Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Các bài tập Kinh tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.04 KB, 17 trang )

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC
Bài 1
Giả định một nền kinh tế giản đơn chỉ có 2 ngành sản xuất xe đạp và xe máy. Bảng sau thể
hiện các khả năng có thể đạt được của nền kinh tế khi các nguồn lực được sử dụng một cách
tối ưu nhất
Các khả năng Sản lượng xe đạp
(vạn chiếc)
Sản lượng xe máy
(vạn chiếc)
A 40 0
B 35 4
C 30 6
D 20 8
E 0 10
a. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế này?
b. Nền kinh tế có khả năng sản xuất 27 vạn chiếc xe đạp và 8 vạn chiếc xe máy không?
c. Bạn có nhận xét gì nếu nền kinh tế sản xuất tại điểm G (25 vạn chiếc xe đạp và 6 vạn chiếc
xe máy)
d. Hãy tính chi phí cơ hội của việc sản xuất xe đạp và xe máy?
Bài 2
Giả sử một nền kinh tế chỉ có 2 ngành sản xuất lương thực và máy móc. Nền kinh tế đó có các
khả năng sản xuất như sau:
Khả năng Lương thực Máy móc
A 0 15
B 1 14
C 2 12
D 3 9
E 4 5
F 5 0


a. Vẽ đường PPF?
b. Tính chi phí cơ hội của việc sản xuất 1, 2, 3, 4, 5, ĐV lương thực
c. Tính chi phí cơ hội của việc sản xuất ĐV lương thực thứ 1, thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5.
d. Tại sao có sự khác nhau giữa các chi phí cơ hội ở câu c?
e. Giả sử tài nguyên hiện có tăng lên, điều gì sẽ xảy ra với đường PPF?
Chương 2
CUNG – CẦU
Bài 1:
Lượng cầu và lượng cung của hàng hoá X ở các mức giá như sau:
P (nghìn đồng) Q
d
(đơn vị) Q
s

(đơn vị)
10 100 40
12 90 50
14 80 60
16 70 70
18 60 80
20 50 90
a. Viết phương trình hàm cung, cầu. Có nhận xét gì về hình dạng của các đường cung,
cầu đó. Giải thích?
b. Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng?
c. Hãy xác định thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng và mất không gây ra cho xã hội
nếu giá bị áp đặt là 5 nghìn đồng?
d. Mô tả các kết quả đạt được trên cùng một đồ thị?
Bài 2
Phương trình đường cung và đường cầu của hàng hoá X như sau:
Q

d
= -5P + 150
Q
s
= 5P - 10
Giá tính bằng nghìn đồng, Q
d
, Q
s
, tính bằng đơn vị
a. Tính hệ số co giãn của cầu và cung ở giá 12 nghìn đồng, ở giá 18 nghìn đồng?
b. Tính giá và lượng cân bằng trên thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu, cung tại ở mức giá đó?
c. Nếu Nhà nước ấn định giá trần là P
c
= 14 thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường ? Để giữ
cho giá trần đó có hiệu lực Nhà nước phải làm gì?
d. So sánh CS, PS, NSB ở mức giá cân bằng khi thị trường không bị điều tiết và khi có
giá trần?
e. Vẽ minh hoạ các kết qủa trên cùng một đồ thị.
Bài 3
Hình vẽ sau mô tả cầu của một sản phẩm mau hỏng chẳng hạn nấm ăn ở 2 thị
trường 1 và 2
a. Hãy viết phương trình đường cầu biểu D
1
và D
2
b. Giả sử cung về nấm luôn cố định ở mức Q
s
= 1100. Tính giá và lượng cân bằng trên
từng thị trường?

c. Ở mỗi thị trường, mức giá nào đem lại sẽ đem lại tổng doanh thu cao nhất?
d. Nếu có một chiến dịch quảng cáo được tiến hành thì hàm cầu nấm trên thị trường 1 sẽ
thay đổi thành P = -1/1000 Q + 25. Khi đó sẽ có gì thay đổi đối với giá và lượng cân bằng ở thị
trường 1?
Bài 4
Có số liệu sau đây về cung và cầu mỳ tôm ở Hà Nội:
Giá
(nghìn đồng/kg)
7 8 9 10 11 12
Lượng cung
(tấn/ngày)
11 13 15 17 19 21
Lượng cầu
(tấn/ngày)
20 19 18 17 16 15
1. Viết phương trình cung - cầu. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường.
Tính tổng chi tiêu của người tiêu dùng.
2. Nếu chính áp đặt giá là 11,5 ngàn đồng/kg thì điều gì sẽ xảy ra?
3. Nếu chính phủ đánh thuế 1 ngàn đồng /kg mỳ tôm bán ra. Giá và sản lượng sẽ thay
đổi như thế nào?
4. Gánh nặng thuế sẽ được phân chia như thế nào giữa người tiêu dùng và người sản
xuất?
Bài 5
Hàm cầu về lúa hàng năm có dạng:
Q
D
= 480 – 0,1P (đơn vị tính P – đ/kg; Q - tấn). Sản lượng lúa năm trước
Qs
1
= 270. Sản lượng lúa năm nay Qs

2
= 280.
a. Xác định giá lúa năm nay trên thị trường. Có nhận xét gì về thu nhập của người nông
dân so với năm trước.
b. Để đảm bảo thu nhập cho nông dân chính phủ đưa ra 2 giải pháp:
+ Kiểm soát giá: ấn định mức giá sàn năm nay là 2100đ/kg và cam kết sẽ mua hết phần
lúa dư thừa.
+ Trợ giá: chính phủ không can thiệp vào thị trường mà trợ giá cho nông dân là 100đ/kg
Tính số tiền mà chính phủ phải chi ở mỗi giải pháp, thu nhập của nông dân ở mỗi giải
pháp. Theo anh (chị) giải pháp nào có lợi nhất?
c. Vẽ đồ thị minh hoạ?
1000 3000
Q
P
20
10
G
D
1
D
2
Bài 6
Một công ty sản xuất và lắp ráp xe máy Wave xác định được hệ số co ãn theo giá và theo
thu nhập của loại xe mà công ty đang bán lần lượt là
D
P
E
= -1,2 và
D
I

E
= 3. Phòng
marketing của công ty đưa ra dự báo thu nhập của người tiêu dùng tăng 3% trong năm
tới.
a. Năm nay công ty bán được 8000 xe. Nếu trong năm tới công ty tăng giá bán lên 5%
thì sẽ bán được bao nhiêu xe?
b. Nếu công ty đưa ra mục tiêu tăng lượng xe bán lên 5% thì công ty nên có kế hoạch
thay đổi giá như thế nào?
Bài 7
Hàm cầu của sản phẩm A được bởi phương trình Q = 100 – P
a. Hãy viết công thức tính độ co giãn theo điểm của cầu theo giá?
b. Tại mức giá nào độ co giãn bằng 1?
c. Tại mức giá nào độ co giãn bằng 2?
Bài 8
Hệ số co giãn theo giá của của cung và tại trạng thái cân bằng P = 40, Q = 20 lần lượt là
E
D
P
= - 2 và E
S
P
=
3
2
a. Viết phương trình đường cung và đường cầu?
b. Vẽ đồ thị minh hoạ
Bài 9
Một công ty ước lượng được hàm cầu đối với sản phẩm của mình như sau:
Q
X

= 1000 – 0,6P
Y
Trong đó Q
X
là lượng cầu đối với hàng hoá X do công ty kinh doanh và P
Y
là giá của
hàng hoá Y có liên quan với hàng hoá X.
1. Bạn hãy cho biết mối quan hệ giữa hai hàng hoá X và Y. Đó là các hàng hoá thay thế
hay bổ sung? Tại sao?
2. Hãy xác định hệ số hệ số co giãn chéo của cầu tại các mức giá P
Y
= 80 và P
Y
= 40
3. Hãy xác định hệ số co giãn chéo của cầu theo đoạn khi P
Y
nằm trong khoảng
(100,80)
Bài 10
Giả sử thị trường có ba cá nhân khác nhau có phương trình cung như sau:
P
1
= 10 + Q
1,
P
2
= 18 + 0,5Q
2
, P

3
= 16 + 0,4Q
3
Hãy viết phương trình đường cung thị trường?
Bài 11
Thị trường gạo ở Hà Nội được cho bởi đường cung cầu sau:
Cung: P = 3Q – 12,8; Cầu: P = 8,26 – Q
Trong đó giá tính bằng nghìn đồng/kg, sản lượng tính bằng tấn.
a. Hãy tính mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường tự do?
b. Tính thặng dư tiêu dùng và co dãn của cầu theo giá ở mức giá thị trường tự do?
c. Giả sử chính phủ muốn trợ cấp cho nông dân để giá gạo giảm xuống còn 2,5 nghìn
đồng/kg thì mức trợ cấp/kg phải là bao nhiêu?
d. Người sản xuất hay người tiêu dùng, là người nhận được nhiều hơn từ tổng số tiền trợ
cấp của Chính phủ?
Chương 3
LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Bài 1
Một người tiêu dùng có thu nhập I = 3500 để mua hai sản phẩm X và Y với giá tương
ứng là P
X
= 500, P
Y
= 200. Sở thích của người tiêu dùng này được biểu thị qua hàm số:
TU
X
= -
XX
QQ 26
2
+

TU
Y
=
YY
QQ 58
2
5
2
+−
Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tính tổng hữu dụng tối đa có thể đạt được?
Bài 2
Một người tiêu dùng có 1 lượng thu nhập 35USD để chi tiêu cho 2 hàng hoá X và Y.
Lợi ích tiêu dùng của mỗi đơn vị hàng hoá được cho bởi bảng sau.
Giá của hàng hoá X là 10USD/ một đơn vị, giá hàng hoá Y là 5USD/ một đơn vị
Q
X,Y
TU
X
TU
Y
1 60 20
2 110 38
3 150 53
4 180 64
5 200 70
6 206 75
7 211 79
8 215 82
9 218 84
a. Hãy xác định lợi ích cần biên (MU) của việc tiêu dùng 2 hàng hoá đó.

b. Xác định mức tiêu dùng tối ưu. Khi đó tổng là bao nhiêu?
c. Nếu thu nhập của người tiêu dùng này là tăng lên thành 55USD, kết hợp tiêu dùng tối
ưu sẽ thay đổi như thế nào?
d. Với thu nhập 55USD để chi tiêu, nhưng giá của hàng hoá X giảm xuống còn 5USD/
một đơn vị. Xác định kết hợp tiêu dùng tối ưu.
Bài 3
Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 200 nghìn đồng để chi mua cho 2 hàng
hoá X và Y,
a. Giả sử giá hàng hoá X là 4000/đơn vị và giá hàng hoá Y là 2000/đơn vị. Hãy vẽ
đường ngân sách cho người này.
b. Giả sử hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng này được cho bởi
TU = 2X + Y
Người này nên chọn X, Y như thế nào để tối đa hoá lợi ích?
c. Cửa hàng nơi người này thường mua có sự khuyến khích đặc biệt. Nếu mua 20 đơn vị
Y (với giá 2000) sẽ được thêm 10 đơn vị nữa mà không mất tiền. Điều này chỉ áp dụng cho 20
đơn vị Y đầu tiên, tất cả các đơn vị sau vẫn phải mua giá 2000 (trừ số thưởng). Hãy vẽ đường
ngân sách trong trường này.
d. Vì cung hàng hoá Y giảm nên giá của nó tăng thành 4000/đơn vị. cửa hàng này
không khuyến khích như trước nữa. Bây giờ đường ngân sách của người này thay đổi như thế
nào? Kết hợp X, Y nào tối đa hoá lợi ích của người đó.
Bài 4
Hàng tháng một người tiêu dùng dành 1 triệu đồng để mua thịt (T) và khoai tây (K) với
giá tương ứng PT = 20.000/kg, PK = 5.000/kg.
a.Thiết lập phương trình đường ngân sách và minh hoạ bằng đồ thị?
b. Nếu biết hàm tổng lợi ích từ việc tiêu dùng thịt (T) và khoai tây (K) của người là tiêu
dùng là: TU = (T – 2)K thì kết hợp nào giữa thịt và khoai tây mà người tiêu dùng sẽ mua để
tối đa hoá lợi ích?
c. Nếu giá khoai tây tăng gấp đôi thì đường ngân sách và quyết định của người tiêu sẽ
thay đổi như thế nào?
Bài 5

Một người có hàm tổng lợi ích đối với 2 hàng hoá X và Y như sau:
TU = 20 XY
Người tiêu dùng có lượng thu nhập là 5 triệu đồng dành để chi tiêu cho 2 hàng hoá X và Y.
Giá của hàng hoá X là 100 nghìn đồng/ một đơn vị và giá của hàng hoá Y là 20 nghìn
đồng/ một đơn vị.
a. Hãy xác định kết hợp tiêu dùng 2 hàng hoá X và Y của người tiêu dùng để tối đa hoá
lợi ích. Tính lợi ích tối đa đó?
b. Nếu giá của X giảm còn 50 nghìn đồng/một đơn vị thì kết hợp tiêu dùng sẽ thay đổi
như thế nào?
c. Hãy viết phương trình đường cầu đối với hàng hoá X, giả sử rằng nó là đường tuyến tính.
d. Hãy minh hoạ kết quả tính toán trên bằng đồ thị
Bài 6
Một người tiêu dùng có lượng thu nhập là 1000$ dành cho tiêu dùng 2 hàng hoá A và B.
kết hợp tiêu dùng của người này được xác định trên hình vẽ
a. Hãy xác định giá của hàng hoá A và B tương ứng với từng đường ngân sách.
b. Người này tiêu dùng bao nhiêu đơn vị hàng hoá B tương ứng với các trường hợp trên.
c. Viết phương trình đường cầu tuyến tính đối với hàng hoá A.
Bài 7
Một người tiêu dùng sử dụng hết số tiền là 60.000 đồng để mua hai hàng hoá X và Y
với giá tương ứng PX = 3000 đồng, PY = 1000 đồng. Hàm tổng lợi ích đạt được từ việc tiêu
dùng hai hàng hoá X và Y là TU = X
1/2
Y
1/2
a. Viết phương trình đường ngân sách? Các tập hợp hàng hoá (X,Y) sau: (15,30),
(10,30), (30,10) người tiêu dùng có mua được không? Vì sao? Minh hoạ bằng đồ thị đường
ngân sách và các kết hợp hàng hoá trên?
b. Kết hợp nào giữa hai hàng hoá X và Y mà người tiêu dùng sẽ mua sẽ tối đa lợi ích?
Tính lợi ích tối đa đó? Minh hoạ kết quả vào đồ thị đã vẽ ở câu 1?
c. Giả sử giá hàng hoá Y tăng lên PY


= 3000 đồng (các yếu tố khác không thay đổi) thì
quyết định lựa chọn của người tiêu dùng sẽ thay đổi như thế nào ? Viết phương trình đường
cầu tuyến tính của hàng hoá Y?
10 20 30 50
Hàng hoá A
Hàng hoá B
50

Chương 4
LÝ THUYẾT SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ
Bài 1
Giả sử hàm sản xuất với 2 đầu vào vốn (K) và lao động (L) của 1 doanh nghiệp có dạng
sau:
3/2
LK Q
1/2
=
a. Hàm sản xuất của doanh nghiệp có hiệu suất tăng, giảm hay không đổi theo quy mô?
Giải thích?
b. Tính hệ số co giãn của Q theo K và L
c.Viết các biểu thức thể hiện sản phẩm cận biên của K và L.
d. Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giữa K và L
Bài 2
Hãy điền vào các ô trống sau đây:
Lao
động
Tổng sản
phẩm
Sản phẩm bình

quân
Sản phẩm cận
biên
1 40
2 48
3 138
4 44
5 24
6 210
7 29
8 -27
Bài 3
Hãy điền vào các ô trống sau
Sản
lượng
(Q)
Tổng
chi phí
(TC)
Chi phí
cố định
(FC)
Chi phí
biến đổi
(VC)
Chi phí
cố định
bình
quân
(AFC)

Chi phí
biến đổi
bình
quân
(AVC)
Tổng
chi phí
bình
quân
(ATC)
Chi phí
cận
biên
(MC)
100 260 60
200 0,3
300 0,5
400 1,05
500 360
600 3,0
700 1,6
800 2040
Bài 4
Một doanh nghiệp có hàm sản xuất là Q = 10L
1/2
K
1/2
Giá các đầu vào là: lao động 100$/tuần, thuê máy móc thiết bị 200$/tuần.
a. Nếu doanh nghiệp sản xuất 200 đơn vị sản phẩm thì số lượng lao động và máy móc
thiết bị tối thiểu chi phí là bao nhiêu?

b. Nếu doanh nghiệp sản xuất 400 đơn vị sản phẩm thì số lượng lao động và máy móc
thiết bị tối thiểu chi phí là bao nhiêu? Chi phí cận biên và chi phí trung bình trong hai trường
hợp này là bao nhiêu?
c. Điều gì sẽ xảy ra với tổng chi phí, chi phí trung bình và chi phí cận biên khi sản
lượng là 200 và 400 nếu doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả hơn nên hàm sản xuất trở thành
Q =11L
1/2
K
1/2
d. Khi giá thuê máy móc thiết bị và tiền lương tăng 10% thì điều gì sẽ xảy ra với tổng
chi phí và chi phí cận biên
Bài 5
Hàm sản xuất trong ngắn hạn (với một đầu vào Z) của 1 doanh nghiệp là:
10
3
2
Z
Z 10Z Q −+=
a. Viết phương trình biểu diễn sản phẩm cận biên (MP) sản phẩm bình quân (AP) của Z
b. Sản phẩm cực đại trong ngắn hạn của hãng là bao nhiêu? Khi đó phải sử dụng bao
nhiêu đầu vào Z?
c. Ở mức sản lượng nào năng suất bình quân là lớn nhất?
Bài 6: Cho hình vẽ với điểm lựa chọn tối ưu các đầu vào là B
Biết rằng tổng chi phí của doanh nghiệp này là TC = 96 dùng để chi tiêu cho 2 đầu vào
K và L
a. Xác định giá của các đầu vào K và L
b. Doanh nghiệp này sử dụng bao nhiêu đơn vị đầu vào L
c. Xác định tỷ lệ thay thế cận biên kỹ thuật giữa 2 đầu vào K và L
d. Nếu lựa chọn đầu vào ở điểm A thì doanh nghiệp này có đạt được sản lượng tối đa
không? Tại sao?

Bài 7
Bài 7
8
4
0
6
B
Đường đồng phí
Đường đồng lượng
L
K
A
Một doanh nghiệp sản xuất giầy thể thao nhận thấy hàm tổng chi phí của mình là:
TC = 3y
2
+ 100 trong đó y là lượng giầy sản xuất.
a. Chi phí cố định (FC) của doanh nghiệp là bao nhiêu?
b. Viết phương trình biểu diễn chi phí bình quân (AC)
c. Hãy suy ra phương trình biểu diễn chi phí cận biên (MC) từ chi phí biến đổi (VC)
d. Mức sản lượng đạt được chi phí bình quân tối thiểu là bao nhiêu?
e. Ở mức sản lượng nào chi phí bình quân bằng chi phí cận biên?
Bài 8
Một doanh nghiệp có đường cầu về sản phẩm của mình là P = 40 – Q
Doanh nghiệp có chi phí bình quân không đổi bằng 10 ở mọi mức sản lượng.
a. Cho biết chi phí cố định của doanh nghiệp bằng bao nhiêu?
b. Tìm giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp?
c. Độ co giãn của cầu ở mức giá tối đa hoá lợi nhuận bằng bao nhiêu? Giải thích tại sao
lúc đó doanh nghiệp chưa thể có doanh thu cực đại?
Bài 9
Một doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử đối mặt với hàm cầu về sản phẩm của mình

là: P = 100 – 0,03Q trong đó P là giá tính bằng USD. Chi phí bình quân của doanh nghiệp là
ATC = 40 +
Q
30000
a. Với các dữ liệu trên hãy chứng tỏ rằng đối với doanh nghiệp: chiến lược tối đa hoá
lợi nhuận khác chiến lược tối đa hoá doanh thu.
b. Giả sử Nhà nước quyết định thu 1 khoản thuế 5USD/1 đơn vị sản phẩm. Khi đó giá
cả, sản lượng và tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ thay đổi bao nhiêu?
c. Minh hoạ các kết quả trên đồ thị.
Bài 10
Một doanh nghiệp sản xuất 1 loại sản phẩm không có mặt hàng thay thế trên thị trường.
Hàm cầu của sản phẩm này là: P = 186 – Q . Doanh nghiệp có các chi phí như sau:
Chi phí cố định FC = 2400
Chi phí biến đổi trung bình AVC =
10
Q
+
10
a. Nếu doanh nghiệp được tự do hành động thì nó sẽ chọn giá bán và sản lượng bán ra
bao nhiêu để tối đa hoá lợi nhuận?
b. Nếu doanh nghiệp phải trả 1 khoản thuế cố định là 1000 thì thuế này có ảnh hưởng gì
đến việc quyết định sản lượng và giá bán của doanh nghiệp?
c. Nếu doanh nghiệp có thể nhập sản phẩm từ nước ngoài với giá nhập Pw = 86 thì
doanh nghiệp sẽ bán ra với giá nào để thu được lợi nhuận tối đa?
Bài 11
Cầu của thị trường về sách hướng dẫn du lịch cho người nước ngoài là (D):
Q = 2000 – 100P, trong P là giá sách tính bằng USD. Trước khi in Nhà xuất bản đã phải có 1
khoản chi cố định là 1000USD cho việc trả tiền viết và đánh máy bản thảo.
a. Viết phương trình biểu diễn tổng doanh thu và tổng chi phí của việc xuất bản cuốn
sách này nếu biết rằng chi phí bổ sung để in thêm 1 cuốn sách là 2USD.

b. Xác định lượng sách in và giá bán khi nhà xuất bản theo đuổi các mục tiêu: Tối đa
hoá doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận.
c. Nếu cơ quan quản lý Nhà nước quy định mức giá bán cao nhất cho 1cuốn sách là
9USD thì lợi nhuận của Nhà xuất bản này sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 12
Giả sử chi phí biên của một hãng máy tính là không đổi ở mức 10 triệu đồng một máy. Tuy
nhiên, chi phí sản xuất cố định bằng 100 triệu đồng.
a. Tính các đường chi phí biến đổi trung bình và chi phí trung bình của hãng?
b. Nếu hãng muốn tối thiểu hóa chi phí sản xuất trung bình, hãng sẽ chọn mức sản
lượng rất lớn hay rất nhỏ? Hãy giải thích?
Chương 5
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
Bài 1
Trong 1 thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 60 người bán và 80 người mua. Mỗi người
đều có hàm cầu giống nhau: P = 164 – 20q. Mỗi người sản xuất cũng có hàm tổng chi phí như
nhau là: TC = 3q(q + 8)
a. Thiết lập hàm cung và hàm cầu của thị trường?
b. Xác định mức giá cân bằng trên thị trường. Khi đó hệ số co giãn của cầu là bao
nhiêu, Tính thặng dư tiêu dùng của thị trường ở mức giá cân bằng.
c. Mỗi người sản xuất bán được bao nhiêu được lợi nhuận bao nhiêu?
d. Minh hoạ trên đồ thị các kết quả tính được?
Bài 2
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi là:
AVC = 2Q + 4 (USD)
a. Viết phương trình biểu diễn hàm chi phí cận biên của doanh nghiệp và xác định mức
giá mà doanh nghiệp phải đóng cửa sản xuất.
b. Khi giá bán của sản phẩm là 24USD thì doanh gnhiệp bị lỗ vốn 150USD. Tìm mức
giá và sản lượng hoá vốn của doanh nghiệp?
c. Doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận nếu giá bán
trên thị trường là 84USD. Tính lợi nhuận tối đa đó?

d. Minh hoạ các kết quả trên bằng đồ thị?
Bài 3
Một hãng độc quyền bán có hàm cầu về sản phẩm của mình là;
P = 1000 – Q(USD)
Chi phí bình quân của doanh nghiệp là không đổi và bằng 300USD.
a. Chi phí cận biên của doanh nghiệp là bao nhiêu?
b. Xác định sản lượng, giá, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp khi theo đuổi các
mục tiêu: tối đa hoá lợi nhuận và tối đa hoá doanh thu?
c. Giả sử hãng phải chịu một mức thuế cố định T = 1500USD thì giá, sản lượng và lợi
nhuận cực đại của hãng sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 4
Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X sẽ hoà vốn ở mức giá 21 nghìn đồng. Chi phí
biến đổi của doanh nghiệp là VC = 2Q
2
+ Q (nghìn đồng)
a. Tìm chi phí cố định của doanh nghiệp?
b. Đường cung của doanh nghiệp là gì?
c. Ở mức giá P = 30 nghìn đồng doanh nghiệp sẽ sản xuất mức sản lượng nào và thu
được lợi nhuận bao nhiêu?
d. Tìm mức giá đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp.
e. Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả?
Bài 5
Một hãng độc quyền gặp đường cầu về sản phẩm cuả mình là:
P = 150 – 2Q
Tổng chi phí của doanh nghiệp là: TC = 500 + 10Q + Q
2
a. Tìm giá và sản lượng cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu:
- Tối đa hoá lợi nhuận
- Tối đa hoá doanh thu
b. Tính lợi nhuận, thặng dư tiêu dùng và mất không của xã hội do độc quyền khi hãng

theo đuổi các đã nêu ở câu a?
c. Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả trên?
Bài 6
Một hãng độc quyền sản xuất sản phẩm X có chi phí cận biên là:
MC = 5 + Q
Chi phí cố định của hãng là 500. Hãng gặp đường cầu P = 40 – Q. Trong đó P tính bằng
nghìn đồng/ đơn vị, Q tính bằng nghìn đơn vị
a. Tính giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận cho hãng?
b. Nếu chính phủ đánh thuế 1 nghìn đồng 1 đơn vị sản phẩm thì giá và sản lượng tối ưu
của hãng thay đổi như thế nào?
c. Tính thặng dư tiêu dùng và mất không ở câu a và câu b?
d. Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả trên?
e. Nếu chính phủ thu thuế cả gói là 1000.000 đồng thì thì giá, sản lượng và lợi nhuận
của hãng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? giải thích?
Bài 7
Một hãng cạnh tranh độc quyền gặp đường cầu về sản phẩm của mình là:
P = 9 – Q
Trong đó sản lượng tính bằng nghìn đơn vị, giá tính bằng nghìn đồng/đơn vị. Tổng chi
phí ngắn hạn của hãng là: TC = 2 + 3Q + Q
2
. Đường chi phí trung bình dài hạn của hãng là:
LAC = 5Q – Q
2
a. Tìm giá, sản lượng và lợi nhuận cho hãng trong ngắn hạn?
b. Tìm giá, sản lượng và lợi nhuận cho hãng khi đạt cân bằng trong dài hạn?
Bài 8
Giả có 1000 doanh nghiệp giống hệt nhau, mỗi doanh nghiệp có đường chi phí cận biên
ngắn hạn là MC = q – 5. Hàm cầu thị trường là Q = 20.000 – 500P
a. Tìm phương trình đường cung của thị trường
b. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường

Bài 9
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có số liệu về chi phí sản xuất trong ngắn hạn
như sau:
Q 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
TC 1500 2500 3400 4300 5100 6100 7300 8600 10100 11900 13900
a. Tính FC, VC, AVC, AFC, ATC và MC
b. Xác định giá đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp?
c. Với những mức giá nào thì doanh nghiệp có lãi?
d. Nếu giá thị trường P = 180 thì doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất như thế nào? Khi
đó doanh nghiệp thu được bao nhiêu lợi nhuận?
Bài 10
Một doanh nghiệp độc quyền có đường cầu là Q = 30 – 2,5P và các chi phí sau
MC = 1,2Q + 4; FC = 5
a. Xác định sản lượng, giá bán và lợi nhuận khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa
hoá lợi nhuận và tối đa hoá doanh thu?
b. Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại mức sản lượng đạt được lợi nhuận
tối đa?
c. Nếu đánh thuế 1USD/sản phẩm thì quyết định sản xuất sẽ thay đổi như thế nào?
d. Minh hoạ các kết quả tính được trên đồ thị
Bài 11
Giả sử thị trường sản phẩm X có thể mô tả bằng phương trình dưới đây:
Cầu: P = 100 – Q
Cung: P = Q – 4
Trong đó, P là giá tính bằng nghìn đồng/đơn vị và Q là số lượng tính bằng nghìn đơn vị.
Trong trường hợp này:
a. Giá và sản lượng cân bằng ra sao?
b. Giả sử chính phủ áp đặt thuế là 1 nghìn đồng/đơn vị để giảm số tiêu dùng sản phẩm
X và tăng thu nhập của Chính phủ. Số lượng cân bằng mới là bào nhiêu? Người mua sẽ trả
mức giá nào? Người bán sẽ nhận được bao nhiêu từ một đơn vị?
c. Giả sử Chính phủ thay đổi quan điểm về tầm quan trọng của sản phẩm X đối với

hạnh phúc của công chúng. Thuế bị bãi bỏ và trợ cấp 1 nghìn đồng/đơn vị cho người sản xuất
sản phẩm X. Sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Giá mà người mua sẽ phải trả là bao nhiêu?
Người bán sẽ nhận được bao nhiêu (kể cả tiền trợ cấp) trên một đơn vị. Khoản chi của chính
phủ là bao nhiêu?
Chương 6
THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT
Bài 1
Tuyết Lan là một chủ của hàng bán rau. Cô ấy thuê sinh viên phân loại và đóng gói.
Sinh viên có thể đóng gói các số lượng sau trong 1 giờ:
Số SV 1 2 3 4 5 6 7 8
SL rau (kg) 20 50 90 120 145 165 180 190
a. Vẽ các đường: sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên của các sinh viên này.
b. Giả sử Tuyết Lan có thể bán rau với giá 0,5 nghìn đồng/kg. Vẽ đường cầu về lao
động của Tuyết Lan.
c. Nếu lương trả cho mỗi sinh viên là 7,5 nghìn đồng/giờ thì Tuyết Lan sẽ thuê bao
nhiêu lao động?
Bài 2
Một doanh nghiệp có thể bán bất cứ lượng hàng hoá nào với giá 3USD/sản phẩm và có
thể thuê bất cứ lượng lao động nào với giá 15USD. Biểu dưới đây minh hoạ tình hình của
doanh nghiệp.
Lượng
lao động
(L)
Sản lượng
(Q)
Sản phẩm
cận biên
(MP
L
)

Tổng
doanh thu
(TR)
Sản phẩm
doanh thu
cận biên
(MRP
L
)
1 12
2 22
3 30
4 36
5 40
6 42
a. Hãy điền vào các ô còn trống trong bảng trên.
b. Để tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp thuê bao nhiêu lao động? Hãng sản xuất bao
nhiêu sản phẩm?
c. Nếu chi phí cố định là 125USD, lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Bài 3
Một hãng độc quyền bán trong việc sản xuất sản phẩm A. Nhà máy của hãng nằm ở một
thị trấn. Không có ngành nào khác ở thị trấn này và phương trình cung lao động ở đó là w =
10 + 0,1L trong đó w là lương ngày và L là ngày công lao động thực hiện.Hãng này có hàm
sản xuất là Q = 10L, trong đó L là cung lao một ngày và Q là sản lượng một ngày. Cầu về sản
phẩm A là P = 41 -
1000
Q
Trong đó: P là giá bán và Q là số đơn vị bán một ngày
a. Hãy tìm sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của hãng?
b. Hãng sử dụng bao nhiêu lao động và trả mức lương bao nhiêu?

c. Giá sản phẩm A là bao nhiêu và lợi nhuận được tạo ra là bao nhiêu?
Bài 4
Giả sử lãi suất thị trường là 10%. Một trái phiếu trả 80USD một năm cho 5 năm tới và
sau đó thanh toán gốc 1000USD vào năm thứ 6. Giá của trái phiếu đó hiện tại là bao nhiêu?
Hãy lặp lại với lãi suất 15%?
Bài 5
Một trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, thanh toán lãi là 100USD sau 1 năm và cả thanh toán
lãi 100$ và thanh toán gốc 1000USD đều là sau 2 năm. Trái phiếu được bán với giá 966USD.
Lãi thực của nó là bao nhiêu?
Bài 6
Cho cung và cầu lao động không có tay nghề như sau:
L = -50 + 30w và L = 500 - 25w
a. Xác định kết hợp cân bằng của L và w trên đồ thị
b. Xác định lượng thất nghiệp khi mức lương tối thiểu được đặt ra là 4USD/giờ và
14USD/giờ?
c. Điều gì sẽ xảy ra với tổng thu nhập của các công nhân không có tay nghề khi mức
lương tối thiêu là 14USD một giờ?
Bài 7
Một doanh nghiệp xem xét việc mua một máy mới. Sản phẩm doanh thu cận biên của
máy đó là 10.000USD một năm trong vòng 5 năm. Giá trị dự kiến còn lại của là 0 sau 5 năm
đó. lãi suất dự kiến là 10. Tìm giá cao nhất mà doanh nghiệp có thể chiếc máy này.
Bài 8
Lãi suất thị trường là 10% và mức lãi này được giữ vô hạn định. Người tiêu dùng có thể
vay và cho vay ở mức lãi suất này. Giải thích sự lựa chọn của bạn ở mỗi tình huống sau:
a. Bạn sẽ thích một món quà 500 USD hôm nay hơn hay món quà 540 USD vào năm
tới?
b. Bạn thích món quà 100 USD hiện tại hơn hay một khoản vay 500USD mà không có
lãi trong 4 năm?
CÂU HỎI ÔN TẬP
Môn: Kinh tế vi mô

1. Ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp là gì? Tất cả các doanh nghiệp trong mọi mô
hình kinh tế đều phải giải quyết 3 vấn đề trên đúng hay sai? Tại sao?
2. Chi phí cơ hội là gì? Cho ví dụ?
3. Phát biểu quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng? Giải thích bằng đường PPF?
4. Phân biệt cầu và lượng cầu, cung và lượng cung? Cho ví dụ?
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu. Trong các nhân tố đó nhân tố nào làm di chuyển,
nhân tố nào làm dịch chuyển đường cung và đường cầu?
6. Khi nào Nhà nước đặt giá sàn, giá trần và nhằm mục đích gì? Xác định thặng dư sản xuất
(PS), thặng dư tiêu dùng (CS), ích lợi xã hội ròng (NSB), mất không của xã hội (DWL) bằng
đồ thị?
7. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng diễn ra khi nào? Minh hoạ bằng đồ thị?
8. Trình bày khái niệm, cách tính, ý nghĩa độ co giãn của cầu theo giá cả? Cho ví dụ? Mối
quan hệ của nó với tổng doanh thu?
9. Trình bày khái niệm, cách tính, ý nghĩa độ co giãn của cầu theo thu nhập, độ co giãn chéo
của cầu? Cho ví dụ?
10. Khái niệm đường bàng quan và tính chất của nó?
11. Phát biểu quy luật lợi ích cận biên giảm dần? giải thích?
12. Lựa chọn của người tiêu dùng đạt tối ưu khi nào? Giải thích tại sao đường cầu dốc xuống?
13. Phát biểu quy luật năng suất cận biên giảm dần? Giải thích?
14. Lựa chọn đầu vào của doanh nghiệp tối ưu khi nào?
15. Trình bày khái niệm, cách tính và minh hoạ bằng đồ thị các loại chi phí ngắn hạn và mối
quan hệ giữa chúng? Chứng minh đường MC luôn cắt đường ATC và AVC tại điểm cực tiểu
của AVC và ATC?
16. Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là gì?
17. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp canh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn?
19. Tại sao nhà độc quyền luôn có đường doanh thu cận biên nằm dưới đường cầu?
20. Tại sao trong độc quyền bán không có đường cung?
21.Cách xác định sức mạnh độc quyền và ý nghĩa của nó?
22. Tại sao người ta chỉ điều tiết độc quyền mà không xoá bỏ độc quyền?
23. Tại sao đường cung lao động cá nhân lại có xu hướng vòng về phía sau khi mức lương tăng?

24. Chứng minh giá của vốn bằng tiền thay đổi theo thời gian do có lãi suất? Từ đó suy ra cách
tính giá trị hiện tại của 1 khoản vốn bằng tiền?
25. Trình bày những thất bại của thị trường và biện pháp khắc phục?
26. Khi nhà nước đánh thuế t/sản phẩm thì gánh nặng thuế được phân chia như thế nào giữa
người sản xuất và người tiêu dùng?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×