Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

các bài tập kinh tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172 KB, 25 trang )

Bài tập kinh tế vi mô
Chương 1 và 2
Bài 1: Tính toán chi phí cơ hội
Giả sử có thể đi từ Hà Nội tới Sài Gòn bằng hai cách: đi máy bay hoặc tàu
hoả. Giá vé máy bay là 1.500.000 đồng và chuyến bay mất 2h. Giá vé tàu hoả là
800.000 đồng và đi mất 28h.
Cách đi nào sẽ được lựa chọn đối với:
+ Một nhà kinh doanh mà thời gian tính bằng 1.000.000 đ/h
+ Một sinh viên mà thời gian tính bằng 20.000 đ/h.
Bài 2: Những nhận định nào dưới đây là vấn đề quan tâm của kinh tế học vi mô,
những nhận định nào là quan tâm của kinh tế học vĩ mô:
a. Đánh thuế cao vào mặt hàng tiêu dùng xa xỉ sẽ hạn chế được tiêu dùng của
những mặt hàng này.
b. Một hãng sản xuất kinh doanh sẽ tăng đầu tư vào máy móc thiết bị nếu dự
đoán vào tương lai về thu nhập là rất khả quan.
c. Người lao động có mức thu nhập cao có thể sẽ mua nhiều hàng xa xỉ hơn.
d. Một quốc gia phát triển có thể được thể hiện ở chi tiêu của người tiêu dùng
cao hơn.
e. Lãi suất cao trong nền kinh tế thì có thể làm giảm khuyến khích tăng đầu tư
tư nhân.
f. Mức thất nghiệp của toàn bộ khu vực thành thị của Việt Nam tăng nhanh
vào cuối những năm 90.
Bài 3:
Những nhận định nào dưới đây mang tính thực chứng hay mang tính chuẩn tắc:
a. -Giá dầu thế giới tăng 300% giữa năm 1973 và 1974.
b. Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ vì thế cần phải hạn chế và tiến tới loại
bỏ nó.
c. Phân phối thu nhập trên thế giới quá bất công vì các nước nghèo chiếm tới
61% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm được có 6% thu nhập của toàn thế
giới.
d. -Thu nhập quốc dân của Hoa Kỳ năm 1995 chiếm 29% tổng GDP của toàn


thế giới.
e. Chính phủ các nước sử dụng các chính sách tài khoá mở và chính sách tiền
tệ mở để giảm tỷ lệ thất nghiệp.
f. Chính phủ chọn giải pháp tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng để chống lạm
phát.
g. Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi với những người nghèo.
h. Để bảo vệ nền sản xuất trong nước Chính phủ cần phải có chính sách bảo
hộ mậu dịch.
i. -Tình hình lạm phát của nước Đức những năm 1922 và 1923 là hết sức
nghiêm trọng.
j. Thuế lợi tức của việt nam có nhiều bất hợp lý do vậy phải sử dụng thuế thu
nhập doanh nghiệp để thay thế.
Chương 4 Cung và cầu
Bài 1
Cầu cá nhân về hoa ngày 8/3 của các nhóm sinh viên A và B được cho trong
bảng sau:
Nhóm sinh viên A Nhóm sinh viên B
Giá (1000đ/bó) Lượng(bó hoa) Giá (1000đ/bó) Lượng(bó hoa)
15 20 15 18
20 16 20 13
25 12 25 9
30 8 30 6
Hãy tìm cầu thị trường về hoa ngày 8/3? Minh hoạ bằng đồ thị?
Bài 2
Cung cá nhân về hoa ngày 8/3 của các cửa hàng hoa 1 và 2 trong một trường
đại học được cho như sau:
Cửa hàng 1 Cửa hàng 2
Giá (1000đ/bó) Lượng(bó hoa) Giá (1000đ/bó) Lượng(bó hoa)
15 1 15 5
20 4 20 8

25 8 25 16
30 12 30 21
Hãy tìm cung thị trường về hoa ngày 8/3?
Bài 3 Có 3 xí nghiệp chiếm lónh toàn bộ thò trường hàng hóa x với hàm số cầu
của từng xí nghiệp như sau :
Q
1
= 50 – P ; Q
2
= 100 – 2P ; Q
3
= 100 – 4P
( với Q
1
, Q
2
, Q
3
là lượng cầu XN
1
, XN
2
, XN
3
)
a) Số cầu sản phẩm x đối với mỗi xí nghiệp là bao nhiêu khi giá là 10 và
25.
b) Ở các mức giá nói trên tổng số cầu thò trường là bao nhiêu ?
Bài 4
Cung cầu về sản phẩm B được cho ở bảng sau đây

Cầu Cung
Giá (1.000đ/sp) Số lượng(sp) Giá (1.000đ/sp) Số lượng(sp)
5 10 5 40
4 15 4 30
3 20 3 20
2 25 2 10
1 30 1 0
u cầu:
a. Viết phương trình đường cung và cầu. Xác định giá, lượng cân bằng và vẽ
đồ thị.
b. Điều gì sẽ xảy ra nếu:
+ Cầu về sản phẩm B tăng gấp đơi ở mỗi mức giá.
+ Cung về sản phẩm B tăng thêm 15 sản phẩm ở mỗi mức giá.
Xác định giá và lượng cân bằng trong trường hợp này.
Tính giá trị thặng dư của nhà sản xuất và người tiêu dùng trong cả hai trường
hợp trên.
c. Giả sử giá được đặt bằng 2 ngàn đồng/sp. Hãy phân tích tình hình thị
trường lúc này.
Bài 5
Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Hàm cầu về gạo
của Việt Nam năm 2006 là:(P:ngàn đồng/kg; Q: triệu tấn)
Q
D
= 30 - 3P
Trong đó cầu tiêu dùng trong nước là: Q
DN
= 20 - 2P
Hàm cung trong nước là: Q
S
= 18 + P

Giả sử cầu xuất khẩu về gạo giảm đi 50%
a. Điều gì xảy ra với giá gạo trên thị trường tự do. Thái độ của người
trồng lúa sẽ như thế nào.
b. Giả sử Chính phủ muốn mua một lượng gạo hàng năm sao cho giá
gạo tăng lên 2.500đ/kg khi cầu xuất khẩu giảm, thì chính phủ sẽ phải
mua bao nhiêu gạo mỗi năm, và số tiền chi ra là bao nhiêu.
c. Giả sử Chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 1.000 đ/kg khi cầu xuất
khẩu giảm, giá và lượng cân bằng thay đổi như thế nào? Giá người
sản xuất và người tiêu dùng nhận bây giờ là bao nhiêu.
Bài 6 Hàm số cung, cầu về lúa mì ở Mỹ những năm 1980 như sau :
Q
S
= 1800 + 240 P
Q
D
= 3550 – 266 P
Trong đó cầu nội đòa là : Q
D1
= 1000 - 46P
Đơn vò tính : Q = triệu giạ, P = dollar/giạ
a) Tìm giá cả và sản lượng cân bằng thò trường
b) Giả sử cầu xuất khẩu về lúa mì giảm đi 40%, nông dân Mỹ bò ảnh
hưởng như thế nào về doanh thu và giá cả ?
c) Để khắc phục tình trạng trên, chính phủ Mỹ quy đònh giá lúa mì : 3
dollar / giạ, muốn thực hiện được sự can thiệp giá cả chính phủ phải
làm gì ?
Bài 7 Cho giá cả , lượng cung và lượng cầu sản phẩm X như sau:
P 120 100 80 60 40 20
Q
D

0 100 200 300 400 500
Q
S
750 600 450 300 150 0
a) Thiết lập hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm x
b) Do thu nhập dân cư thay đổi, cầu về hàng hóa x giảm 20% ở các mức
giá .Giá cả cân bằng và số lượng cân bằng thò trường bây giờ là bao
nhiêu ?
Bài 8 Vào những ngày đầu mùa, lượng cà phê mỗi tuần trên thò trường Việt
Nam được cho bởi thông tin sau :
P ( USD ) 1800 1600 1400
Q ( tấn ) 100 150 200
Trong đó cầu cà phê xuất khẩu được cho bởi hàm số :
Q
F
= - 0,15 P + 350. Lượng cung cà phê mỗi tuần trong cả nước được
biểu thò bởi hàm số : P = Q + 1000
a) Xác đònh giá cả và lượng cân bằng thò trường
b) Giả sử cầu cà phê nội đòa (Q
E
) giảm chỉ còn 50%. Tìm giá cả và sản
lượng cân bằng thò trường mới.
c) Để bảo hộ sản xuất , nhà nước cam kết mua hết lượng cà phê thừa
nhằm giữ giá cả ở mức cân bằng ban đầu, nhà nước cần bỏ ra bao
nhiêu tiền ?
Bài 9 Sản phẩm Y có hàm số cung và hàm số cầu thò trường như sau :
a) Tìm giá cả và sản lượng cân bằng thò trường ?
b) Nếu chính phủ đònh giá tối thiểu P = 17,5 thì tình hình thò trường sản
phẩm Y thế nào ?
c) Nếu chính phủ đònh giá tối đa P = 14 thì tình hình thò trường sản phẩm

Y thế nào ?
Bài 10
Thò trường Gas ở Hà Nội được cho bởi:
P = 150 – Q
D
; P = 2Q
S
Trong đó: P tình bằng ngàn đồng/bình
Q tính bằng ngàn bình
a. Giá và lượng cân bằng là bao nhiêu?
b. Một sự cố kỹ thuật ở nhà máy sản xuất Gas Vũng Tàu đã ảnh hưởng lớn
đến thò trường làm lượng cung giảm đi 30 nghìn bình tại mỗi mức giá, hãy phân
tích tình hình thò trường?
5+Q
50
1
=P
S
20+Q
100
1
-=P
D
Chương
HỆ SỐ CO GIÃN VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
Bài 1
Cho biểu cầu về hàng hoá X như sau:
Giá (nghìn đồng/kg) Lượng cầu ( Triệu tấn)
2 3
4 2

6 1
8 0
Tính hệ co giãn của cầu theo giá trong khoảng các mức giá (2,4);(4,6);(6,8)?
Tính hệ số co giãn của cầu theo giá ở từng mức giá P=2;P=4;P=6;P=8
Bài 2
Thu nhập bình quân tháng ở ngoại thành tăng từ 110.000đ/tháng lên
130.000đ/tháng. Lượng thòt bò bán tăng từ 2.100kg/tháng lên 3.000kg/tháng
với mức giá cả không đổi
a) Tính độ co giãn của cầu thòt bò theo thu nhập.
b) Giả sử năm tới thu nhập tăng lên 160.000đ/tháng. Độ co giãn của cầu
về thòt bò tính được ở câu a vẫn còn giá trò thì lượng cầu về thòt bò năm
tới là bao nhiêu?
Bài 3
Trên thò trường sản phẩm Z đang cân bằng ở mức giá P=15 và Q = 20.
Tại điểm cân bằng này hệ số co giãn của cầu theo giá E
D
= 0,5, hệ số co
giãn của cung theo giá E
S
= 0,5, biết rằng hàm số cầu và hàm số cung là
hàm tuyến tính.
a) Xác đònh hàm số cầu và cung thò trường
b) Giả sử chính phủ đánh thuế làm lượng cung giảm 50% ở các mức giá.
Vậy giá cả cân bằng và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào ?
c) Giả sử chính phủ ấn đònh giá tối đa : P = 15đ và đánh thuế như câu b.
Tình hình thò trường sản phẩm Z như thế nào ?
Bài 4
Cho hàm số cầu và hàm số cung thò trường của sản phẩm X như sau :
Q
D

= 40 – P ; Q
S
= 10 + 2P
a) Tìm giá cả cân bằng và số lượng cân bằng thò trường
b) Nếu chính phủ đánh thuế 3đ/ đơn vò sản phẩm vào nhà sản xuất thì số
lượng và giá cả cân bằng trong trường hợp này là bao nhiêu ?
Bài 5
Cung và cầu của sản phẩm A trên thò trường năm 2007 được cho ở bảng sau
P 5 10 15 20 25
Q
D
60 50 40 30 20
Q
S
20 30 40 50 60
Trong đó: P tính bằng ngàn đồng/kg; Q tính bằng nghìn tấn
a. Hãy viết phương trình đường cung, đường cầu của sản phẩm A, xác đònh
giá và lượng cân bằng trên thò trường?
b. Nếu chính phủ đánh thuế 1.000đ/kg thông qua người sản xuất thì giá mà
người tiêu phải trả bây giờ là bao nhiêu? Giá nhà sản xuất thực nhận là
bao nhiêu? Xác đònh lượng cân bằng trên thò trường?
c. Giả sử độ co giãn theo giá chéo của sản phẩm A và B là 5, lượng cầu về
SP B sẽ thay đổi như thế nào khi Chính phủ đánh thuế vào SP A, nếu giá
SPB không thay đổi?
Bài 6
Cho các thông tin sau về thò trường sản phẩm A: giá thò trường tự do của sản
phẩm là 10 nghìn đồng một đơn vò, sản lượng trao đổi là 20 nghìn đơn vò. Co
giãn của cầu theo giá ở mức giá hiện hành là -1, co giãn của cung ở mức giá đó
là 1
a. Hãy viết phương trình đường cung và đường cầu của thò trường về sản

phẩm này, biết rằng chúng là những đường tuyến tính?
b. Tính thặng dư tiêu dùng ở mức giá và lượng cân bằng?
Bài 7
Cung và cầu sản phẩm X trên thò trường được cho bởi:
Q
S
=1/8P – 5; Q
D
=45 – 1/2P
Trong đó: P tính bằng USD/1000sp và Q là nghìn SP
a. Hãy xác đònh giá và lượng cân bằng
b. Nếu chính phủ đặt giá trần là 72USD và cung ứng toàn bộ phần thiếu
hụt thì giá và lượng trao đổi thực tế trên thò trường là bao nhiêu?
c. Tính thặng dư tiêu dùng ở câu a và b. Trong trường hợp nào người tiêu
dùng có lợi hơn?
Bài 8
Cho các thông tin sau về thò trường thuốc lá Vinataba
Giá thò trường tự do là P=6; sản lượng trao đổi là 20
(P tính nghìn đồng/bao; Q tính nghìn bao)
Co giãn của cầu theo giá ở mức hiện hành là |E
D
| = 0,75
Co giãn của cung theo giá ở mức hiện hành là E
S
= 0,3
a. Hãy xác đònh đường cung, đường cầu biết rằng chúng là những đường
tuyến tính.
b. Nhà nước đánh thuế vào người sản xuất t/đvsp làm đường cung thay đổi.
Xác đònh giá và lượng cân bằng mới. Biết độ co giãn của cầu theo giá
tại điểm cân bằng mới là |E

D
| = 1/7
c. Nếu nhà nước đánh thuế vào người tiêu dùng 2.000 đ/đvsp thì có hạn
chế được việc tiêu dùng thuốc lá không? Liệu tiêu dùng giảm đi bao
nhiêu?
Bài 9.
Cầu về thuê phòng ký túc xá ở một trường đại học là
Q
D
= 600-0,5P
Cung về phòng cho thuê cố đònh là 300 phòng
P tính bằng nghìn đồng 1 phòng một tháng
a. Giá cho thuê phòng ở ký túc xá đó là bao nhiêu? Xác đònh độ co giãn của
cầu theo giá tại mức giá đó?
b. Nếu nhà nước quy đònh giá cho thuê là 400.000đ/phòng một tháng thì ai sẽ
được lợi, ai sẽ bò thiệt? Xác đònh khoản thiệt hại hay lợi ích đó.
c. Để cho giá thuê phòng giảm xuống 300.000đ/phòng 1 tháng thì trường đại
học đó cần xây thêm bao nhiêu phòng nữa?
CHƯƠNG
YẾU TỐ SẢN XUẤT
1. Sử dụng các công thức tính năng suất cận biên và năng suất bình quân
tính toán và điền vào các khoảng trống trong bảng dưới đây:
Số lượng yếu tố
biến đổi
Tổng sản lượng Năng suất cận
biên (MP)
Năng suất bình
quân(AP)
0 0
1 150

2 400
3 600
4 760
5 800
6 630
2. Xem xét khía cạnh chi phí trong sản xuất sản phẩm A được tổng hợp
trong bảng sau:
Số đơn vò đầu vào
biến đổi
Tiền công lao
động (USD)
Tổng sản phẩm Tổng chi phí cố
đònh
0 10 0 200
10 10 600 200
20 10 1500 200
30 10 2700 200
40 10 3700 200
50 10 4500 200
60 10 5000 200
70 10 5200 200
80 10 5000 200
Hãy tính TVC, TC, AVC, ATC, MC?
3.Một xí nghiệp kết hợp hai yếu tố sản xuất : vốn (K) và lao động (L) để
sản xuất sản phẩm X. Hàm sản xuất của XN có dạng : Q = (K-2)L. Tổng
chi phí sản xuất của XN: TC = 200 dollar, giá mỗi đơn vò yếu tố sản xuất
là :
P
K
= 2 dollar / đơn vò

P
L
= 2 dollar / đơn vò
a) Tìm phối hợp tối ưu giữa hai yếu tố sản xuất K và L.
b) Giả sử giá yếu tố sản xuất không đổi nhưng chi phí sản xuất bây giờ là
220 dollar. Tìm phối hợp tối ưu.
c) Giả sử chi phí sản xuất và giá yếu tố sản xuất K không đổi, nhưng giá
yếu tố sản xuất L chỉ còn 1 dollar / đơn vò, tìm phương án phối hợp tối
ưu mới.
4. Một doanh nghiệp cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết rằng
doanh nghiệp đã chi ra một khoảng tiền là TC = 15.000USD để mua
hai yếu tố với giá P
k
=600USD và P
l
= 300USD
Hàm sản xuất cho bởi Q = 2K(L-2)
a.Xác đònh hàm năng suất biên của K và L
b.Tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được
c.Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất 900SP, tìm phương án tối ưu với chi phí
sản xuất tối thiểu.
5. Cho hàm tổng chi phí của một xí nghiệp như sau :
TC = Q
2
+ 5Q + 10
a) Chi phí cố đònh là bao nhiêu ?
b) Chi phí biên của XN là bao nhiêu ?
c) Chi phí biến đổi là bao nhiêu?
6. Cho hàm số tổng chi phí ( trong đó K tượng trưng cho chi phí cố đònh về
tư bản)

a)Viết phương trình biểu diễn chi phí bình quân (ATC).
b) Viết phương trình biểu diễn chi phí biến đổi bình quân (AVC).
c) Viết phương trình biểu diễn chi phí cố đònh bình quân (AFC).
d) Mức sản lượng đạt được chi phí biến đổi bình quân tối thiểu là bao
nhiêu ?
7. Một hãng sản xuất giày thể thao nhận thấy hàm tổng chi phí của mình là :
TC = 3Q
2
+ 100 trong đó Q là lượng giày sản xuất.
a)Viết phương trình biểu diễn chi phí bình quân (ATC)
b) Hãy suy ra phương trình biểu diễn chi phí cận biên (MC) từ chi phí biến
đổi (TVC).
c) Mức sản lượng đạt được chi phí bình quân tối thiểu là bao nhiêu?
d) Ở mức sản lượng nào chi phí bình quân bằng chi phí cận biên .
e) Chứng minh rằng đường MC cắt đường AVC tại điểm cực tiểu của
AVC.
8. Một doanh nghiệp sử dụng cả 2 yếu tố đầu vào K, L và có hàm sản xuất
là Q=100.K.L và P
L
= 30USD; P
K
= 120 USD thì chi phí tối thiểu của việc sản
xuất ra 10.000 sản phẩm là bao nhiêu?
3
cQ
+
2
bQ
-aQ+K=TC
32

CHƯƠNG
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HỒN HẢO
1 . Sản lượng và chi phí sản xuất sản phẩm x thuộc thò trường cạnh tranh
hoàn hảo như sau :
Qx 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TC 25 35 41 45 47 49 52 57 65 79 100
a) Hãy xác đònh giá sản xuất và giá đóng cửa.
b) Nếu giá sản phẩm trên thò trường là 14đ/sp tìm mức sản lượng tối đa
hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận đạt được ?
c) Nếu giá sản phẩm trên thò trường là 5đ/sp, xí nghiệp giải quyết như thế
nào là tốt nhất ? Tại sao ?
2 . Một xí nghiệp trong thò trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí sản
xuất như sau : TC = Q
2
+ 100
a) Xác đònh hàm cung của xí nghiệp.
b) Nếu giá sản phẩm trên thò trường là 60đ/sp tìm mức sản lượng tối đa
hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận đạt được ?
3. Giả sử một doanh nghiệp biết được hàm cầu về sản phẩm của mình là
P= 100 – 0,01Q
Trong đó Q là sản lượng, P là giá theo USD
Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp là TC = 50Q
a. Viết phương trình biểu diễn tổng doanh thu, doanh thu biên và chi phí
biên.
b. Xác đònh mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.
c. Nếu doanh nghiệp phải chòu thuế 10USD/sp thì sản lượng , giá là bao
nhiêu để doanh nghiệp này tối đa hoá lợi nhuận?
4. Giả sử hàm cầu và hàm tổng chi phí của một doanh nghiệp được xác đònh
bởi những thông số sau:
P = 80 – Q

TC = Q
2
+20Q+350
Trong đó P là giá sản phẩm, Q là đơn vò sản phẩm
a. Hãy xem xét sự khác nhau giữa chiến lược tối đa hoá doanh thu và chiến
lược tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp?
b. Xác đònh Q và P của doanh nghiệp khi theo đuổi mục tiêu doanh thu
càng lớn càng tốt, trong điều kiện ấn đònh tổng mức lợi nhuận là 50?
5. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí (đvt:USD)
TC = Q
2
+ 2Q + 121
a.Xác đònh các hàm chi phí TFC, ATC, AVC và MC
b. Doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận
nếu giá bán sản phẩm trên thò trường là 38 USD, tính mức lợi nhuận đó?
c. Xác đònh mức giá và sản lượng hoà vốn của doanh nghiệp. Khi giá thò
trường giảm xuống 12USD doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất hay đóng
cửa ?
d. Xác đònh hàm cung sản phẩm của doanh nghiệp?
6.Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi bình quân
là:
AVC = 2Q +10
Trong đó AVC tính bằng USD và Q tính bằng 1.000sp
a.Viết phương trình biểu diễn đường cung của doanh nghiệp?
b.Khi giá bán sản phẩm là 22USD thì doanh nghiệp hoà vốn. Tính chi phí cố
đònh của doanh nghiệp?
c. Nếu chính phủ trợ cấp 2USD/sp bán ra thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức
sản lượng nào? Tính lợi nhuận thu được?
CHƯƠNG
CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN

1.Một xí nghiệp độc quyền có hàm số cầu thò trường :
P = - 1/5 Q + 800
hàm số tổng chi phí sản xuất
TC = 1/5 Q
2
+ 200Q + 200.000.
a) Viết hàm doanh thu biên và chi phí biên
b) Xác đònh mức sản lượng và giá bán để tối đa hóa lợi nhuận .
c) Xác đònh sản lượng và giá bán để tối đa hóa doanh thu.
2.Một xí nghiệp sản xuất một loại sản phẩm không có sản phẩm thay thế
trên thò trường. Xí nghiệp có những chi phí như sau : TFC = 2400
Hàm số cầu của sản phẩm : P = - Q + 186.
a) Xí nghiệp sẽ ấn đònh giá bán và sản lượng bán là bao nhiêu ? Thu được
bao nhiêu lợi nhuận ?
b) Nếu xí nhiệp phải trả một khoản tiền thuế khóan là 1000, số thuế này
ảnh hưởng gì đến sản lượng và giá bán sản phẩm của xí nghiệp.
c) Nếu xí nghiệp chòu một khoản thuế là 30% tính trên doanh số, sản
lượng và giá bán thế nào ?
d) Nếu xí nghiệp chòu mức thuế 50% tính trên lợi nhuận, sản lượng và giá
bán ra sao ?
3. Một xí nghiệp sản xuất một loại sản phẩm không có sản phẩm thay thế
trên thò trường . Hàm số cầu thò trường của sản phẩm P = - 0,25 Q + 500.
Hàm tổng chi phí biến đổi : TVC = 0,5Q
2
+ 200Q. Hàm tổng chi phí cố
đònh : TFC = 20.000
a) Nếu xí nghiệp bán 300 sản phẩm, vậy giá bán là bao nhiêu, có phải đó
là tình trạng tối đa hóa lợi nhuận hay không?
b) Xác đònh mức sản lượng và giá bán tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi
nhuận.

c)Nếu chính phủ đánh thuế 3000đ, mức sản lượng, giá bán, lợi nhuận thay
đổi như thế nào
Q10+Q
10
1
=TVC
2
4. Một hãng độc quyền có MC không đổi là 300USD, MR = 1000 – 2Q.
Khi hãng sản xuất 500SP thì chi phí cho một đơn vò sản phẩm là 365USD.
a) Nếu được toàn quyền hành động thì hãng sẽ sản xuất ở mức giá và sản
lượng nào để:
+ Tối đa hoá lợi nhuận, tìm lợi nhuận thu được.
+ Tối đa hoá doanh thu, tìm lợi nhuận thu được.
b) Hãng nên đặt giá bao nhiêu để bán được nhiều sản phẩm nhất mà
không bò thua lỗ khi mới vào thò trường?
c) Giả sử chính phủ quy định mức thuế t/đvsp bán ra. Xác định t để chính
phủ thu được tiền cao nhất?
5. Một nhà độc quyền sản xuất với chi phí là TC = 0,5Q
2
+2Q+47,5
Hàm cầu là: P
D
= 55- 2Q
a) Hãng đặt giá bằng bao nhiêu để bán được nhiều sản phẩm nhất mà khơng bị
lỗ?
b) Nhà nước đánh thuế t vào đơn vị sản phẩm bán ra thì quyết định sản xuất
của hãng là gì? Sử dụng kết quả tính được, tìm quyết định sản xuất của
hãng khi t=2,5
c) Nếu chính phủ khơng thực hiện đánh thuế trên từng đơn vị sản phẩm mà
đánh thuế trọn gói T=50 thì quyết định sản xuất như thế nào?

Câu hỏi ôn tập
1. Dựa vào khái niệm về dòng chu chuyển hoạt động kinh tế hãy giải thích vì
sao một số cá nhân giàu có và một số người khác nghèo nàn?
2. Bạn là một chủ nhà máy đang cần tìm người cho một vị trí còn khuyết
trong một dây chuyền sản xuất. Bạn sẽ quan tâm đến sản phẩm trung bình
của lao động (AP
L
) hay sản phẩm cận biên của lao động(MP
L
) do người
công nhân cuối cùng mà bạn thuê tạo ra được? Trong trường hợp, sản phẩm
trung bình vừa mới bắt đầu giảm xuống thì bạn có thuê thêm công nhân nào
nữa hay không?
3. Gánh nặng thuế được san sẻ giữa người sản xuất và người tiêu dùng như
thế nào trong trường hợp cầu co giãn hơn cung và trường hợp cung co giãn
hơn cầu?
4. Trong số các dự thảo về thuế có thuế phụ thu rượu chưng cất. Thuế này
không áp dụng cho bia. Độ co giãn giá của cung về rượu là 4,0 và độ co
giãn của cầu về rượu là -0,2. Độ co giãn chéo của bia theo giá của rượu là
0,1. a)Nếu thuế được áp dụng, ai sẽ chịu phần lớn gánh nặng thuế(người
sản xuất hay tiêu dùng)? Tại sao?. b)Thuế có ảnh hưởng tới thị trường bia
như thế nào, giả sử rằng cung về bia là hoàn toàn co giãn?
5. Hãy dùng các đường cung và cầu để mô tả mỗi sự kiện sau đây sẽ tác động
tới giá bơ và lượng bơ được mua và bán như thế nào? a)Giá sữa tăng lên;
b)Mức thu nhập trung bình giảm sút?
6. Giả sử chính phủ điều tiết giá thịt bò và thịt gà và đặt chúng dưới mức giá
cân bằng của thị trường. Hãy giải thích vì sao sẽ xảy ra tình trạng khan
hiếm các hàng hoá này và những yếu tố nào sẽ qui định qui mô của tình
trạng khan hiếm? điều gì sẽ xảy ra với giá thịt heo?hãy giải thích ngắn gọn?
7. Hãy dùng phương pháp dịch chuyển đường cung và đường cầu để minh hoạ

tác động của những sự kiện sau đây đối với thị trường táo. Chỉ rõ thay đổi
của giá cả và sản lượng.
a. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng ăn mỗi ngày một quả táo sẽ giúp
cho cơ thể khoẻ mạnh.
b. Giá cam tăng gấp ba
c. Hạn hán làm cho vụ thu hoạch táo giảm 1/3 so với mức bình thường.
d. Hàng ngàn sinh viên bỏ học để làm nghề trồng táo.
8. Hãy sử dụng đồ thị và giải thích tại sao hãng có thể chịu lỗ mà vẫn lựa chọn
sản xuất chứ không phải đóng cửa?
9. Đường cung của một hãng trong ngắn hạn là đường chi phí
biên(P>AVC
min
). Tại sao đường cung trong dài hạn không phải là đường
chi phí biên dài hạn(P>ATC
min
).
Bài 1. Nếu cầu xem chiếu phim cho khách hàng ngồi tại xe là co giãn hơn đối với các cặp
so với các cá nhân riêng lẻ, thì sẽ là tối ưu đối với rạp chiếu phim nếu định một giá vào
cửa cho lái xe và một mức phí bổ sung cho những người đi cùng.Đúng hay sai? Giải
thích?
Khi định giá bán buôn ô tô, các công ty ô tô của Mỹ thường định tỷ lệ phần trăm phí cộng
thêm đối với các danh mục cao cấp (chẳng hạn mui xe làm bằng nhựa dẻo vi-nil , thảm
xe, các phần trang trí bên trong) cao hơn nhiều so với bản thân chiếc xe hoặc những thiết
bị cơ bản như tay lái bằng điện và bộ sang số tự động. Giải thích tại sao?
Bai 2. Giả sử BMW có thể sản xuất bất kỳ sản lượng ô tô nào với chi phí biên cố định là
15.000 USD và chi phí cố định là 20 triệu USD. Bạn được đề nghị cố vấn cho tổng giám
đốc định giá và mức tiêu thụ BMW ở Châu Âu và Mỹ. Cầu về BMW trên mỗi thị trường
như sau:
QE=18.000 - 400PE và QU=5500 - 100PU.
Trong đó E là Châu Âu và U là Mỹ, và tất cả giá và chi phí đều tính theo nghìn USD. Giả

sử BMW chỉ có thể hạn chế sản lượng bán tại Mỹ cho đại lý được uỷ quyền.
a. Xác định sản lượng mà BMW cần bán trên mỗi thị trường và mức giá tương ứng?
Tổng lợi nhuận là bao nhiêu?
b. Nếu BMW bị buộc phải định giá giống nhau trên từng thị trường. Tính sản lượng có
thể bán trên mỗi thị trường? giá cân bằng và lợi nhuận của mỗi công ty?
Bài3. Một nhà độc quyền quyết định phân bổ sản lượng giữa hai thị trường. Hai thị
trường này biệt lập về mặt địa lý (bờ biển phía Đông và Trung tây). Cầu và doanh thu
biên cho hai thị trường là:
P1=15-Q1 MR1=15 – 2Q1
P2=25 – 2 Q2 MR2=25 – 4Q2
Tổng chi phí của nhà độc quyền là C=5+3(Q1+Q2). Tính giá, sản lượng, lợi nhuận doanh
thu biên và khoảng mất không của hãng (i) nếu nhà độc quyền có thể phân biệt giá? (ii)
nếu luật pháp cấm định giá khác nhau cho hai vùng khác nhau?
Bài4. Hãng hàng không Elizabets (EA) chỉ bay một tuyến đường: Chicago – Honolulu.
Cầu cho mỗi chuyến bay trên mỗi tuyến đường này là: Q=500 – P. Chi phí thực hiện mỗi
chuyến bay của hãng EA là 30.000 USD cộng vowis 100 USD cho mỗi hành khách.
a. Mức giá tối đa hoá lợi nhuận của Ea là bao nhiêu? Bao nhiêu khách hàng trên mỗi
chuyến bay? Và lợi nhuận của EA trên mỗi chuyến bay là bao nhiêu?
b. EA biết rằng chi phí cố định cho mỗi chuyến bay trên thực tế là 41.000 USD thay cho
30.000 USD. Liệu hãng có cơ tiếp tục kinh doanh trong thời gian dài? Mô tả câu trả lời
của bạn bằng cách sử dụng đồ thị đường cầu mà EA phải đối mặt, đường cho phí trung
bình của EA khi chi phí cố định là 30.000 USD và đường chi phí trung bình của EA khi
chi phí cố định là 41.000 USD.
c.Hãy đợi! EA phát hiện ra rằng có hai loại hành khách bay tới Honolulu. Loại A là
những nhà kinh doanh với cầu là QA=260-0.4P. Loại B là sinh viên với tổng cầu là
QB=240 – 0.6P. Sinh viên thường phải lựa chọn, cho nên EA quyết định đặt giá khác
nhau. Vẽ đồ thị cho mỗi đường cầu và tổng hợp chúng theo phương ngang. Xác định mức
giá mà hãng bán cho sinh viên và các khách hàng khác? Có bao nhiêu hành khách mỗi
loại trên mỗi chuyến bay?
a. Dự tính lợi nhuận của hãng cho mỗi chuyến bay? Liệu hãng có tiếp tục kinh doanh?

Hãy tính thặng dư tiêu dùng của mỗi nhóm khách hàng. Tổng thặng dư tiêu dùng là bao
nhiêu?
e.Trước khi EA phân biệt giá, tính thặng dư tiêu dùng nhận được từ nhóm khách hàng
loại A và B? Tại sao tổng thặng dư tiêu dùng lại giảm khi có sự phân biệt giá, mặc dù
lượng bán không đổi?
Bài 5. Nhiều cửa hàng cho thuê video cung cấp cho khách hàng hai sự lựa chọn khi thuê
phim:
a. Định giá hai phần: Trả lệ phí hội viên hàng năm (ví dụ 40 USD) và sau đó trả một lệ
phí nhỏ theo ngày cho mỗi lần thuê phim (ví dụ 2 USD/mỗi phim/ ngày).
b.Trả trực tiếp tiền thuê, không trả tiền hội viên nhưng tiền thuê hằng ngày cao hơn (ví dụ
4 USD/ ngày)
Logic đằng sau định giá hai phần trong trường hợp này là gì? Tại sao hãng lại cho khách
hàng hai sự lựa chọn thay vì chỉ đơn giản là định giá hai phần?
Bài 6. Bạn là quản trị viên của Suppper computer, Inc (SC) chuyên cho máy tính siêu
hạng. SC nhận được một khoảng tiền cho thuê cố định cho mỗi giai đoạn để cho phép sử
dụng không hạn chế máy tính với giá P xu/ giây. SC có hai loại khách hàng tiềm tàng với
cùng số lượng: 10 cơ sở doanh nghiệp và 10 viện khoa học. Mỗi doanh nghiệp có hàm
cầu Q= 10-P, trong đó Q là triệu giây một tháng, mỗi viện có hàm cầu là: Q=8-P. Chi phí
biên của SC đối với mỗi đơn vị sử dụng máy tính thêm là 2 xu/ giây bất kể số lượng là
bao nhiêu.
a.Giả sử bạn có thể tách các doanh nghiệp và các viện khoa học. Lệ phí thuê bao và lệ phí
sử dụng cho mỗi nhóm khách hàng là bao nhiêu: lợi nhuận của bạn khi đó là bao nhiêu?
b.Giả sử bạn không thể tách hai loại khách hàng được và bạn sẽ không tính lệ phí thuê.
Lệ phí sử dụng máy sẽ là bao nhiêu để tối đa hoá lợi nhuận của bạn? Lợi nhuận của bạn
khi đó là bao nhiêu?
c.Giả xử bạn thiết lập một định giá hai lớp, có nghĩa là bạn định một mức lệ phí thuê và
lệ phí xử dụng chung hỗn hợp cả hai loại khách hàng. Lệ phí thuê và sử dụng sẽ là bao
nhiêu, lợi nhuận của bạn là bao nhiêu? Giải thích tại sao giá lại không bằng chi phí biên?
Bài 7. Với tư cách là chủ một câu lạc bộ tennis duy nhất ở một cộng đồng biệt lập giàu
có, bạn phải quyết định lệ phí hội viên và lệ phí cho mỗi buổi tối chơi. Có hai loại khách

hàng. Nhóm “ nghiêm túc” có cầu: Q1=6-P trong đó Q là thời gian chơi/ tuần và P là lệ
phí mỗi giờ cho mỗi cá nhân. Cũng có những khách chơi không thường xuyên với cầu
Q2=3-(1/2)P
Giả xử rằng có 1000 khách hàng chơi mỗi loại. Bạn có rất nhiều sân, do đó chi phí biên
của thời gian thuê sân bằng không. Bạn có chi phí cố định là 5000 USD /tuần. Những
khách hàng nghiêm túc và khách hàng chơi không thường xuyên trông như nhau và như
vậy bạn phải định giá giống nhau:
a.Giả sử dể duy trì không khí chyên nghiệp, bạn muốn hạn chế số lượng hội viên cho
những người chơi nghiêm túc. Bạn cần ấn định phí hội viên hàng năm và lệ phí cho mỗi
buổi thuê sân như thế nào?(giả sử 52 tuần/năm) để tối đa hoá lợi nhuận, hãy lưu ý sự hạn
chế này chỉ áp dụng cho những người chơi nghiêm túc. Mức lợi nuận mỗi tuần sẽ là bao
nhiêu?
b. Một người nói với bạn rằng ban có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn bằng cách khuyến
khích cả hai đối tượng tham gia. Ý kiến của người đó đúng không? Mức hội phí và lệ phí
thuê sân là bao nhiêu để có thể tối đa hoá lợi nhuận mỗi tuần? Mức lợi nhuận đó là bao
nhiêu?
c. Giả sử sau vài năm số nhà chuyên môn trẻ tài năng chuyển đến cộng đồng của bạn. Họ
đều là những khách chơi nghiêm túc. Bạn tin rằng bây giờ có 3000 khách chơi nghiêm
túc và 1000 khách chơi không thường xuyên. Liệu còn có lợi nếu bạn còn tiếp tục phục
vụ những khách chơi không thường xuyên? Mức hội phí hằng năm và phí thuê sân là bao
nhiêu để có thể tối đa hoá lợi nhuận? Mức lợi nhuận mỗi tuần là bao nhiêu?
Bài 8. Bạn đang bán hai loại sản phẩm, 1 và 2 cho một thị trượng bao gồm 3 khách hàng
với các giá sẵn sàng trả như sau:
Giá sẵn sàng trả(USD)
Sản phẩm 1
Sản phẩm 2
A
10
70
B

40
40
C
70
10
Chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là 20 USD.
a.Tính giá tối ưu và lọi nhuận trong trường hợp (i) bán riêng rẽ (ii) bán trọn gói (iii) bán
hỗn hợp.
b.Chiến lược nào mang lại lợi nhuận cao nhất? Tại sao?
Bài9. Hãng của bạn sản xuất 2 sản phẩm, cầu cho mỗi loại sản phẩm độc lập với nhau.
Cả hai sản phẩm được sản xuất với chi phí biên bằng không. Bạn có bốn khách hàng (hay
nhám khách hàng) với các giá sẵn sàng trả như sau:
Giá sẵn sàng trả(USD)
Sản phẩm 1
Sản phẩm 2
A
30
90
B
40
60
C
60
40
D
90
30
a. Hãy xem xét ba chiến lược định giá khác nhau (i) bán riêng rẽ (ii) bán trọn gói (iii) bán
gói hỗn hợp. Với mỗi chiến lược, xác định mức giá tối ưu và lợi nhuận thu được. chiến
lược nào là tốt nhất?

b. Bây giờ giả sử chi phí sản xuất biên của mỗi sản phẩm là 35 USD. Điều này làm thay
đổi như thế nào câu trả kời của bạn ở phần (a)? Tại sao chiến lược tối ưu bây giờ lại
khác?
Bài10 Hãy xem xét một hãng độc quyền với đường cầu:
P=100-3Q+4A1/2
Và có hàm tổng chi phí:
C=4Q2+10Q+A
Trong đó A là mức chi phí cho quảng cáo và P, Q là giá và sản lượng
a.Tìm giá trị của A và Q,P để tối đa hoá lợi nhuận của hãng.
b. Tính chỉ số độc quyền Lerner, L=(P-MC)/P cho hãng này tại mức A, Q, P đảm bảo tối
đa hoá lợi nhuận.
1. Giải thích mỗi phát biểu sau bằng cách sử dụng đồ thị cung và cầu
a. Khi cam mất mùa, giá nước ép cam gia tăng ở khắp các siêu thị cả
nước.
b. Hạn hán kéo dài làm mất mùa, giá lúa đã tăng lên.
c. Khi chiến sự nổ ra ở Trung Đông, giá dầu thô gia tăng, trong khi giá
xe Cadillac giảm.
2. “Một sự gia tăng cầu của sách truyện làm tăng lượng cầu của sách
truyện, nhưng không làm
tăng lượng cung.” Phát biểu này đúng hay sai? Giải thích?
3.Trong suốt những năm 90, tiến bộ công nghệ làm giảm chi phí sản
xuất vi mạch máy tính.Bạn có nghĩ điều này tác động vào thị trường
máy tính không? Vào thị trường phần mềm máy tính? Vào thị trường
máy đánh chữ?
4. Nước sốt cà chua nấm là hàng hóa bổ sung (cũng như đồ gia vị) cho
bánh hot dog. Nếu giá bánh hot dog tăng, điều gì sẽ xảy ra đối với thị
trường nước sốt? Thị trường cà chua? Thị trường nước ép cà chua? Thị
trường nước cam ép?
5. Thị trường trái cây thanh long có cung và cầu như sau:
Giá(nghìn đồng/kg)Lượng cầu(tạ)Lượng cung(tạ)

4 135 26
5 104 53
6 81 81
7 68 98
8 53 110
9 39 121
a. Vẽ đồ thị đường cung và đường cầu? Giá và sản lượng cân bằng của
thị trường này là
bao nhiêu?
b. Nếu mức giá hiện tại trên thị trường này là nằm trên mức giá cân
bằng, điều gì sẽ xảy ra trên thị trường?
c. Nếu mức giá hiện tại trên thị trường này là nằm dưới mức giá cân
bằng, điều gì sẽ xảy
ra trên thị trường?
6. Giả sử, giá vé xem bóng đá hoàn toàn được xác định bởi thị trường.
Hiện tại, cung cầu của nó như sau:
Giá(nghìn đồng)Lượng cầu(nghìn vé)Lượng cung(nghìn vé)
4 10 8
8 8 8
12 6 8
16 4 8
20 2 8
a. Vẽ đường cung và đường cầu. Điều gì là đáng chú ý về đường cung
này? Giải thích tại
sao có điều này?
b. Giá và sản lượng cân bằng của vé xem bóng đá là bao nhiêu?
c. Giả sử, có một sự gia tăng thêm về cầu đối với vé xem bóng đá.
Phần gia tăng của cầu
này được biểu thị như sau:
Giá(nghìn đồng)Lượng cầu(nghìn vé)

4 4
8 3
12 2
16 1
20 0
Bây giờ cộng biểu cầu cũ và biểu cầu mới thêm vào để tính biểu cầu
mới cho toàn bộ thị
trường vé xem bóng đá. Giá và sản lượng cân bằng mới sẽ là bao
nhiêu?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×