Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

đề thi môn tư pháp quốc tế - 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.66 KB, 5 trang )

ĐỀ THI Môn Tư pháp Quốc tế - 1

Câu 1: Nhận định (3 điểm)
1. Các quốc gia chỉ thừa nhận áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc điều chỉnh
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Sai. Quốc gia có thể áp dụng pháp luật nước mình, Điều ước quốc tế Quốc gia là
thành viên hay do các bên tham gia quan hệ lựa chọn mà thoả điều kiện chọn luật,
tập quán quốc tế. Ví dụ: trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, toà án
Việt Nam có thể viện dẫn Luật Thương mại, BLDS, Incoterms (nếu trong hợp
đồng có thoả thuận chọn luật).
2. Việc các bên chọn Toà án nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên
đồng nghĩa với việc các bên chọn pháp luật của nước đó nhằm giải quyết tranh
chấp trên.
Sai. Việc lựa chon Toà án giải quyết tranh chấp không đồng nghĩa với việc các
bên chọn pháp luật của nước đó. Việc chọn luật áp dụng sẽ doToà án có thẩm
quyền (được chọn bởi các bên) căn cứ vào thoả thuận riêng giữa các bên hay chỉ
dẫn của quy phạm xung đột. Như vậy, nếu các bên chọn luật nước ngoài hay có
quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng luật nước ngoài thì Toà án đó có
thể áp dụng pháp luật nước ngoài.
3. Theo pháp luật Việt Nam, để xác định "quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài",
"vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài" đều phải căn cứ theo quy định tại Điều 758
BLDS 2005.
Sai. Việc xác định "quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài", "vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài" ngoài căn cứ theo quy định tại Điều 758 BLDS 2005 còn căn cứ tại
điều 8.14 Luật HNGĐ, Điều 405.2BLTTDS và điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-
CP.

Câu 2 (3 điểm):
Trình bày căn cứ để xác định một quan hệ thừa kế là có yếu tố nước ngoài theo
quy định của pháp luật Việt Nam và phân tích ý nghĩa của việc xác định yếu tố
nước ngoài trong các quan hệ này.


Tại Việt nam, việc xác định quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài phải căn cứ theo
Điều 758 BLDS.
Quan hệ thừa kế được xác định là có yếu tố nước ngoài khi thoả mãn được một
trong các điều kiện quy định tại Điều 758 BLDS 2005.
(i) chủ thể: ít nhất một bên là tổ chức, công dân nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài.
(ii) các bên là tổ chức, công dân Việt Nam nhưng có căn cứ xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ thừa kế theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hay
(iii)tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Ý nghĩa của việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ thừa kế:
(i) xác định thẩm quyền của toà án quốc gia đối với các vụ việc hừa kế có yếu tố
nước ngoài.
(ii) xác định luật áp dụng điều chỉnh quan hệ thừa kế này.
(iii) công nhận và thi hành bản án dân sự của toà án nước ngoài.
(iii) uỷ thác tư pháp quốc tế
Câu 3 (4 điểm):
Công ty A (quốc tịch Việt Nam) ký hợp đồng bán 10.000 MT hạt điều thô cho
Công ty B (quốc tịch Singapore). Hợp đồng được đàm phán và ký kết tại trụ sở
của Công ty B tại Singapore. Các bên thỏa thuận chọn pháp luật Sing để điều
chỉnh nội dung hợp đồng cũng như giải quyết tất cả tranh chấp phát sinh từ hợp
đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết, A đã tiến hành thu gom hạt điều để chuẩn bị
giao hàng theo thỏa thuận. Tuy nhiên, sau khi A đã thu gom đầy đủ hàng hóa để
chờ giao thì B gửi thông báo cho biết B sẽ không tiếp tục thực hiện hợp đồng vì
cho rằng hợp đồng vô hiệu theo pháp luật Singapo do đại diện ký kết hợp đồng
của A không có thẩm quyền ký kết. Giả sử A khởi kiện tại Tòa án VN, hãy cho
biết:
1. Toà án Việt Nam có thẩm quyền đối với tranh chấp trên không? Cơ sở pháp lý?
Giả sử rằng các bên không có thoả thuận chọn toà án Singapore giải quyết tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng .
Quan hệ hợp đồng giữa A và B có một bên là tổ chức nước ngoài, được xác lập

theo pháp luật nước ngoài và phát sinh tại nước ngoài. Do đó căn cứ theo khoản 2
điều 405 BLTTDS thì đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Việc A đã thu gom hạt điều chuẩn bị giao hàng là biểu hiện của việc một phần hợp
đồng được thực hiện ở Việt Nam. Như vậy, theo điểm e khoản 2 điều 410
BLTTDS thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền toà án Việt Nam.

2. Lập luận của B trong vụ việc trên là đúng hay sai? Giải thích.
Giả sử rằng hợp đồng vô hiệu theo pháp luật Singapore do đại diện ký kết hợp
đồng của A không có thẩm quyền ký kết.
Hợp đồng được thực hiện tại Việt nam nên sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam. Việc
các bên thoả thuận chọn luật Singapore chỉ được phép trong giới hạn quan hệ pháp
luật cho phép. Tức là, luật Singapore chỉ dùng điều chỉnh phạm vị quyền lợi nghĩa
vụ của các bên. Còn về hình thức, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng sẽ tuân theo
pháp luật Việt Nam.
Như vậy, lập luận của B là chưa chính xác. Việc xác định hợp đồng vô hiệu là
thẩm quyền của Toà án chứ không phải do B quyết định.
3. Giả sử tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng, hãy phân tích các điều kiện để đảm bảo pháp luật do các
bên lựa chọn có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp.
pháp luật do các bên lựa chọn có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp nếu
thoả điều kiện chọn luật:
- không trái với các nguyên tắc cơ bản
- không lẩn tránh pháp luật
- luật lựa chon là luật thực định

×