Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chăm sóc trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng (kì 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.42 KB, 5 trang )

Chăm sóc trẻ em nhiễm
HIV/AIDS tại gia đình và cộng
đồng (kì 1)


Trẻ bị lây nhiễm HIV qua 3 đường: Từ mẹ bị nhiễm HIV
(là đường lây chủ yếu, có thể bị nhiễm từ trong bào
thai; trong lúc sinh; qua sữa mẹ); qua đường máu (do
truyền máu và chế phẩm máu bị nhiễm HIV; do dùng
chung dụng cụ tiêm chích bị nhiễm HIV); qua quan hệ
tình dục không an toàn.
Trẻ bị nhiễm HIV sẽ trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn không có triệu chứng: Trẻ đã nhiễm HIV nhưng
cơ thể chưa suy giảm miễn dịch, trẻ vẫn khỏe mạnh bình
thường.
Giai đoạn có triệu chứng: Trung bình khoảng 8 tháng sau
khi bị nhiễm (cũng có thể sau 6-7 năm kể từ lúc bị nhiễm).
Các biểu hiện trong giai đoạn này bao gồm: nhiễm khuẩn
(trẻ bị viêm phổi kéo dài, tưa miệng, chốc lở, mụn nhọt tái
diễn, sốt kéo dài); gan, lách, hạch to.
Giai đoạn AIDS: Là giai đoạn cuối cùng của bệnh, lúc này
các biểu hiện trên tái phát kéo dài, nặng lên và trẻ tử vong.
Những trẻ nào nên làm xét nghiệm HIV?
- Tất cả trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HIV.
- Trẻ bị xâm hại tình dục.
- Trẻ sinh ra ở gia đình nghi có bố hoặc mẹ có: nghiện ma
túy; hoạt động mại dâm; quan hệ tình dục với nhiều người.
- Trẻ có một số biểu hiện không rõ nguyên nhân như:
Sốt kéo dài trên 1 tháng;
Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng;
Sụt cân nhiều, trên 10% cân nặng trong một vài tháng;


Hạch to kéo dài;
Nhiễm khuẩn tái diễn, kéo dài.
Khi đã khẳng định chắc chắn trẻ bị nhiễm HIV, cần
chăm sóc trẻ như sau:
Về tiêm chủng
Trẻ nhiễm HIV khi chưa có biểu hiện triệu chứng vẫn phải
cho tiêm chủng theo lịch như đối với trẻ bình thường, bao
gồm:
Ngay sau sinh: Tiêm vaccin phòng lao;
Sau 1 tháng: Bạch hầu - uốn ván - ho gà + bại liệt;
2 tháng: Bạch hầu - uốn ván - ho gà + bại liệt;
3 tháng: Bạch hầu - uốn ván - ho gà + bại liệt;
4 tháng: Bạch hầu - uốn ván - ho gà + bại liệt;
9 tháng: Sởi.
Ngoài ra, cần tiêm phòng một số bệnh hay xảy ra ở trẻ
nhiễm HIV theo chỉ dẫn của bác sĩ như: thủy đậu, phế cầu.
Trẻ nhiễm HIV đã có biểu hiện triệu chứng thì không tiêm
phòng lao, sởi và không cho uống vaccin bại liệt.
Về vệ sinh răng miệng
Đối với trẻ dưới 3 tuổi: Hằng ngày dùng vải sạch nhúng
nước sạch rồi lau sạch răng, lợi và miệng mỗi lần sau khi
cho trẻ ăn. Nếu trẻ bị tưa miệng cần đánh tưa bằng chấm
dung dịch tím gentitan tại chỗ ngày 1-2 lần. Hoặc hòa tan
nystatin trong 0,5ml nước sạch rồi dùng vải mềm chấm
dung dịch này lau sạch các màng tưa trắng trong miệng mỗi
ngày 2 lần. Nếu trẻ vẫn bị tái phát hoặc bệnh không khỏi
kéo dài trong 1-2 tuần thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để
được thăm khám và điều trị.
Đối với trẻ trên 3 tuổi: Hằng ngày cho trẻ đánh răng vào
buổi sáng, sau mỗi lần ăn và trước khi đi ngủ. Bàn chải và

khăn mặt của trẻ cần để ở nơi sạch sẽ, thoáng mát có ánh
nắng mặt trời và sử dụng riêng.
Về vệ sinh hằng ngày
Vệ sinh da: Tắm rửa hằng ngày cho trẻ bằng nước sạch và
xà phòng (hoặc sữa tắm). Sau khi tắm lau khô da bằng khăn
sạch. Xoa phấn rôm vào các kẽ, nếp da để tránh hăm loét.
Mặc cho trẻ quần áo bảo đảm thoáng mát về mùa hè và ấm
về mùa đông.
Vệ sinh sau khi đại tiện: Sau khi đi đại tiện trẻ và người
làm vệ sinh cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng. Trẻ
nhiễm HIV vẫn dùng chung nhà vệ sinh với gia đình. Nếu
là hố xí bệt cần vệ sinh hằng ngày bằng nước tẩy rửa.
Vệ sinh nhà ở: Nhà ở cần được thu dọn thường xuyên để
bảo đảm luôn sạch sẽ và thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa
đông, không có khói thuốc lá, khói than, không nuôi vật
nuôi trong nhà.

×