trước khi nhận bằng tốt nghiệp hoặc chuyển trường, chuyển cơ quan công tác, người học
và cán bộ của trường phải trả hết tài liệu đã mượn thư viện và được xác nhận của cán bộ phụ

trách thư viện.

Điều 10. Quy định về việc gia hạn thời gian mượn tài liệu:
1. Người đọc có lý do chính đáng sẽ được xem xét để gia hạn, thời gian gia hạn không quá
thời gian quy định đối với mỗi loại tài liệu ở mục 2 Điều 8.
2. Mỗi loại tài liệu chỉ được gia hạn không quá 1 lần.
4
Điều 11. Quy định về xử lý việc mượn tài liệu quá thời hạn quy định, mất mát, hư hỏng,
không đúng với hiện trạng ban đầu khi cho mượn
a) Không trả tài liệu đúng thời gian quy định: Người mượn sẽ bị giữ thẻ thư viện. Thời
gian giữ thẻ bằng với thời gian quá hạn trả tài liệu.
b) Tài liệu bị mất: Người mượn phải mua đền Thư viện đúng loại tài liệu đã bị mất. Trong
trường hợp không mua được bên ngoài sẽ phải đền theo giá hiện hành.
c) Tài liệu bị hư hỏng: Tùy theo mức độ hư hỏng, người mượn phải có trách nhiệm bồi
thường, việc đánh giá hư hỏng do cán bộ thư viện quyết định.
d) Trong trường hợp không xác định được giá tiền của tài liệu mất hoặc hư hỏng, người đọc
có trách nhiệm đền bằng tiền mặt theo yêu cầu của Nhà trường.
Chương 4
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định ban hành.Trong quá trình
thực hiện, Quy định này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế theo
quyết định của Hiệu trưởng.
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(đã ký)
TS. Nguyễn Ngọc Thanh
5

×