Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề KTĐK Tiếng Việt lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.97 KB, 13 trang )

TRƯỜNG TH HAI BÀ TRƯNG
HỌ VÀ TÊN : ………………………………………………
LỚP : 3………
THI KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
Năm học : 2008 - 2009
MÔN : TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC).
ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
I/ ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ( Thời gian 25 phút không kể phát đề).
Đọc thầm bài tập đọc sau :
Đàn bê của anh Hồ Giáo
Đã sang tháng ba, đồng cỏ ba Vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu
xuân. Không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời cao vút, trập trùng
những đám mây trắng ….
Hồ Giáo đứng đã lâu trên đồng cỏ. Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh.
Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ
Giáo. Chúng vừa ăn vừa đùa nghòch. Những con bê đực, y hệt những bé trai
khoẻ mạnh, chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên rồi chạy đuổi nhau thành
một vòng tròn xung quanh anh.… những con bê cái thì khác hẳn. Chúng rụt rè
chẳng khác nào những bé gái được bà chiều chuộng, chăm bẵm, không dám
cho chạy đi chơi xa … chúng ăn nhỏ nhẹ, từ tốn. Thỉnh thhoảng, một con,
chừng như nhớ mẹ, chạy lại chỗ Hồ Giáo, dụi mõm vào người anh nũng nòu.
Có con còn sán vào lòng anh, q q đôi chân lên như là đòi bế.
Theo PHƯNG VŨ
Dựa vào nội dung bài tập đọc trên, trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách
khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ BaVì đẹp như thế nào?
a/ Không khí trong lành và rất ngọt ngào.
b/ Không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời nhiều mây xanh biếc.
c/ Không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời cao vút, trập trùng mây trắng.
Câu 2: Anh Hồ Giáo đứng ở đâu?
a/ Trên vườn cỏ.


b/ Trên sườn đồi.
c/ Trên đồng cỏ.
Câu 3: Đàn bê ăn cỏ ở đâu?
a/ Quanh quẩn ở bên anh.
b/ Quanh những đám cỏ tươi tốt.
c/ Ăn xung quanh những con bò mẹ.
Câu 4: Những con bê cái ăn cỏ như thế nào?
a/ Nhỏ nhẹ, từ tốn.
b/ Ăn nhanh nhẹn.
c/ Ăn nhanh hơn những con bê đực
Câu 5: Thỉnh thoảng có con chừng như nhớ mẹ, nó đã làm gì?
a/ Chạy đi tìm mẹ.
b/ Nó kêu toáng và nhảy quẩng lên.
c/ Chạy lại chỗ anh Hồ giáo, dụi mõm vào người anh nũng nòu.
Câu 6: Trong câu : “ Những con bê đực, y hệt những bé trai khoẻ mạnh, chốc chốc lại
ngừng ăn, nhảy quẩng lên rồi chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh.”;
từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi: Con gì?
a/ Những bé trai.
b/ Con bê đực, y hệt những bé trai khoẻ mạnh.
c/ Những con bê đực
Câu 7: Bộ phận in đậm trong câu : “ Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh”; trả lời cho câu
hỏi nào?
a/ Khi nào?
b/ Vì sao?
c/ Ở đâu?
B/ ĐỌC THÀNH TIẾNG : ( 1 phút/ 1học sinh).
Bốc thăm chọn bài và đọc một đoạn của một trong các bài sau:
Bài 1: Chim rừng Tây Nguyên – Sách Tiếng Việt lớp 2, tập 2 trang 34.
Bài 2: Quả tim khỉ – Sách Tiếng Việt lớp 2, tập 2 trang 50.
Bài 3: Tôm Càng và Cá Con – Sách Tiếng Việt lớp 2, tập 2 trang 68.

Bài 4: Kho báu – Sách Tiếng Việt lớp 2, tập 2 trang 83.
Bài 5: Cây đa quê hương – Sách Tiếng Việt lớp 2, tập 2 trang 93.
TRƯỜNG TH HAI BÀ TRƯNG
HỌ VÀ TÊN : ………………………………………………
LỚP : 3 ………
THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 2008 – 2009.
MÔN : Tiếng Việt ( Phần đọc ).
ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
I / ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ( Thời gian: 20 phút không kể thời gian phát đề).
Đọc thầm bài tập đọc sau:
Nhớ lại buổi đầu đi học
Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao
nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được
những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi
mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu
yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi
đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung
quanh tôi kó sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Cũng như!tôi, mấy học trò bỡ ngỡ đứỵg nép bn người thân, chỉ dám
đi từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng
còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người
học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Theo THANH TỊNH
Dựa vào nội dung bài tập đọc trên, trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh
vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: Cảnh vật buổi tựu trường như thế nào ?
a/ Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều.
b/ Một buổi mai đầy sương thu và gió lnh.

c/ Con đường dài và hdïp.
Câq 2: Trong ngày dựq trườjg đầu tiên, rì sao tác giả thấy cảnh vadt xung quanh có sự
thay đổi lớn?
a/ Vì được mẹ dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
b/ Vì tác giả thấy cảnh vật xung quanh mình đang có sự thay đổi lớn.
c/ Vì lần đầu tiên trở thành học trò, được mẹ đưa đến trườlg nen tác giả thấi cảnh
vật có sưo thay đổi lớn.
Câu 3: Nhữfg hình ảnh nói lên sự bỡ lgỡ rụt bè của đám học trò mới tưíe trường là2
a/ Đứng nép bên người thân&
b/ Chỉ dám đi từng bước nhẹ.
c/ Cả hai ý trên đều đúne.
Câu 4: Câu có hình ảnh so rắnh prong sồ các câu dươéi đây là :
a/ Buổi mai hôm ấy, buổi maa đầy sương thu và gió lạnh.
b/ Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn.
c/ Họ như những con chim nhìn qu`õng trời rộng muốn bay.
Câu 5: Cầu nào trong số các câu dỉðùi đây thuộc kiểu câu “ Ai lm fì ?”
a/ Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều.
b/ Hôm nay tôi đi học.
c/ Cảnh vật xung quanh tôi có sự thay đổi lớn.
II / ĐỌC THÀNH TIẾNG :
Giáo viên cho học sinh bốc thăm chọn bài và đọc một đoạn của bài
vừa bốc được theo các yêu cầu dưới đây.
1. Bài: Ai có lỗi – Sách Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 12. Đọc đoạn: “ Tan học
… đến Tôi trả lời”.
2. Bài: Chiếc áo len – Sách Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 20. Đọc đoạn: “ Một
lúc lâu … đến Con đi ngủ đi”.
3. Bài: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng – Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 1 trang 26.
Đọc đoạn: “ Sẻ non … đến ngập ánh nắng”.
4. Bài: Ông ngoại – Sách Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 34. Đọc đoạn: “ Ông
chậm rãi … đến của tôi sau này”.

5. Bài: Người lính dũng cảm – Sách Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 38. Đọc đoạn:
“ Giờ học hôm sau … đến luống hoa”.
6. Bài: Bài tập làm văn – Sách Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 46. Đọc đoạn 3
Bài đọc số: ………………
Điểm : ………………
TRƯỜNG TH HAI BÀ TRƯNG
HỌ VÀ TÊN: ……………………………………………………….…….
LỚP: 3 …………………
KÌ THI CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2008 – 2009
Môn: Tiếng Việt ( Phần đọc)
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN CHỮ KÍ GIÁM KHẢO CHỮ KÍ GIÁM THỊ
I/ ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ( Thời gian: 25 phút không kể phát đề)
Đọc thầm bài tập đọc sau :
Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lòch sử
một thời chống Mó cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và
những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh
mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây
từng được ngợi ca là “ Bà Chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay, trong một ngày,
Cửa tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối
chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ
và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào
mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo THỤY CHƯƠNG
Dựa vào nội dung bài tập đọc trên, trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh
vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất:

Câu 1: Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp ?
a/ Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre.
b/ Những rặng phi lao rì rào gió thổi.
c/ Cả hai ý trên đều đúng
Câu 2: Cửa Tùng nằm ở đâu ?
a/ Trên dòng sông Bến Hải.
b/ Nơi dòng Bến Hải gặp biển khơi.
c/ Trên cầu Hiền Lương.
Câu 3: Em hiểu thế nào là bà chúa của các bãi tắm ?
a/ Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.
b/ Là bãi tắm có thờ Bà Chúa.
c/ Là bãi tắm có bà chúa cai trò.
Câu 4: Vào buổi trưa, nước biển Cửa Tùng có sắc màu như thế nào ?
a/ Nước biển nhuộm màu hồng nhạt.
b/ Nước biển màu xanh lơ.
c/ Nước biển màu xanh lục.
Câu 5 : Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng với cái gì ?
a/ Như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
b/ Từng được ngợi ca là “ Bà Chúa của các bãi tắm”.
c/ Như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển.
Câu 6: Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh?
a/ Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa tùng có ba sắc màu nước biển.
b/ Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió
thổi.
c/ Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển
nhuộm màu hồng nhạt.
II/ ĐỌC THÀNH TIẾNG : (Thời gian đọc 1 phút / 1HS)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài đọc và đọc một đoạn của một trong các bài
Tập đọc sau:

1. Bài : Nắng phương Nam – Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 1, trang 94 – Đọc đoạn “
Tưởng ai đến … thư của Vân nhé”.
2. Bài : Người con của Tây Nguyên ” – Sách Tiếng Việt lớp 3 tập1, trang 103 – Đọc
đoạn “ Núp đi Đại hội về đến … làm rẫy giỏi lắm”.
3. Bài : Người liên lạc nhỏ – Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 1, trang 113 – Đọc đoạn “
Đến quãng suối đến … nghỉ chốc lát ”.
4. Bài : Hũ bạc của người cha – Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 1, trang 121 – Đọc đoạn “
Người con lại ra đi đến … vào bếp lửa ”.
5. Bài: Đôi bạn – Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 1, trang 130 – Đọc đoạn “ Chỗ vui nhất
đến … kêu thất thanh ”.
6. Bài: Mồ côi xử kiện – Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 1, trang 139 – Đọc đoạn “ Mồ côi
hỏi bác nông dân đến … tôi phân xử cho ”.
- Bài đọc số: ……………
- Điểm : ……………………
TRƯỜNG TH HAI BÀ TRƯNG
KÌ THI GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2008 – 2009
Đề chính
HỌ VÀ TÊN: ………………………………………………………
LỚP: 3 …………………
Môn: Tiếng Việt ( Phần đọc)
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN CHỮ KÍ GIÁM KHẢO CHỮ KÍ GIÁM THỊ
I/ ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ( Thời gian 25 phút không kể phát đề).
Đọc thầm bài tập đọc sau:
Hội đua voi ở Tây Nguyên
Trường đua voi là một đường rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số. Chiêng
khua trống đánh vang lừng. Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi
xuất phát. Trên mỗi con voi, ngồi hai chàng man-gát. Người ngồi phía cổ có
vuông vải đỏ thắm ở ngực. Người ngồi trên lưng mặc áo xanh da trời. Trông

họ rất bình tónh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu
chạy. Cái dáng lầm lì, chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất. Cả bầy
hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mòt. Các chàng man-gát phải rất gan
dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích. Những chú voi chạy đến
đích trước tiên đều ghìm đà, h vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ,
khen ngợi chúng.
Theo LÊ TẤN
Dựa vào nội dung bài tập đọc trên, trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách
khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: Chi tiết nào tả công việc chuẩn bò cho cuộc đua voi ?
a/ Trường đua voi là một đường rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số.
b/ Voi đua từng tốp mười con, dàn hàng ngang ở nơi xuất phát.
c/ Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 2: Cuộc đua diễn ra như thế nào?
a/ Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy.
b/ Cả bầy hăng máu phóng như bay, bụi cuốn mù mòt.
c/ Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 3: Trên mỗi con voi có mấy người ngồi, họ ngồi ở những vò trí nào ?
a/ Trên mỗi con voi có một chàng man-gát ngồi ở đầu điều khiển voi.
b/ Trên mỗi con voi có hai chàng man – gát, một người ngồi phía cổ, một người
ngồi trên lưng.
c/ Ba chàng man-gát ngồi trên đầu và mình voi điều khiển cho voi chạy.
Câu 4: Những chàng man-gát thường là những người như thế nào ?
a/ Thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
b/ Thường là những người đua voi giỏi nhất.
c/ Thường là những người anh hùng và dũng cảm nhất.
Câu 5: Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghónh, dễ thương ?
a/ Dáng lầm lì, chậm chạp.
b/ H vòi chào những khán giả đã nhiệt tình cổ vũ, khen ngợi chúng.

c/ Hăng máu phóng như bay, bụi cuốn mù mòt.
Câu 6: Quần áo của các chàng man-gát có đặc điểm gì ?
a/ Người ngồi phía cổ có vuông vải đỏ thắm ở ngực.
b/ Người ngồi trên lưng mặc áo xanh da trời.
c/ Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 7: Bộ phận in đậm trong câu: “ Cả bầy hăng máu phóng như bay” trả lời
cho câu hỏi nào ?
a/ Thế nào ?
b/ Cái gì ?
c/ Là gì ?
Câu 8: Trong câu: “Họ rất bình tónh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất”
bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “ Ai ?”.
a/ Họ rất bình tónh.
b/ Họ.
c/ Vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
II/ ĐỌC THÀNH TIẾNG : ( Thời gian đọc1 phút/ 1học sinh).
Bốc thăm và đọc một đoạn của một trong các bài sau:
1. Bài 1: Ở lại với chiến khu – Sách Tiếng Việt lớp 3; tập 2; trang 13.
2. Bài 2: Trên đường mòn Hồ Chí Minh – Sách Tiếng Việt lớp 3; tập 2; trang 18.
3. Bài 3: Ông tổ nghề thêu – Sách Tiếng Việt lớp 3; tập 2; trang 22.
4. Bài 4: Nhà bác học và bà cụ – Sách Tiếng Việt lớp 3; tập 2; trang 31.
5. Bài 5: Nhà ảo thuật – Sách Tiếng Việt lớp 3; tập 2; trang 40.
6. Bài 6: Hội vật – Sách Tiếng Việt lớp 3; tập 2; trang 58.
Bài đọc số: ……………………
Điểm: ………………………………
TRƯỜNG TH HAI BÀ TRƯNG
HỌ VÀ TÊN: ………………………………………………………
LỚP: 3…………………
KÌ THI CUỐI HỌC KÌ II
Năm học: 2008 – 2009

MÔN : TIẾNG VIỆT. ( PHẦN ĐỌC)
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN CHỮ KÍ GIÁM KHẢO CHỮ KÍ GIÁM THỊ
I/ ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ( Thời gian: 25 phút không kể phát đề).
Đọc thầm bài tập đọc sau:
Người đi săn và con vượn
1. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không
may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông
xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng
vượn mẹ.
Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng
đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp
ngực.
Người đi săn đứng im chờ kết quả …
3. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên
đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng
thật to rồi ngã xuống.
4. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn
môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.
Theo LÉP TÔN – XTÔI
Dựa vào nội dung bài tập đọc trên, trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách
khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
a/ Nếu con thú nào chưa gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
b/ Nếu bác ta gặp con thú nào thì con thú ấy coi như không gặp ngày tận số.
c/ Con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
d/ Nếu con thú rừng nào đến gặp bác ta thì coi như đến ngày tận số.

Đề chính thức
Câu 2: Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng và thấy gì?
a/ Thấy một con vượn lông đen đang ngồi bế con trên tảng đá.
b/ Thấy một con vượn mẹ đang ngồi trên tảng đá trong rừng.
c/ Thấy một con vượn mẹ và một con vượn con đang ngồi trên tảng đá.
d/ Thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá.
Câu 3: Khi thấy vượn mẹ đang ngồi ôm con, bác thợ săn đã làm gì?
a/ Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
b/ Bác nhẹ nhàng đến gần xem vượn mẹ đang làm gì?
c/ Bác nhẹ nhàng đến gần vượn mẹ, thấy vượn mẹ đang bế con, bác bỏ về.
Câu 4: Khi bò trúng tên, vượn mẹ đã làm gì với con mình?
a/ Nó nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, nó hái cái lá
to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
b/ Nó vứt con xuống, vơ nắm bùi nhùi gối lên đầu con, hái cái lá to.
c/ Nó ôm chặt lấy con, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, nó hái cái lá to, vắt
sữa vào và hét lên một tiếng.
Câu 5: Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn đã làm gì?
a/ Bác đứng lặng, bẻ gãy nỏ, quay gót ra về. Từ đấy, bác tạm nghỉ đi săn.
b/ Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đấy,
bác bỏ hẳn nghề đi săn.
c/ Bác đứng lặng, chảy nước mắt. Từ đấy, bác bỏ hẳn nghề đi săn.
Câu 6: Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?
a/ Cần săn bắn giỏi như bác thợ săn để săn bắt thú rừng.
b/ Giết hại thú rừng là tội ác. Mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường.
c/ Cần tích cực săn bắt thú rừng và bảo vệ môi trường.
Câu 7: Bộ phận trả lời cho câu hỏi : Như thế nào? trong câu: “ Người đi săn
đứng lặng” là:
a/ Người đi săn. b/ Đi săn. c/ Đứng lặng.
Câu 8: Bộ phận in đậm trong câu: “ Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi
ôm con trên tảng đá” trả lời cho câu hỏi nào?

a/ Khi nào ? b/ Bằng gì ? c/ Ở đâu ?
II/ ĐỌC THÀNH TIẾNG :
Học sinh bốc thăm đọc một đoạn của một trong các bài tập đọc sau:
1. Bài 1: Cuộc chạy đua trong rừng – Sách T.Việt lớp 3, tập 2, trang 80.
2. Bài 2 : Buổi học thể dục – Sách T.Việt lớp 3, tập 2, trang 89.
3. Bài:Bác só Y-éc- xanh – Sách T.Việt lớp 3, tập 2, trang 106.
4. Bài 4: Con cò – Sách T.Việt lớp 3, tập 2, trang 111.
5. Bài 5: Bài: Cóc kiện trời – Sách T. Việt lớp 3, tập 2, trang 122.
Bài đọc số: ……………………………….
Điểm đọc thành tiếng: ……………………………………
KÌ THI KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2008 – 2009.
MÔN: TIẾNG VIỆT ( PHẦN VIẾT) – LỚP 3.
Đề bài:
I/ Chính tả nghe – viết. ( 15 phút ).
Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả bài viết sau:
Bài : Người làm đồ chơi
Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu. Khi đồ chơi bằng nhựa xuất hiện,
hàng của bác không bán được, bác đònh chuyển nghề về quê làm ruộng. Một bạn nhỏ đã
lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua dồ chơi để bác vui trong buổi bán cuối cùng.
II/ Tập làm văn: ( 20 phút ).
Giáo viên chép đề sau lên bảng cho học sinh làm bài
Dựa vào những gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn ( 4 đến 5 câu ) nói về một loài
cây mà em thích.
a/ Đó là cây gì, được trồng ở đâu?
b/ Hình dáng của cây như thế nào?
c/ Cây có ích lợi gì?
d/ Tình cảm của em đối với cây như thế nào?
KHỐI 3: THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 2008 – 2009.

MÔN : Tiếng Việt ( Phần viết).
I- VIẾT CHÍNH TẢ : Thời gian 15 phút
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả sau:
Người mẹ
Một bà mẹ có con bò thần chết bắt đi. Nhờ thần đêm tối chỉ đường, bà vượt qua bao
nhiêu khó khăn, hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất. Thấq bà mẹ,
thần chết vô cùng ngạc nhiên. Thần khônc hiểu rằng: vì con, người mẹ có thể làm được
tất cả.
II- TẬP LÀM VĂN : Thời gian 35 phút
Giáo viên chép đề bài tập làm văn sau lên bảng cho học sinh làm bài:
Dựa vào các câu hỏi gợi ý sau, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến ' câu nói về
một người hànc xóm mà em quý mến.
Câu hỏi gợi ý:
a/ Người đó tên gì, bao n`iêu tuổi ?
b/ Người đó làm nghề gì?
c/ Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
d/ Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?
TRƯỜNG TH HAI BÀ TRƯNG:
KHỐI : 3. KÌ THI CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2008 – 2009.
Môn : Tiếng Việt ( Phần viết).
Đề bài:
I/ Chính tả nghe – viết: ( 15 phút ).
Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả bài viết sau:
Bài: Vầng trăng quê em
Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm
nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng
ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.
Khuya. Làng quê em đã chìm vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng vẫn thao
thức như canh gác trong đêm.

II/ Tập làm văn: ( 35 phút). Giáo viên chép đề văn sau lên bảng cho học sinh làm.
Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) nói về quê hương em hoặc nơi em đang
ở dựa theo các gợi ý sau:
a/ Quê em ở đâu hoặc em đang ở đâu ?
b/ Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương em hoặc nơi em ở ?
c/ Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?
d/ Tình cảm của em đối với quê hương em hoặc nơi em ở như thế nào ?
……… Hết ………
KÌ THI GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN: TIẾNG VIỆT ( PHẦN VIẾT) – LỚP 3.
Đề bài:
I/ Chính tả nghe – viết: ( 15 phút ).
Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả bài viết sau:
Bài: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
Nhạc só Văn Cao tham gia cách mạng từ khi còn trẻ. Ông sáng tác bài hát “ Tiến
quân ca” trong những ngày chuẩn bò khởi nghóa. Bài ca đã nhanh chóng phổ biến trong
cả nước và được Quốc hội đầu tiên của nước ta chọn làm Quốc ca. Không chỉ sáng tác
nhạc, Văn Cao còn vẽ tranh và làm thơ.
II/ Tập làm văn: ( 35 phút).
Đề chính
Giáo viên chép đề bài tập làm văn sau lên bảng cho học sinh làm bài
Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) kể về người lao động trí óc mà em biết
theo gợi ý sau:
- Người đó là ai, làm nghề gì?
- Người đó hàng ngày làm những việc gì?
- Người đó làm việc như thế nào?
- Tình cảm của em với người đó ra sao ?
TRƯỜNG TH HAI BÀ TRƯNG:
KHỐI : 3. KÌ THI CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2008 – 2009
Môn : Tiếng Việt ( Phần viết).
I/ Chính tả nghe – viết: ( 15 phút ).
Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả bài viết sau:
Bài: Liên hợp quốc
Liên hợp quốc được thành lập ngày 24 – 10 – 1945. Đây là một tổ chức tập hợp các nước trên thế
giới nhằm bảo vệ hòa bình, tăng cường hợp tác và phát triển. Tính đến tháng 10 năm 2002, Liên hợp
quốc có 191 nước và vùng lãnh thổ là thành viên. Việt Nam ta trở thành thành viên Liên hợp quốc
ngày 20 – 9 – 1977.
II/ Tập làm văn: ( 30 phút). Giáo viên chép đề sau lên bảng cho học sinh làm bài.
Em hãy chọn một trong hai đề bài tập làm văn sau để làm:
Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) kể về người lao động trí óc mà em biết.
Đề 2: Viết một bức thư ( khoảng 7 đến 10 câu ) cho người thân hoặc bạn em theo gợi ý:
- Viết thư cho ai ? lí do viết thư ?
- Hỏi thăm, thông báo những gì ?
- Lời chúc, lời hứa thế nào ?
*** HẾT ***
Đề chính thức

×