Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

tài liệu giảng dạy về sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.17 KB, 53 trang )



















TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ
HỮU TRÍ TUỆ
CURRICULUM ON INTELLECTUAL PROPERTY

Professor Michael Blakeney
Queen Mary Intellectual Property Research Institute
University of London




TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ


Giáo sư Michael Blakeney
Viện nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Queen Mary
Đại học London






Provided and translated by
the EC-ASEAN Intellectual Property Rights Co-operation Programme (ECAP II)


Tài liệu này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II)
dịch và cung cấp







Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
2
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ cung cấp

Bài 8. Luật quốc tế về sở hữu trí tuệ

1. Luật quốc tế và quyền sở hữu trí tuệ
1.1 Giới thiệu

Quyền sở hữu trí tuệ tồn tại chủ yếu theo luật pháp quốc gia. Cái được gọi là quyền
sở hữu trí tuệ toàn cầu (quốc tế) có nghĩa là một tập hợp các quyền có khả năng được thực
thi theo pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, có thể nói rằng ở hầu hết các nước, quyền mang
tính chất qu
ốc gia đó không chỉ tồn tại như một hệ quả của nội luật mà còn là các nghĩa
vụ quốc tế đa phương, song phương hoặc khu vực. Ở một số hiệp hội khu vực như Liên
minh châu Âu, pháp luật khu vực có thể có hiệu lực áp dụng trực tiếp tại các quốc gia
hoặc có thể đặt ra các tiêu chuẩn về sở hữu trí tuệ cho pháp luật quốc gia. Luật s
ở hữu trí
tuệ quốc tế có vai trò quan trọng trong việc hài hoà hoá các quy phạm pháp luật quốc gia
về nội dung và thủ tục. Điều này là đặc biệt đúng trong trường hợp Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) của WTO,
trong đó đặt ra các tiêu chuẩn mà pháp luật quốc gia phải quy định đối với việc bảo hộ
quy
ền sở hữu trí tuệ như là một điều kiện để trở thành thành viên của WTO.
Vì vậy, luật quốc tế có vai trò hiến định quan trọng cả ở khía cạnh quy định các thủ
tục và thể thức cho việc đàm phán về các tiêu chuẩn và chuẩn mực của quyền sở hữu trí
tuệ mang tính quốc gia và việc hài hoà hoá các tiêu chuẩn pháp luật quốc gia và khu vực
về sở hữu trí tuệ. Việ
c thừa nhận và áp dụng các chuẩn mực chung về sở hữu trí tuệ sẽ
được tạo điều kiện thuận lợi hơn khi các nước có thể tin tưởng rằng các nước đối tác cũng
có các chuẩn mực pháp lý tương tự.
1.2 Nguồn pháp lý của luật sở hữu trí tuệ quốc tế
Nguồn pháp lý của luật quốc tế áp dụng cho các chế định sở hữu trí tuệ qu
ốc tế
cũng như tất cả các lĩnh vực luật quốc tế khác được quy định một cách rõ ràng tại Điều 38
Quy chế Toà án quốc tế. Điều này quy định rằng trong quá trình giải quyết các tranh chấp,
Toà án phải áp dụng:
a. các điều ước quốc tế, bất kết là chung hay riêng, thiết lập các quy tắc được
thừa nhận một cách rõ ràng bởi các nước thành viên;

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
3
b. tập quán quốc tế, với danh nghĩa là thực tiễn chung được chấp nhận như là
pháp luật;
c. các nguyên tắc chung của pháp luật được các quốc gia văn minh thừa nhận;
d. tuỳ thuộc vào các quy định của Điều 59 (trong đó cho phép toà án triệu tập
nhân chứng và chuyên gia), các phán quyết của toà án và các bài giảng của
các chuyên gia nghiên cứu có uy tín nhất của các nước, với danh nghĩa là
công cụ bổ sung để xác đị
nh các quy tắc pháp luật.
Là một phần Quy chế của Toà án thường trực quốc tế của Liên hiệp các quốc gia
(Permanent Court of International Justice of the League of Nations), điều khoản này đã
được đưa vào Quy chế của Toà án quốc tế năm 1945. Điều khoản này liệt kê một danh
mục các nguồn hiện đại cơ bản của luật quốc tế, mặc dù không chỉ ra thứ tự ưu tiên về
mặt hình thức củ
a các nguồn này. Luật sở hữu trí tuệ quốc tế chủ yếu bắt nguồn từ luật
điều ước, tuy nhiên, với tầm quan trọng ngày càng gia tăng của việc giải quyết tranh chấp,
các nguyên tắc pháp luật chung ngày càng trở nên quan trọng hơn. Những ý kiến khẳng
định rằng các nguyên tắc về quyền con người có tính ưu việt so với luật sở hữu trí tuệ
đang đòi hỏi phả
i xem xét lại các nguồn quốc tế truyền thống của luật sở hữu trí tuệ.
1.2.1 Luật điều ước
Nền tảng của chế định sở hữu trí tuệ quốc tế là Công ước Pari về bảo hộ sở hữu
công nghiệp năm 1883 và Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật năm
1886. Sự phát triển từng bước của ch
ế định sở hữu trí tuệ quốc tế được bắt đầu bằng sự ra
đời của các điều ước đặc biệt bắt nguồn từ hai điều ước nêu trên. Hai điểm xuất phát quan
trọng của quá trình này là sự ra đời của Công ước Bản quyền toàn cầu tồn tại song song
với Công ước Berne và gần đây là sự ra đời của Hiệp định về các khía cạ
nh liên quan đến

thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO.
Các quy tắc của luật quốc tế điều chỉnh việc giải thích và áp dụng các điều ước
được quy định tại Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969. Hầu hết các nước đã tham
gia công ước này. Hoa Kỳ là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, mặc dù nước này đ
ã ngụ ý
chấp nhận các điều khoản của công ước vì nó phản ánh luật tập quán quốc tế áp dụng
cho các điều ước quốc tế.
Mặc dù chưa được khẳng định một cách chính thức là các điều ước về việc thành
lập các tổ chức khu vực được điều chỉnh bởi Công ước Viên nhưng trên thực tế thì có thể
được hiểu là như
vậy.
1.2.2 Luật tập quán quốc tế
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
4
Không giống như những lĩnh vực luật khác, luật sở hữu trí tuệ buộc phải phát triển
khá nhanh do sự thay đổi của công nghệ. Do đó, sự tiến triển theo từng bước của luật sở
hữu trí tuệ quốc tế thông qua việc áp dụng các nguyên tắc tập quán không xảy ra trong
lĩnh vực này. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp sự thay đổi về luật pháp là quá chậm,
không theo kịp sự phát triển c
ủa công nghệ thì việc thiết lập các tiêu chuẩn riêng trở nên
ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Điều này là đặc biệt đúng trong trường hợp ảnh hưởng
của internet đến luật sở hữu trí tuệ, khi mà quy định về đăng ký tên miền được dựa trên cơ
sở tự điều chỉnh.
Một vấn đề chưa được nghiên cứu là phạm vi áp dụng các tập quán pháp đối với
việc b
ảo hộ tài sản thực và các động sản hữu hình cho tài sản vô hình. Ngoài ra, cần phải
nghiên cứu việc áp dụng các nguyên tắc của tập quán pháp quốc tế như nguyên tắc thực
hiện nghiêm chỉnh và tận tâm các cam kết quốc tế (nguyên tắc pacta sunt servanda
1
) và

sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các quốc gia.
1.2.3 Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp đã được chứng minh không phải là một nguồn quan trọng của luật sở
hữu trí tuệ quốc tế. Chưa từng có vụ việc nào về sở hữu trí tuệ được đưa ra trước Toà án
quốc tế hoặc là cơ quan tiền thân của Toà án này (the Permanent Court of International
Justice). Tình trạng này đã bắt đầu thay đổi vớ
i việc xét xử các hành vi vi phạm Hiệp định
TRIPS bởi Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, trên cơ sở các đề xuất của một ban
bồi thẩm (panel) hoặc Cơ quan giải quyết khiếu nại (Appellate Body). Mặc dù các lập
luận của ban bồi thẩm hoặc cơ quan giải quyết khiếu nại không có giá trị ràng buộc nhưng
các ban bồi thẩm và cơ quan giải quyết khiếu nại về sau v
ẫn buộc phải xem xét những lập
luận đó. Đã từng có ý kiến cho rằng cần thúc đẩy các quy tắc pháp lý trong hệ thống kinh
tế quốc tế nếu các toà án quốc gia và khu vực xét xử các vấn đề thuộc nội dung của các
Hiệp định của WTO về hiệu lực của các quyết định của các ban bồi thẩm và cơ quan giải
quyết khiếu nại.
2

Các toà án quốc gia và khu vực có các nguồn thẩm quyền xét xử cơ bản trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ, mặc dù không phải là các nguồn luật quốc tế chủ yếu theo Điều 38
Quy chế Toà án quốc tế, nhưng những nguồn này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo
thành tập hợp các nguyên tắc chung của luật quốc tế.

1.2.3 Các công trình nghiên cứu pháp lý
Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế cũng
đề cập đến các công trình nghiên cứu pháp
lý của các luật gia có trình độ cao như là một nguồn thứ hai của luật quốc tế. Toà án ở các
nước theo hệ thống luật chung có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận việc tham khảo các
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
5

công trình nghiên cứu khoa học hơn là các toà án ở những nước theo hệ thống luật dân sự.
Trong lĩnh vực luật sở hữu trí tuệ quốc tế đang phát triển nhanh chóng, các công trình
nghiên cứu của các luật gia có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tính chắc
chắn và chặt chẽ.
1.2.4 Các nguyên tắc pháp luật chung
Bên cạnh luật điều ước, các nguyên tắc pháp luật chung là nguồn quan trọng nhất
của luật s
ở hữu trí tuệ quốc tế. Một số nguyên tắc chung quan trọng về thủ tục xét xử đã
được đưa vào các quy định về thực thi của Hiệp định TRIPS, chẳng hạn yêu cầu tại Điều
41.2 rằng “các thủ tục liên quan đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải công bằng và
hợp lý” và các thủ tục này “không được phức tạp một cách không cần thiết hoặ
c tốn kém,
hoặc đòi hỏi những thời hạn vô lý hoặc những sự chậm trễ không được bảo đảm”. Tương
tự, yêu cầu được quy định tại Điều 41.3 rằng các quyết định “về vụ việc phải được làm
thành văn bản và có căn cứ” và rằng các quyết định này “phải được chuyển ít nhất là cho
các bên tham gia vụ kiện một cách không chậm trễ” là các nguyên tắc v
ề thủ tục mà
người ta cho rằng đã được chấp nhận chung. Thủ tục đúng đắn được quy định trong yêu
cầu của Hiệp định TRIPS tại Điều 41.3 rằng “các quyết định phán xử vụ việc chỉ được
dựa vào chứng cứ mà các bên đều đã được tạo cơ hội trình bày ý kiến về chứng cứ đó”.
Điều 42 Hiệp định TRIPS yêu cầu r
ằng các thủ tục phải đúng đắn và công bằng
trong đó bị đơn phải có quyền được “thông báo bằng văn bản một cách kịp thời và chi
tiết, trong đó nêu cả căn cứ của các yêu cầu đó”. Điều này yêu cầu rằng các bên “phải có
quyền biện minh cho yêu cầu của mình và có quyền đưa ra mọi chứng cứ thích hợp” cũng
gần như đã trở thành một nguyên tắ
c pháp luật chung, tương tự như yêu cầu các thủ tục
không được đòi hỏi “quá mức việc đương sự buộc phải có mặt tại toà”.
Về cơ bản, các nguyên tắc chung về sự trung thực và công bằng gần như tạo thành
một phần của luật sở hữu trí tuệ quốc tế về nội dung. Học thuyết về tính cân xứng với ý

nghĩa rằng luật pháp không
được đặt ra các nghĩa vụ vượt quá những gì được coi là cần
thiết để giải quyết các tình huống từ đó tạo thành một nguyên tắc pháp luật chung chi phối
hoạt động của Toà án châu Âu.
1.3 Các tổ chức quốc tế
Việc quản lý các khía cạnh của định chế sở hữu trí tuệ quốc tế được thực hiện bởi
một số tổ chức quốc tế và t
ổ chức liên chính phủ được thành lập theo các điều ước quốc
tế. Các tổ chức chính về sở hữu trí tuệ ở cấp quốc tế và liên chính phủ là Tổ chức Sở hữu
trí tuệ thế giới (WIPO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Một số khía cạnh đặc biệt của luật sở hữu trí tuệ quốc tế được giao cho một số t

chức quốc tế chịu trách nhiệm: bản quyền và văn hoá dân gian: Tổ chức Văn hoá, Khoa
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
6
học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO); giống cây trồng mới: Liên minh bảo hộ
giống cây trồng (UPOV); tiếp cận tài nguyên di truyền: Tổ chức Nông Lương, Hội nghị
các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học (CBD), Chương trình môi trường Liên hợp
quốc (UNEP); công nghệ y học: Tổ chức Y tế thế giới (WHO); quyền kề cận: Liên minh
Viễn thông quốc tế; chuyển giao công nghệ: Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp
quốc (UNIDO); chuyển giao công nghệ và ảnh hưởng của quyền sở hữu trí tuệ đối với các
nước đang phát triển: Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD).
Một số tổ chức khu vực cũng thiết lập các chuẩn mực và cơ cấu về sở hữu trí tuệ.
Những tổ chức này bao gồm Tổ chức Andean Pact, Liên minh châu Âu (Cơ quan Sáng
chế châu Âu (EPO) và Cơ
quan hài hoà hoá thị trường nội địa (OHIM), Hiệp hội thương
mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), MERCOSUR và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN). Ngoài ra, các tổ chức sở hữu trí tuệ đặc biệt đã được thành lập với chức năng
trong phạm vi khu vực. Những tổ chức này bao gồm Tổ chức Sáng chế khu vực châu Phi
(ARIPO) và Cơ quan Sáng chế Á-Âu. Trong mỗi trường hợp, các tổ chức này được thành

lập theo các đ
iều ước quốc tế điều chỉnh chức năng và thẩm quyền của tổ chức này.
Vì mỗi tổ chức trong số này đều được thành lập theo các điều ước quốc tế, phạm vi
và hiệu lực hoạt động của tổ chức đó cũng sẽ được quy định theo các nguyên tắc giải
thích điều ước quốc tế. Trong trường hợp Liên minh châu Âu, tổ
chức lâu đời nhất trong
số các tổ chức khu vực, các điều ước thành lập Liên minh có vai trò hiến định quan trọng,
trong đó các nguyên tắc chung của luật công pháp quốc tế được thay thế bởi các nguyên
tắc hiến định.
Tác động có thể dự đoán được của chế định sở hữu trí tuệ toàn cầu đối với mọi
khía cạnh của quyền con người đã làm nảy sinh vấ
n đề về mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ
và quyền con người. Trong báo cáo Phát triển con người và quyền con người, Chương
trình phát triển Liên hợp quốc đã cho rằng các khía cạnh của Hiệp định TRIPS có thể
không phù hợp với Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá và Công ước
quốc tế về quyền dân sự và chính trị
3
.
Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Tiểu ban bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Liên
hợp quốc, trên cơ sở nhận thức rằng:
…có sự xung đột thực tế và tiềm tàng giữa việc thi hành Hiệp định TRIPS và việc
thực hiện các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá liên quan đến, ngoài những vấn
đề khác, những trở ngại cho hoạt động chuyển giao công nghệ cho các nước đang
phát triển, hệ qu
ả của việc có được quyền hưởng thực phẩm, quyền đối với giống
cây trồng mới và việc cấp độc quyền cho các cơ thể sinh vật bị biến đổi gen, “sinh
tặc” (bio-piracy) và sự suy giảm việc kiểm soát của cộng đồng (đặc biệt là các
cộng đồng bản địa) đối với các nguồn tài nguyên di truyền và tài nguyên thiên
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
7

nhiên và các giá trị văn hoá của họ, và những hạn chế tiếp cận các loại dược phẩm
được bảo hộ độc quyền và quyền được chăm sóc sức khoẻ,
đã thông qua một nghị quyết kêu gọi giải quyết vấn đề ảnh hưởng của Hiệp định TRIPS
đến vấn đề quyền con người và quyền của các cộng đồng, trong đó có nông dân và những
nhóm người bản
địa trên toàn thế giới. Nghị quyết này lưu ý rằng “những xung đột rõ
ràng” giữa các quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Hiệp định TRIPS và luật nhân
quyền quốc tế, đặc biệt là “việc thi hành Hiệp định TRIPS không phản ánh một cách đầy
đủ bản chất cơ bản và tính không thể phân chia của tất cả các quyền con người, bao gồm
quyền của tất cả mọi người được h
ưởng lợi từ sự tiến bộ khoa học và việc ứng dụng các
tiến bộ này, quyền được bảo vệ sức khoẻ, quyền đối với thực phẩm và quyền tự quyết
(Điều 2). Nghị quyết này lưu ý rằng “tất cả các Chính phủ phải ưu tiên thực hiện các
nghĩa vụ về quyền con người trong các chính sách và thoả thuận về kinh tế” (Đi
ều 3).
Mặc khác, sự bảo đảm được quy định tại Điều 27(2) của Tuyên bố toàn cầu về
quyền con người rằng “Tất cả mọi người đều có quyền được bảo vệ lợi ích về vật chất và
tinh thần có được từ các sản phẩm khoa học, văn học và nghệ thuật mà họ là tác giả” hàm
ý rằng bản thân sự bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ đã có thể là một yếu tố của quyền con
người. Điều này được nhấn mạnh trong lời văn tương tự của Điều 15.1.c Công ước quốc
tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá.
Việc áp dụng sở hữu trí tuệ có vẻ như mâu thuẫn với các công ước về quyền con
người nêu trên có thể được điều hoà bằng vi
ệc đặt vai trò của quyền con người ở vị trí
tương phản như một sự biện hộ có cơ sở cho việc bảo hộ sở hữu trí tuệ và tác động của
các tiêu chuẩn về quyền con người trong việc định hướng các quyền sở hữu trí tuệ hiện
có. Mối quan ngại của Tiểu ban của Liên hợp quốc chủ yếu liên quan đến khả năng ảnh
hưởng bất lợi của quyền sở hữu trí tuệ đến việc tiếp cận thuốc. Về vấn đề này, các bên ký
kết Tuyên bố Doha về sức khoẻ cộng đồng năm 2001 đã chỉ ra rằng quyền đối với sáng

chế liên quan đến các loại thuốc chống HIV-AIDS cần nhường chỗ cho khả năng tiếp cận
không hạn chế các sản phẩm này.
Vấn đề tr
ước đó (về mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ và quyền con người) được
minh chứng bởi nhu cầu của các nhóm dân cư bản địa mà việc bảo hộ sở hữu trí tuệ được
dựng lên bao quanh các tri thức truyền thống của các nhóm dân cư này.
4

1.4 Giải thích các điều ước quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản về việc giải thích điều ước trong luật quốc tế được quy định tại
Điều 31 và 32 của Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế. Điều 31(1) quy định rằng
một điều ước “phải được giải thích một cách đúng đắn, phù hợp với nghĩ
a thông thường
của các điều khoản của điều ước trong ngữ cảnh của chúng và phù hợp với các mục tiêu
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
8
của điều ước”. Từ “ngữ cảnh” nhằm mục đích giải thích một điều ước, được định nghĩa
tại Điều 31(2) bổ sung cho văn bản, bao gồm cả lời nói đầu và các phụ lục, bao gồm:
(a) thoả thuận bất kỳ liên quan đến điều ước được lập giữa tất cả các bên liên quan đến
việc ký kết đ
iều ước;
(b) văn kiện bất kỳ được một bên hoặc các bên làm ra liên quan đến việc ký kết điều
ước và được chấp nhận bởi các bên khác như là một văn kiện liên quan đến điều
ước.
Đồng thời phải xem xét, phù hợp với Điều 31(3), cùng với ngữ cảnh,
(a) thoả thuận tiếp theo bất kỳ giữa các bên về việc giải thích đi
ều ước hoặc việc áp
dụng các điều khoản của điều ước;
(b) thực tiễn bất kỳ nảy sinh về sau trong việc áp dụng điều ước tạo thành thoả thuận
của các bên về việc giải thích điều ước;

(c) quy tắc phù hợp bất kỳ của luật quốc tế áp dụng cho các quan hệ giữa các bên;
Điều 31(4) cho phép các bên tham gia mộ
t điều ước đưa ra nghĩa cụ thể cho một thuật
ngữ hay điều khoản.
Theo Điều 32, có thể cần đến các công cụ bổ sung cho việc giải thích, bao gồm quá
trình chuẩn bị điều ước và bối cảnh ký kết điều ước, để khẳng định nghĩa nảy sinh trong
quá trình áp dụng Điều 31 hoặc để xác định nghĩa khi việc giải thích theo
Điều này lại tạo
ra lưỡng nghĩa hoặc sự không rõ nghĩa hoặc dẫn tới kết quả vô lý hoặc rõ ràng là bất hợp
lý.
Những nguyên tắc giải thích điều ước này trong bối cảnh sở hữu trí tuệ đã được sử
dụng trong một số quyết định của Ban bồi thẩm và Cơ quan giải quyết khiếu nại liên quan
đến các tranh chấp nảy sinh từ Hiệ
p định TRIPS.
(a) Tranh chấp về việc bảo hộ sáng chế dành cho dược phẩm giữa Hoa Kỳ và Ấn
Độ (1996)
Tranh chấp này liên quan đến một đơn kiện từ Hoa Kỳ rằng Ấn Độ không thiết lập
cơ chế “hộp thư” để nhận đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế theo như yêu cầu của
Điều 70.8 Hiệp định TRIPS và rằng Ấn Độ đ
ã không dành độc quyền tiếp thị như yêu cầu
của Điều 70.9. Cơ chế hộp thư được dành cho các nước đang phát triển trong giai đoạn
chuyển tiếp, trước khi các nghĩa vụ mang tính nội dung về sáng chế của Hiệp định TRIPS
có hiệu lực ở những nước này. Khi đặt ra các tiêu chuẩn áp dụng cho việc giải thích Hiệp
định TRIPS, Ban bồi thẩm đã cố gắng áp dụng các nguyên tắ
c giải thích theo tập quán của
công pháp quốc tế như được quy định trong Công ước Viên.
5
Ban bồi thẩm đã phán quyết
rằng việc giải thích đúng đắn Hiệp định TRIPS đòi hỏi “bảo vệ những mong muốn chính
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp

9
đáng xuất phát từ sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” .
6
Ngoài ra, Ban bồi thẩm lưu ý rằng vì
Hiệp định TRIPS là một trong số những Hiệp định Thương mại Đa phương được đàm
phán trong khuôn khổ GATT 1947 nên Hiệp định này có giá trị ràng buộc các thành viên
của GATT, những nước cũng đã thừa nhận nguyên tắc về sự mong muốn chính đáng.
Điểm (a) Điều 70.8 Hiệp định TRIPS yêu cầu rằng nếu đến thời điểm Hiệp
định
WTO bắt đầu có hiệu lực, một Thành viên chưa quy định việc bảo hộ sáng chế cho dược
phẩm và các sản phẩm hoá nông thì thành viên đó phải quy định phương thức nộp đơn
yêu cấp bằng độc quyền sáng chế cho các sáng chế đó. Khi giải thích điểm này, Ban bồi
thẩm đã tuyên bố rằng “giống như các quy định khác của hiệp định, quy định này phải
được giải thích phù hợ
p với (i) nghĩa thông thường của các thuật ngữ này; (ii) ngữ cảnh;
và (iii) mục tiêu và mục đích của quy định này, theo các quy tắc được quy định tại Điều
31(1) của Công ước Viên”.
7

Ban bồi thẩm cho rằng nghĩa thông thường của Điều 70.8(a) là dự tính thiết lập
một cơ chế cho phép nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế có liên quan và xác
định việc nộp đơn và ngày ưu tiên “để có thể bảo đảm tính mới của sáng chế có liên quan
và ngày ưu tiên của đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền cho sáng chế đó nhằm mục đích xác
định khả
năng cấp bằng độc quyền sáng chế cho sáng chế đó tại thời điểm có quy định về
việc cấp bằng độc quyền sáng chế cho sản phẩm đối với các sáng chế này.”
8
Ban bồi thẩm
cho rằng kết luận này đã được khẳng định bởi lịch sử đàm phán Hiệp định TRIPS, “theo
đó việc cấp bằng độc quyền sáng chế cho dược phẩm và các sản phẩm hoá chất nông

nghiệp là một vấn đề then chốt”.
9
Ngoài ra, Ban bồi thẩm lưu ý rằng các nước cũng phải
dành độc quyền tiếp thị cho các sản phẩm nêu trên, nếu các sản phẩm này được phép tiếp
thị trong giai đoạn chuyển tiếp.
Cuối cùng, áp dụng luật học GATT liên quan đến các dự định pháp lý
10
, Ban bồi
thẩm thấy rằng “tính có thể dự đoán trong chế định sở hữu trí tuệ thực sự là cần thiết đối
với công dân của các Thành viên WTO khi họ đưa ra các quyết định về thương mại và
đầu tư trong quá trình kinh doanh của mình”.
11

Do vậy, Ban bồi thẩm đã kết luận rằng Ấn Độ đã không thực hiện Điều 70.8(a) khi
không sửa đổi luật sáng chế của mình để cho phép nộp đơn theo cơ chế hộp thư để được
cấp bằng độc quyền sáng chế sau khi kết thúc thời hạn chuyển tiếp dành cho các nước
đang phát triển. Ban bồi thẩm cũng kết luận rằng thực tiễ
n quản lý không được công bố
về việc nhận đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế không đáp ứng các nghĩa vụ theo
quy định của Hiệp định TRIPS.
12

Hội đồng giải quyết khiếu nại đã không nhất trí với kết luận về những mong muốn
chính đáng từ các Báo cáo của Ban bồi thẩm GATT 1947 trước đó. Hội đồng cho rằng vì
nguyên tắc về sự mong muốn chính đáng đã được phát triển trong bối cảnh của các đơn
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
10
kiện về sự không vi phạm nên không phù hợp để được áp dụng trong bối cảnh xử lý các
trường hợp vi phạm theo Hiệp định TRIPS.
13

Hội đồng giải quyết khiếu nại cũng bác bỏ
việc gộp các mong muốn chính đáng vào nguyên tắc về “sự giải thích thiện ý” của Công
ước Viên, vì điều đó dẫn đến việc quy cho các từ ngữ và khái niệm trong Hiệp định
TRIPS những nghĩa không theo dự định như vậy.
14
Hội đồng giải quyết khiếu nại đã phê
phán ban bồi thẩm về việc tạo ra “nguyên tắc giải thích của riêng mình không phù hợp với
các quy tắc giải thích theo tập quán của công pháp quốc tế cũng như thực tiễn đã có của
GATT/WTO”.
15
Hội đồng tuyên bố rằng cả ban bồi thẩm và Hội đồng giải quyết khiếu
nại đều phải tuân theo các quy tắc giải thích điều ước được quy định tại Công ước Viên
và không được bổ sung hay loại bỏ các quyền hoặc nghĩa vụ được quy định trong Hiệp
định WTO”.
16

Hội đồng giải quyết khiếu nại đã xem xét vấn đề thế nào là cơ chế được dự định tại
Điều 70.8(a) dành cho việc nộp đơn vào hộp thư. Áp dụng các quy tắc giải thích từ Công
ước Viên, Hội đồng tìm cách giải đáp câu hỏi này bằng cách xem xét cách hành văn của
quy định này và “phù hợp với mục tiêu và mục đích của Hiệp định TRIPS”.
17
Vì mục tiêu
của Hiệp định TRIPS bao gồm “sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu
quả và toàn diện quyền sở hữu trí tuệ”, Hội đồng giải quyết khiếu nại đã đồng ý với Ban
bồi thẩm rằng cơ chế được thiết lập theo Điều 70.8(a) phải tạo ra một cơ sở pháp lý vững
chắc để b
ảo đảm tính mới và quyền ưu tiên.
18
Hội đồng đã kết luận rằng vì các hướng dẫn
hành chính là cơ sở của hệ thống hộp thư của Ấn Độ bị phủ nhận bởi các quy định mang

tính bắt buộc của Luật sáng chế Ấn Độ, Ấn Độ đã không tuân thủ Điều 70.8(a). Tương tự,
vì Ấn Độ không ban hành quy định về độc quyền tiếp thị theo như yêu cầu tạ
i Điều 70.9,
Hội đồng giải quyết khiếu nại đã đồng ý rằng Ấn Độ cũng vi phạm quy định này.
(b) Tranh chấp về thời hạn bảo hộ sáng chế giữa Hoa Kỳ và Canada (2000)
Vấn đề tranh chấp trong vụ việc này là Điều 45 Luật sáng chế Canada quy định
thời hạn bảo hộ sáng chế là 17 năm đối với những bằng độc quyền sáng ch
ế cấp trước
ngày 1.10.1989. Hoa Kỳ phản đối quy định này vì cho rằng điều đó trái với quy định về
thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm theo như yêu cầu của Điều 33 Hiệp định TRIPS. Ban
bồi thẩm giải quyết vụ việc này đã đồng ý với phản đối của Hoa Kỳ.
19
Canada đã phản
đối lên Hội đồng giải quyết khiếu nại rằng quyết định của Ban bồi thẩm không phù hợp
với Điều 70.1 của Hiệp định TRIPS trong đó có quy định về sự không hồi tố của các
“hành động” đã xảy ra trước ngày áp dụng Hiệp định TRIPS. Canada cũng dựa vào Điều
28 của Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế
trong đó quy định rằng các điều khoản
của một điều ước không có giá trị ràng buộc một bên liên quan đến hành động, sự kiện
hoặc tình huống bất kỳ xảy ra trước ngày điều ước quốc tế có hiệu lực đối với bên đó.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
11
Ban bồi thẩm đã phán quyết rằng Điều 70.1 liên quan đến các hành động xảy ra
trước ngày áp dụng Hiệp định TRIPS không có ý nghĩa quan trọng hơn Điều 70.2 của
Hiệp định về “các đối tượng đang tồn tại” đã được bảo hộ tại thời điểm áp dụng Hiệp
định. Canada cho rằng phán quyết này đã không tính đến mối quan hệ về ngữ cảnh giữa
hai quy định này.
Ngoài ra, Canada cho rằng phán quyết của Ban bồi thẩm không áp dụng nguyên
tắc giải thích quy định cụ thể chiếm ưu thế so với quy định chung (lex specialis derogat
legi generali) theo đó một nguyên tắc chung như Điều 70.1 phải chịu nhường chỗ (có

hiệu lực thấp hơn) các quy định cụ thể nêu tại Điều 70.6 và 70.7 về cấp li-xăng không tự
nguyện đối với sáng chế đ
ã được cấp bằng độc quyền sáng chế và bảo hộ ở mức cao hơn.
Khi dẫn ra lý lẽ của Canađa liên quan đến tính không hồi tố, Hội đồng giải quyết
khiếu nại áp dụng Điều 31 Công ước Viên về Luật điều ước trước hết đã viện dẫn văn bản
quy định của điều ước.
20
Do đó, trên cơ sở phân tích theo văn bản này, thuật ngữ “hành
vi” mà xảy ra trước ngày áp dụng điều ước có liên quan đến các vấn đề đã được hoàn
thành vào ngày áp dụng Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, Hội đồng giải quyết khiếu nại cũng
lưu ý rằng về mặt chính sách, nếu cụm từ này được giải thích là bao gồm mọi tình huống
đang tiếp diễn liên quan đến các sáng chế đã được cấp bằ
ng độc quyền sáng chế trước
ngày áp dụng Hiệp định TRIPS thì Điều 70.1 sẽ cản trở việc áp dụng gần như toàn bộ
Hiệp định TRIPS đối với những hành vi như vậy.
21

Điều 28 Công ước Viên quy định rằng
Trừ khi có ý định khác được thể hiện trong điều ước hoặc được thiết lập theo cách
khác, các quy định của điều ước không có giá trị ràng buộc một bên liên quan đến hành vi
hoặc sự kiện bất kỳ đã xảy ra hoặc tình huống bất kỳ không còn tồn tại trước ngày điều
ước có hiệu lực đối với nước đ
ó.
Hội đồng giải quyết khiếu nại quan niệm rằng nếu không có ý định trái ngược thì
Điều 28 được áp dụng cho “tình huống” bất kỳ không còn tồn tại theo một điều ước
mới.
22
Để giải thích điều này, cần đến sự hỗ trợ từ phần dẫn giải về Điều 28, là một phần
của quá trình soạn thảo Công ước Viên.
23


(c) Tranh chấp giữa EC và Hoa Kỳ về Điều 110(5) Luật bản quyền Hoa Kỳ
Tranh chấp này liên quan đến Điều 110(5) Luật Bản quyền Hoa Kỳ năm 1976,
được sửa đổi theo Luật về sự công bằng trong việc li-xăng tác phẩm âm nhạc năm 1998
thay thế những hạn chế đối với độc quyền được quy định cho chủ sở hữu bản quyền liên
quan đến một s
ố hình thức trình diễn và biểu diễn công khai. Điều 110(5) (A) loại trừ ra
khỏi khái niệm xâm phạm bản quyền hành vi truyền phát sóng mang một chương trình
biểu diễn hoặc trình diễn một tác phẩm của một cơ sở thu sóng công khai trên một loại
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
12
thiết bị thu riêng lẻ thường được sử dụng ở các nơi công cộng, trừ trường hợp đã thanh
toán trực tiếp để xem hoặc nghe sóng đó, hoặc sóng đó được truyền tiếp cho công chúng.
Điều 110 (5)(B) loại trừ hành vi truyền dẫn bằng việc tạo ra một buổi phát hoặc chương
trình phát lại bao gồm một chương trình biểu diễn hoặc trình diễn một tác phẩm âm nhạc
phi nhạ
c kịch nhằm để cho công chúng thu, có nguồn gốc từ một trạm phát thanh hoặc
truyền hình được li-xăng (hợp pháp) với một cơ sở không lớn hơn quy mô quy định hoặc
không phải trả trực tiếp để xem hoặc nghe chương trình phát sóng hoặc phát lại sóng đó.
Mục đích của việc loại trừ theo điểm (B), theo như được trình bày trong Báo cáo
của Hạ viện, là để miễn trừ cho các c
ơ sở kinh doanh nhỏ “thực tế là không có cơ sở đủ
lớn để biện minh cho việc nộp tiền cho một dịch vụ âm nhạc có nền tảng thương mại”.
24

EC cho rằng những ngoại lệ này không phù hợp với các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo
Hiệp định TRIPS, cụ thể là theo Điều 9.1, cùng với các Điều 11(1)(ii) và 11bis(1)(iii)
Công ước Berne, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả.
Điều 9.1 Hiệp định TRIPS yêu cầu các Thành viên WTO phải tuân thủ các điều từ 1 đến
21 Công ước Berne, trừ Điều 6bis. Do đó, H

ội đồng giải quyết tranh chấp đã thừa nhận
rằng Điều 11(1)(ii) và 11bis(1)(iii) Công ước Berne đã được gộp vào Hiệp định TRIPS.
Những quy định này của Công ước Berne yêu cầu việc trình diễn trước công chúng các
tác phẩm được bảo hộ phải được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Hoa Kỳ lập luận rằng Hiệp định TRIPS, trong đó có đưa vào các quy định về nội
dung c
ủa Công ước Berne, cho phép các Thành viên quy định một số giới hạn nhỏ đối với
độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả và rằng Điều 13 Hiệp định TRIPS quy định tiêu
chuẩn để đánh giá sự phù hợp của các hạn chế hoặc ngoại lệ đó. Điều 13 quy định rằng
“các Thành viên phải giới hạn các hạn chế hoặc ngoại lệ đối v
ới độc quyền ở một số
trường hợp đặc biệt nhất định mà không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác
phẩm và không ảnh hưởng một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người nắm giữ
quyền”. Hoa Kỳ nại rằng “học thuyết về những ngoại lệ nhỏ” đã tạo thành một thực tiễn
tiếp theo sau cho các Thành viên Liên hiệp Berne theo ngh
ĩa của Điều 31(3)(b) Công ước
Viên.
Hội đồng giải quyết tranh chấp đã giải thích rằng khi áp dụng các nguyên tắc giải
thích chung và nguyên tắc giải thích bổ sung trong Công ước Viên để giải thích một cách
thiện chí các điều khoản theo phạm vi liên quan của các điều khoản này, cần phải đưa ra
nghĩa thông thường cho các điều khoản của một điều ước “trong ngữ cảnh của các
điều
khoản này và phù hợp với mục tiêu và mục đích của điều ước đó”.
25

Điều 3.2 Công ước Viên quy định rằng,
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
13
Ngữ cảnh để giải thích một điều ước phải bao gồm, ngoài văn bản điều ước trong
đó có phần mở đầu và các phụ lục: (a) thoả thuận bất kỳ liên quan đến điều ước đó được

lập giữa tất cả các bên liên quan đến việc ký kết điều ước đó
Hội nghị sửa đổi Công ước Berne tại Brussels năm 1948
đã bác bỏ việc đưa vào
Công ước Berne học thuyết về các ngoại lệ thứ yếu vì điều đó khuyến khích việc mở
rộng các ngoại lệ. Như một sự thoả hiệp, Hội nghị Brussels đã nhất trí rằng cần đưa vào
Báo cáo chung tuyên bố về khả năng quy định các ngoại lệ thứ yếu trong luật quốc gia.
Hội đồng đã lưu ý rằ
ng Tổng thư ký đã được “uỷ thác đưa ra một chỉ dẫn rõ ràng về khả
năng dành cho pháp luật quốc gia được quy định những trường hợp thường được gọi là
những bảo lưu thứ yếu và cho rằng sự lựa chọn lời văn này đã phản ánh một sự thoả thuận
theo nghĩa của Điều 31(2)(a) Công ước Viên.
26
Ngoài ra, thực tiễn của các quốc gia như
được phản ánh trong luật bản quyền quốc gia của các thành viên Liên hiệp Berne cũng
như các Thành viên WTO trước và sau ngày Hiệp định TRIPS có hiệu lực đã khẳng định
quan điểm của Hội đồng về học thuyết ngoại lệ thứ yếu.
27

Căn cứ vào sự tồn tại của học thuyết về các ngoại lệ thứ yếu, Hội đồng cho rằng
học thuyết này đã được đưa vào Hiệp định TRIPS như một phần của bản thân Công ước
Berne, vì Điều 9.1 đã gộp các Điều từ 1 đến 21 của Công ước Berne. Điều này cũng được
khẳng định qua những viện d
ẫn đến học thuyết này trong các tài liệu đàm phán được đưa
ra trong Vòng đàm phán Uruguay.
28
Do đó, học thuyết này được cho là tạo thành một
phần ngữ cảnh của Điều 11(1)(ii) và 11bis(1)(iii) Công ước Berne như đã được đưa vào
Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, Điều 13 Hiệp định TRIPS yêu cầu rằng các hạn chế và
ngoại lệ đối với độc quyền (1) phải được giới hạn ở một số trường hợp đặc biệt nhất định,
(2) không mâu thuẫn v

ới việc khai thác bình thường tác phẩm, và (3) không ảnh hưởng
một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người nắm giữ quyền. Hội đồng đã phán
quyết rằng khi áp dụng ba điều kiện này cho một ngoại lệ trong luật quốc gia, phải tính
tới cả những hậu quả thực tế và tiềm tàng của ngoại lệ đó. Bằng cách áp dụng cách tiếp
cận này, Hộ
i đồng đã phán quyết rằng không thể phản đối điều khoản 110(5)(A) nhưng
liên quan đến điều khoản 110(5)(B), Hoa Kỳ đã không chứng minh được rằng những
ngoại lệ mang tính thương mại của điều khoản này đã không ảnh hưởng một cách bất hợp
lý đến lợi ích hợp pháp của người nắm giữ quyền.
29
Do đó, Hội đồng khuyến nghị rằng
Hội đồng giải quyết tranh chấp cần yêu cầu Hoa Kỳ làm cho khoản B trở nên phù hợp với
các nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS.
(d) Tranh chấp giữa EC và Hoa Kỳ về điều 211 Đạo luật Omnibus
Appropriations năm 1998 (2002)
Tranh chấp này liên quan đến một khiếu nại của EC rằng điều 211 Đạo luật
Omnibus Appropriations năm 1998 của Hoa Kỳ trái với một s
ố quy định của Hiệp định
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
14
TRIPS, cùng với các điều tương ứng của Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp.
Điều 211(a)(1) Đạo luật này của Hoa Kỳ nhằm cấm các giao dịch “liên quan đến nhãn
hiệu, tên thương mại hoặc tên kinh doanh” trùng hoặc hầu như tương tự với một nhãn
hiệu, tên thương mại hoặc tên kinh doanh được sử dụng gắn liền với một doanh nghiệp
hoặc tài sản đ
ã bị Chính phủ Cuba tịch thu, trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ sở hữu
ban đầu, hoặc người kế thừa nhãn hiệu, tên thương mại hoặc tên kinh doanh đó.” Điều
211(a)(2) quy định rằng toà án bất kỳ của Hoa Kỳ cũng không được phép “công nhận, thi
hành hoặc phê chuẩn theo cách khác yêu cầu đòi quyền bất kỳ” của một “công dân được
chỉ định” trên cơ sở quyền theo lu

ật chung (luật án lệ) hoặc theo Điều 515305 Phần 31,
Bộ Quy chế Hoa Kỳ, theo đó Quy chế về Kiểm soát các tài sản của Cuba đã được ban
hành.
EC đã lập luận rằng điều 211(a) (1) trái với Điều 2.1 Hiệp định TRIPS cùng với
Điều 6quinquies Công ước Pari và Điều 15.1 Hiệp định TRIPS. Lập luận này đã bị Hội
đồng giải quyết tranh chấp của WTO bác bỏ. Tuy nhiên, H
ội đồng giải quyết tranh chấp
đã chấp nhận lập luận của EC rằng điều 211(a)(2) không phù hợp với Điều 16.1 và Điều
42 Hiệp định TRIPS, nhưng không trái với Điều 2.1 Hiệp định TRIPS cùng với các Điều
6bis và Điều 8 Công ước Pari và không trái với Điều 4 Hiệp định TRIPS. Hội đồng cũng
phán quyết rằng các tên thương mại không phải là một lo
ại quyền sở hữu trí tuệ được bao
hàm trong Hiệp định TRIPS. Cả hai bên đều đã khiếu nại các phán quyết này.
Hoa Kỳ lập luận rằng giải thích về Điều 211 của Hội đồng giải quyết tranh chấp là
một vấn đề của thực tiễn và do đó không thuộc thẩm quyền phán quyết của Hội đồng giải
quyết tranh chấp vốn được giới hạ
n ở các vấn đề về luật pháp. Lập luận này đã bị Hội
đồng giải quyết khiếu nại bác bỏ, tiếp theo phán quyết của Hội đồng này về vụ tranh chấp
giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ về việc cấp bằng độc quyền sáng chế cho dược phẩm, theo đó
“luật pháp cấp tỉnh cũng có thể tạo thành chứng cứ về việc tuân thủ hay không tuân th

các nghĩa vụ quốc tế”
30
và do đó Hội đồng giải quyết khiếu nại cũng có quyền xem xét
giải thích của Hội đồng giải quyết tranh chấp về ý nghĩa của Điều 211 đạo luật này của
Hoa Kỳ.
31

Vấn đề trong vụ tranh chấp này, theo đó nêu ra các câu hỏi về việc giải thích các
điều ước quốc tế, là các tên thương mại có được bao hàm bởi Hiệp định TRIPS hay

không. Điều 8 Công ước Pari quy định rằng tên thương mại “phải được bảo hộ ở tất cả
các nước thuộc Liên hiệp mà không phải thực hiện nghĩa vụ nộp đơn đăng ký, bất kể tên
thương m
ại đó có tạo thành một phần của nhãn hiệu hay không”. Hội đồng giải quyết
tranh chấp đã phán quyết rằng tên thương mại không thuộc các loại đối tượng sở hữu trí
tuệ mà Hiệp định TRIPS áp dụng. Hội đồng đã dựa vào Điều 1.2 Hiệp định TRIPS để đưa
ra kết luận, theo đó “Nhằm mục đích của Hiệp định này, thuật ngữ “sở h
ữu trí tuệ” đề cập
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
15
đến tất cả các phạm trù sở hữu trí tuệ là đối tượng của các Mục từ 1 đến 7 Phần II”. Áp
dụng các nguyên tắc giải thích quy định tại Điều 31 Công ước Viên, Hội đồng đã tuyên
bố rằng “cách giải thích theo đúng nguyên văn của Điều 1.2 là điều này đưa ra một định
nghĩa mang tính loại trừ và điều đó được khẳng định bởi cụm t
ừ “tất cả các phạm trù”,
trong đó từ “tất cả” chỉ ra rằng đây là một danh mục không đầy đủ”.
32
Về việc không
xuất hiện đối tượng tên thương mại trong các mục từ 1 đến 7 Phần II Hiệp định TRIPS,
Hội đồng đã xác nhận vấn đề này.
Hội đồng giải quyết khiếu nại không nhất trí với Hội đồng giải quyết tranh chấp về
vấn đề này. Hội đồng lưu ý rằng Điều 8 Công ước Pari chỉ liên quan đến tên thương mại
đã
được nhập vào Hiệp định TRIPS theo quy định tại Điều 2.1. Hội đồng giải quyết khiếu
nại đã dẫn chiếu đến tuyên bố trước đó của mình trong vụ US-Gasoline, rằng
Một trong số những hệ quả của “quy tắc giải thích chung” trong Công ước Viên là
việc giải thích phải đưa ra nghĩa và hiệu lực cho tất cả các điều khoản của một
đi
ều ước. Người giải thích không được tự do đưa ra một cách giải thích có thể dẫn
đến kết cục là làm cho cả các điều khoản hoặc các đoạn văn của một điều ước trở

nên thừa hoặc vô nghĩa.
33

Hội đồng giải quyết khiếu nại cho rằng giải thích của Hội đồng giải quyết tranh chấp có
thể có nghĩa rằng việc đưa Điều 8 Công ước Pari vào Hiệp định TRIPS là vô nghĩa. Hội
đồng giải quyết khiếu nại cũng đã bác bỏ giải thích của Hội đồng giải quyết tranh chấp về
lịch sử đàm phán Hiệp định TRIPS. Cụ thể
, Hội đồng đã phản bác những tài liệu mà Hội
đồng giải quyết tranh chấp đã dựa vào để giải thích là không có sự đề cập đến tên thương
mại.
34

Hội đồng giải quyết khiếu nại đã đưa ra một trong số những kết luận là điều 211
đạo luật của Hoa Kỳ không phù hợp với Điều 2.1 Hiệp định TRIPS, cũng như Điều 8 của
Công ước Paris.



1
Nguyên tắc về việc các điều ước quốc tế phải được thi hành một cách thiện chí.
2
T. Cottier, ‘Dispute Settlement in the World Trade Organization: Characteristics
and Structural Implications for the European Union’ (1998) 35 Common Market Law Rev.
325.
3
UNDP, Human Rights and Human Development, New York, UNDP, 2000, 83-88.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
16

4

Xem UN Commission on Human Rights, Sub-Commission on Prevention of
Discrimination and Protection of Minorities, ‘Draft UN Declaration on the Rights
of Indigenous Peoples’ (1995) 34 ILM 541.
5
WTO, Báo cáo của Hội đồng giải quyết tranh chấp, WT/DS50/R, 5 tháng 9 năm
1997, đoạn 7.18.
6
Trong cùng tài liệu nêu trên .
7
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 7.24.
8
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 7.27.
9
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 7.29.
10
Ví dụ, Báo cáo của Hội đồng giải quyết khiếu nại của WTO về vụ “Thuế của Hoa
Kỳ áp dụng cho dầu lửa và một số chất được nhập khẩu” ngày 17 tháng 6 năm
1987, BISD/34S/1, đoạn 5.2.2.
11
Báo cáo của Hội đồng giải quyết tranh chấp của WTOWT/DS50/R, 5/9/1997, đoạn
7.30.
12
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 742.
13
Báo cáo của Hội đồng giải quyết khiếu nại của WTO về ‘Việc bảo hộ patent của
Ấn Độ đối với dược phẩm và sản phẩm hoá nông”, 1997, đoạn 34-42.
14
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 45.
15
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 46.

16
Trong cùng tài liệu nêu trên
17
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 55.
18
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 57.
19
Báo cáo của Hội đồng giải quyết tranh chấp, WT/DS170/R, 5/5/2000, đoạn 7.1.
20
Báo cáo của Cơ quan giải quyết khiếu nại, WT/DS170/170/AB/R, 17/9/2000, đoạn
53.
21
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 59-60.
22
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 72.
23
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 73.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
17

24
Báo cáo của Uỷ ban Tư pháp Hạ viện, Tiểu ban Toà án, và
Báo cáo của Hạ viện về vấn đề sở hữu trí tuệ số 94-1733, 94
th
Cong 2
nd
Sess. 75
(1976) được trích dẫn cùng tài liệu nêu trên, đoạn 2.5.
25
Báo cáo của Ban bồi thẩm WT/DS160/R, 15/06/2000, đoạn 6.43.

26
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 6.53
27
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 6.55.
28
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 6.60-6.66.
29
Trong cùng tài liệu nêu trên, đoạn 6.265.
30
Báo cáo của Hội đồng giải quyết khiếu nại WT/DS50/AB/R, được thông qua ngày
16/01/1998, đoạn 65.
31
Báo cáo của Hội đồng giải quyết khiếu nại WT/DS176/AB/R, được thông qua
ngày 2/01/2002, đoạn 105.
32
Báo cáo của Ban bồi thẩm WT/DS/176/R, 6/8/2001, đoạn 8.26.
33
Báo cáo của Hội đồng giải quyết khiếu nại, United States-Standards for
Reformulated and Conventional Gasoline, WT/DS2/AB/R, thông qua ngày
01/11/1996, đoạn 106.
34
Báo cáo của Hội đồng giải quyết khiếu nại trong tài liệu nêu trên, đoạn 339.

2. Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883
Lịch sử
Trong suốt cuối thế kỷ 19, trước khi có sự ra đời của các công ước quốc tế trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp, việc bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp tại các quốc gia
khác nhau trên thế giới là khó kh
ăn vì luật pháp tại các nước này rất đa dạng. Hơn nữa,
đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế phải được nộp đồng thời tại tất cả các quốc gia

nhằm tránh hệ quả là việc công bố tại một quốc gia sẽ làm mất tính mới của sáng chế đó
tại các quốc gia khác. Những vấn đề thực tiễn này đã thúc đẩy mong muốn khắ
c phục
được các trở ngại đó.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
18

Trong nửa cuối thế kỷ 19, sự phát triển của công nghệ theo xu hướng quốc tế hoá
và sự tăng trưởng của thương mại quốc tế khiến cho việc hài hoà hoá pháp luật về sở hữu
công nghiệp về cả lĩnh vực nhãn hiệu và sáng chế trở nên cấp thiết.
Khi Chính phủ hai nước Áo-Hungary mời các quốc gia khác tham dự một triển lãm
quốc tế về sáng chế được tổ ch
ức tại Viên năm 1873 thì một thực tế đã cản trở sự tham dự
này là nhiều khách mời nước ngoài không sẵn sàng trưng bày các sáng chế của họ tại triển
lãm đó do chưa có sự bảo hộ pháp lý thoả đáng đối với các sáng chế được mang đến triển
lãm đó.
Điều này dẫn đến hai xu hướng: thứ nhất, một luật đặc biệt của Áo bảo đảm s
ự bảo
hộ tạm thời cho sáng chế, nhãn hiệu, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp của tất cả những
người nước ngoài tham gia triển lãm đó. Thứ hai, Hội nghị Viên về cải cách chế độ bảo
hộ sáng chế đã được nhóm họp trong cùng năm đó, năm 1973. Hội nghị đã soạn thảo một
số nguyên tắc là cơ sở cần có của một hệ thố
ng sáng chế hữu ích và có hiệu quả và cũng
đã thúc giục các chính phủ “phải tạo ra một thoả thuận sơ bộ quốc tế về bảo hộ sáng chế
càng sớm càng tốt.”
Tiếp theo Hội nghị Viên, một Hội nghị quốc tế về sở hữu công nghiệp đã được
nhóm họp tại Pari năm 1878. Kết quả chính của hội nghị này là một quyết định rằ
ng một
trong số các chính phủ được yêu cầu phải triệu tập một hội nghị ngoại giao quốc tế “với
nhiệm vụ là xác định cơ sở của một hệ thống pháp luật thống nhất” trong lĩnh vực sở hữu

công nghiệp.
Sau hội nghị đó, bản dự thảo cuối cùng đề xuất thành lập một “hiệp hội” quốc tế về
bảo hộ sở hữu công nghiệp đã được chuẩn bị tại Pháp và đã được Chính phủ Pháp gửi tới
nhiều quốc gia khác cùng với lời mời tham dự Hội nghị quốc tế vào năm 1880 tại Pari.
Hội nghị quốc tế đó đã thông qua một bản dự thảo công ước mà về cơ bản bao gồm
những quy định chủ yếu của Công ước Pari ngày nay.
N
ăm 1883, một Hội nghị ngoại giao mới được nhóm họp tại Pari, kết thúc bằng
việc ký kết và thông qua lần cuối cùng Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp.
Công ước Pari đã được 11 quốc gia tham gia ký kết: Bỉ, Bra-xin, El Sanvado, Pháp,
Guatemala, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Secbia, Tây Ban Nha và Thuỵ Sĩ. Khi Công ước
có hiệu lực vào ngày 7 tháng 7 năm 1884 thì Vương quốc Anh, Tuynidi và Ecuado cũng
đã tham gia Công ước, khiến số lượng thành viên ban đầu tăng lên thành 14. Chỉ trong
vòng một ph
ần tư đầu thế kỷ 20 và đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới thứ II, số lượng
thành viên của Công ước Pari đã tăng lên đáng kể.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
19

Công ước Pari đã được sửa đổi nhiều lần từ sau khi được ký kết vào năm 1883.
Mỗi một hội nghị sửa đổi, bắt đầu từ Hội nghị Brussel năm 1990, đều kết thúc bằng việc
thông qua một Văn kiện sửa đổi của Công ước Pari.Trừ những văn kiện tại hội nghị sửa
đổi Brussel (năm 1897 và 1900) và Washington D.C. (năm 1911) không còn hiệu lực, tất
c
ả những văn kiện trước đó vẫn có ý nghĩa, mặc dù phần lớn các quốc gia hiện nay đều là
thành viên của văn kiện mới nhất, Văn kiện Stockholm năm 1967.
Các quy định cơ bản
Các quy định của Công ước Pari có thể được chia thành bốn phạm trù chính:
- phạm trù thứ nhất bao gồm những nguyên tắc của luật nội dung về bảo đảm
quyền cơ bản – chế

độ đối xử quốc gia – tại mỗi quốc gia thành viên;
- phạm trù thứ hai thiết lập một quyền cơ bản khác, đó là quyền hưởng ưu tiên;
- phạm trù thứ ba xác định một số nguyên tắc chung trong lĩnh vực luật nội dung,
bao gồm các nguyên tắc xác lập quyền và nghĩa vụ của các thể nhân và pháp nhân, hoặc
những nguyên tắc yêu cầu hoặc cho phép các quốc gia thành viên được xây dựng luật
pháp theo những nguyên tắc
đó;
- phạm trù thứ tư giải quyết về khuôn khổ hành chính được tạo lập để thực thi
Công ước và những điều khoản cuối cùng của Công ước.
Đối xử quốc gia
Đối xử quốc gia có nghĩa là, liên quan đến việc bảo hộ sở hữu công nghiệp, mỗi
quốc gia thành viên Công ước Pari phải dành sự bảo hộ cho công dân của các quốc gia
thành viên khác như sự bảo hộ đượ
c dành cho công dân của nước mình. Các điều khoản
có liên quan được quy định tại Điều 2 và 3 của Công ước.
Chế độ đối xử quốc gia còn được trao cho công dân của những nước không phải là
thành viên của Công ước Pari nhưng họ cư trú tại một quốc gia thành viên hoặc nếu họ có
cơ sở công nghiệp hoặc thương mại “có hiệu quả và có thực” tại quốc gia đó. Tuy nhiên,
không đặt ra yêu cầu về
cư trú hoặc cơ sở kinh doanh tại nước được yêu cầu bảo hộ như
là một điều kiện để được hưởng sự bảo hộ đối với công dân của các quốc gia thành viên.
Nguyên tắc đối xử quốc gia không chỉ bảo đảm rằng những người nước ngoài sẽ
được bảo hộ mà họ còn không bị phân biệt đối xử theo cách thức bất kỳ. Thường thì sẽ rất
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
20

khó khăn và đôi khi không thể có được sự bảo hộ thoả đáng cho sáng chế, nhãn hiệu và
các đối tượng sở hữu công nghiệp khác ở nước ngoài nếu không có nguyên tắc này.
Nguyên tắc đối xử quốc gia được áp dụng trước hết cho tất cả các “công dân” của
các quốc gia thành viên. Thuật ngữ “công dân” bao gồm cả thể nhân và pháp nhân. Đối

với pháp nhân, có thể sẽ gặp khó khăn khi xác định pháp nhân đó mang quốc tịch củ
a
quốc gia nào. Nói chung, thường thì các pháp nhân không thể có nhiều quốc tịch theo
nhiều luật quốc gia khác nhau theo nghĩa hẹp của từ này (từ quốc tịch). Tất nhiên, các
doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của một quốc gia thành viên hoặc các pháp nhân
khác được thành lập theo luật công của quốc gia đó phải được coi là công dân của quốc
gia thành viên này. Các pháp nhân được thành lập theo luật tư của một quốc gia thành
viên thường sẽ là công dân của quốc gia
đó. Nếu họ có trụ sở chính đặt tại một quốc gia
thành viên khác thì họ cũng có thể được coi là công dân của nước mà họ đặt trụ sở. Theo
Điều 2(1), nguyên tắc đối xử quốc gia được áp dụng với tất cả các điều kiện thuận lợi mà
luật pháp của các quốc gia khác nhau dành cho công dân.
Quyền ưu tiên
Quyền ưu tiên có nghĩa là trên cơ sở một đơn hợp lệ
yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp do một người nộp tại một trong số các quốc gia thành viên, chính người này
(hoặc người được kế thừa quyền này), trong một thời hạn nhất định (6 hoặc 12 tháng) có
thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại tất cả các quốc gia thành viên khác. Những đơn nộp sau sẽ
được coi như được nộp cùng ngày với đơn nộp sớ
m nhất. Vì vậy, những đơn nộp sau
được hưởng quyền ưu tiên đối với tất cả các đơn liên quan tới cùng một sáng chế được
nộp sau ngày đơn đầu tiên được nộp. Các đơn này cũng sẽ được hưởng chế độ ưu tiên đối
với tất cả những hành động được tiến hành sau ngày đó mà thường có khả năng làm mất
quyền của người nộp đơ
n hoặc làm mất khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế cho
sáng chế của người nộp đơn. Những quy định liên quan tới quyền ưu tiên được đề cập tại
Điều 4 của Công ước.
Quyền ưu tiên tạo ra nhiều thuận lợi về mặt thực tế đối với người nộp đơn muốn có
được sự bảo hộ tại nhi
ều quốc gia. Người nộp đơn không buộc phải nộp tất cả các đơn tại

nước mình và nước ngoài vào cùng một thời điểm bởi người nộp đơn có 6 hoặc 12 tháng
tuỳ theo sự lựa chọn của mình để quyết định yêu cầu bảo hộ tại quốc gia nào. Người nộp
đơn có thể sử dụng thời hạn này để tổ chức thực hiện các bướ
c nhằm tìm kiếm sự bảo hộ
ở các nước khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
21

Người được hưởng quyền ưu tiên là người bất kỳ có quyền được hưởng lợi từ
nguyên tắc đối xử quốc gia, nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc một
quyền sở hữu công nghiệp khác một cách hợp lệ tại một trong số các quốc gia thành viên.
Quyền ưu tiên chỉ có thể dựa trên đơn đầu tiên đối với cùng một quyền sở hữu
công nghiệp mà đã được nộp tại một quốc gia thành viên. Vì vậy, không thể căn cứ vào
đơn thứ hai, có thể là một đơn sửa đổi và sau đó sử dụng đơn thứ hai này như cơ sở hưởng
quyền ưu tiên. Lý do của nguyên tắc này là rõ ràng: một đơn yêu cầu bảo hộ không thể
cho phép một chuỗi bất tận các yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho cùng một đố
i tượng, bởi
trên thực tế điều này có thể kéo dài đáng kể thời hạn bảo hộ cho đối tượng đó.
Điều 4A91) của Công ước Pari thừa nhận một cách rõ ràng rằng quyền ưu tiên
cũng có thể được áp dụng cho người kế thừa của người nộp đơn đầu tiên. Quyền ưu tiên
cũng có thể được chuyển giao cho người kế thừa mà không gắn vớ
i việc chuyển giao
đồng thời đơn đầu tiên. Đặc biệt, điều này cũng cho phép chuyển giao quyền ưu tiên cho
những người khác nhau ở những nước khác nhau, một thông lệ đã trở nên phổ biến.
Đơn sau phải đề cập tới cùng một đối tượng như đơn đầu tiên, là cơ sở yêu cầu
hưởng quyền ưu tiên. Nói cách khác, đối tượng của cả hai đơn đều phải cùng là m
ột sáng
chế, một mẫu hữu ích, một nhãn hiệu hoặc một kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, có thể
sử dụng đơn đầu tiên yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế cho sáng chế làm cơ sở hưởng
quyền ưu tiên cho đăng ký mẫu hữu ích và ngược lại. Sự thay đổi hình thức bảo hộ tương

tự theo cả hai hướng như vậy cũng có thể được thực hiệ
n giữa mẫu hữu ích và kiểu dáng
công nghiệp, phù hợp với luật pháp quốc gia.
Đơn đầu tiên phải được “nộp một cách hợp lệ” nhằm tạo cơ sở cho việc yêu cầu
hưởng quyền ưu tiên. Mọi việc nộp đơn tương đương với việc nộp đơn quốc gia hợp lệ
đều là cơ sở hợp lệ cho việc yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Vi
ệc nộp đơn quốc gia hợp lệ
có nghĩa là việc nộp đơn bất kỳ đủ để xác lập ngày nộp đơn ở nước có liên quan. Khái
niệm đơn “quốc gia” bao gồm cả những đơn được nộp theo các điều ước song phương
hoặc đa phương được ký kết giữa các quốc gia thành viên.
Việc huỷ bỏ, rút, từ chối đơn đầu tiên không làm mất khả nă
ng là cơ sở yêu cầu
hưởng quyền ưu tiên của đơn này. Quyền ưu tiên vẫn tồn tại ngay cả khi đơn đầu tiên là
cơ sở của việc yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đó không còn tồn tại.
Hiệu lực của quyền ưu tiên được quy định tại Điều 4B. Có thể tóm tắt quy định này
như sau, như một hệ quả của yêu cầu hưởng quy
ền ưu tiên, đơn nộp sau phải được coi
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
22

như đã được nộp vào thời điểm nộp đơn của đơn đầu tiên ở một nước thành viên khác, là
cơ sở của việc yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đó. Bởi hệ quả của quyền ưu tiên, tất
cả những hoạt động diễn ra trong suốt thời gian từ ngày nộp đơn của đơn đầu tiên và đến
những đơ
n nộp sau, được gọi là giai đoạn ưu tiên, không thể làm mất quyền mà là đối
tượng của đơn nộp sau.
Về ví dụ cụ thể, điều này có nghĩa là đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế
cho cùng một sáng chế được một bên thứ ba nộp trong giai đoạn ưu tiên sẽ không tạo ra
quyền ưu tiên, mặc dù đơn đó được nộp trước cả
đơn nộp sau. Tương tự, một sự công bố

hoặc việc sử dụng công khai sáng chế mà là đối tượng của đơn nộp sau trong giai đoạn ưu
tiên sẽ không làm mất tính mới hay trình độ sáng tạo của sáng chế đó. Vì mục đích đó,
không cần quan tâm đến việc công bố do người nộp đơn hay do chính tác giả sáng chế
hay một bên thứ ba thực hiện.
Độ dài của giai đoạn ư
u tiên đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp là khác
nhau. Đối với bằng độc quyền sáng chế và mẫu hữu ích, giai đoạn ưu tiên là 12 tháng, đối
với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu thì thời hạn này là 6 tháng. Khi xác định độ dài
của giai đoạn ưu tiên, Công ước Pari đã phải tính đến những lợi ích xung đột giữa người
nộp đơn và các bên thứ ba. Giai đoạn ưu tiên hiện được quy
định trong Công ước Pari
dường như đã tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa hai chủ thể này.
Quyền ưu tiên được Công ước thừa nhận cho phép yêu cầu hưởng quyền “ưu tiên
kép” và “ưu tiên từng phần”. Vì vậy, đơn nộp sau không chỉ có thể yêu cầu quyền ưu tiên
trên cơ sở một đơn nộp sớm hơn mà còn có thể kết hợp quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều
đơ
n nộp trước mà mỗi đơn trước đó có liên quan đến những điểm khác nhau của đối
tượng nêu trong đơn nộp sau. Hơn nữa, trong đơn nộp sau, các yếu tố có yêu cầu hưởng
quyền ưu tiên có thể được kết hợp với những yếu tố không hưởng quyền ưu tiên. Trong
tất cả những trường hợp này, tất nhiên là đơn nộp sau phải phù hợp với yêu cầu về
tính
thống nhất của sáng chế.
Những khả năng này phù hợp với một nhu cầu thực tế. Thường thì sau khi nộp đơn
lần đầu tiên, những cải tiến hay bổ sung đối với sáng chế mà là đối tượng của những đơn
nộp sau tại nước xuất xứ. Trong những trường hợp như vậy, rất thiết thực khi kết hợp
những đơn nộ
p trước thành một đơn nộp sau và tiến hành nộp đơn này ở một nước thành
viên khác trước khi kết thúc năm ưu tiên. Sự kết hợp này có tính khả thi ngay cả trong
trường hợp các yêu cầu hưởng quyền ưu tiên kép bắt nguồn từ các quốc gia thành viên
khác nhau.

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
23

Các quy định liên quan đến patent
Sự độc lập của các bằng độc quyền sáng chế
Bằng độc quyền sáng chế được cấp ở các quốc gia thành viên cho công dân hay
người cư trú tại các quốc gia thành viên phải được coi là độc lập với các bằng độc quyền
sáng chế cấp cho cùng một sáng chế ở các nước khác, kể cả các quốc gia không phải là
thành viên. Nguyên tắc về “tính độc lập” của các bằng độc quyề
n sáng chế này được quy
định tại Điều 4bis.
Lý do cơ bản và luận điểm chính của nguyên tắc này là luật pháp và các thông lệ
hành chính quốc gia thường khác nhau. Một quyết định không cấp hoặc huỷ bỏ hiệu lực
một bằng độc quyền sáng chế ở một nước nhất định trên cơ sở luật pháp của nước này
thường sẽ không liên quan đến hoàn cảnh pháp lý khác nhau ở các nước khác. Sẽ là
không hợp lý khi độc quyền của chủ sở hữu sáng chế ở các nước khác bị mất với lý do
người đó bị mất độc quyền đối với sáng chế ở một nước cụ thể vì không nộp lệ phí duy trì
hiệu lực ở nước đó, hoặc với lý do bằng độc quyền sáng chế bị huỷ bỏ hiệu lực ở nước đó
vì mộ
t lý do mà luật pháp của các nước khác đó không quy định.
Một điểm đặc biệt của nguyên tắc độc lập của bằng độc quyền sáng chế được quy
định tại Điều 4bis(5). Điều khoản này quy định bằng độc quyền sáng chế được cấp trên cơ
sở một đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của một hoặc nhiều đơn được nộp ở nước
ngoài phải có thời hạn hiệu lực bằng thời hạn hiệu lực như thể các bằng độc quyền sáng
chế đó được cấp mà không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Nhập khẩu, không khai thác và li-xăng cưỡng bức
Các vấn đề về việc nhập khẩu các vật phẩm chứa sáng chế, việc không thực hiện
sáng chế đã được cấp bằng
độc quyền và li-xăng cưỡng bức được quy định tại Điều 5.A
của Công ước. Đối với vấn đề nhập khẩu, điều này quy định rằng việc nhập khẩu bởi chủ

bằng độc quyền vào một quốc gia nơi bằng độc quyền sáng chế được cấp, các vật phẩm
chứa sáng chế và được sản xuất tại quốc gia bất k
ỳ của Liên hiệp sẽ không dẫn đến việc
tước quyền theo bằng độc quyền sáng chế đó.
Đối với việc khai thác bằng độc quyền sáng chế và li-xăng cưỡng bức, bản chất
của các quy định tại Điều 5A là mỗi quốc gia có thể tiến hành các biện pháp pháp lý quy
định việc cấp li-xăng cưỡng bức. Những li-xăng cưỡng bức này nhằm ngăn chặn sự
lạm
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
24

dụng có thể nảy sinh từ độc quyền được cấp theo bằng độc quyền sáng chế, ví dụ việc
không khai thác sáng chế hoặc khai thác sáng chế không đầy đủ.
Việc cấp li-xăng cưỡng bức căn cứ vào việc không khai thác hoặc khai thác không
đầy đủ là biện pháp cưỡng bức thông dụng nhất chống lại chủ sở hữu để ngăn chặn sự lạm
dụng quyền được cấ
p theo bằng độc quyền sáng chế. Việc này được quy định rõ ràng tại
Điều 5A.
Lý lẽ chính cho việc bắt buộc khai thác một sáng chế tại một quốc gia cụ thể là sự
cân nhắc rằng, để thúc đẩy việc công nghiệp hoá của một quốc gia, các bằng độc quyền
sáng chế không nên được sử dụng chỉ để ngăn cản việc khai thác sáng chế đó tại nước đó
ho
ặc để dành độc quyền nhập khẩu vật phẩm đã được cấp bằng độc quyền sáng chế cho
chủ sở hữu. Đúng hơn là chế độ độc quyền sáng chế nên được sử dụng để du nhập công
nghệ mới vào nước đó. Nhưng việc chủ bằng độc quyền có thực sự muốn làm vậy hay
không thì trước hết họ cần cân nhắc v
ề mặt kinh tế và sau đó là về thời gian. Việc khai
thác sáng chế ở tất cả các nước thường không có hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, có một sự
thừa nhận chung rằng việc khai thác ngay tức khắc tại tất cả các nước là điều không khả
thi. Do đó, Điều 5A đã cố gắng tạo ra sự cân bằng giữa các lợi ích xung đột này.

Không được phép cấp li-xăng cưỡ
ng bức do không khai thác sáng chế hoặc khai
thác sáng chế không đầy đủ trước khi kết thúc một thời hạn nhất định. Thời hạn này sẽ hết
hạn hoặc là 4 năm kể từ ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc 3 năm
kể từ ngày cấp bằng độc quyền sáng chế. Thời hạn được áp dụng cho từng trường hợp là
thời hạn k
ết thúc sau.
Thời hạn 3 năm hoặc 4 năm nêu trên là thời hạn tối thiểu. Chủ sở hữu bằng độc
quyền phải được dành thời hạn dài hơn nếu người đó có thể đưa ra được những lý do hợp
pháp cho sự không hành động của mình – ví dụ các trở ngại về mặt pháp lý, kinh tế hoặc
kỹ thuật cản trở việc khai thác hoặc khai thác mở rộng sáng chế ở
trong nước. Nếu điều
đó được chứng minh thì yêu cầu cấp li-xăng cưỡng bức phải bị từ chối, ít nhất là trong
một thời hạn nhất định. Thời hạn 3 năm hoặc 4 năm nêu trên cũng là thời hạn tối thiểu
theo nghĩa luật quốc gia có thể quy định thời hạn dài hơn.
Li-xăng cưỡng bức do không khai thác hoặc khai thác không đầy đủ phải là một li-
x
ăng không độc quyền và chỉ có thể được chuyển giao cùng với doanh nghiệp được
hưởng lợi từ li-xăng cưỡng bức đó. Chủ sở hữu bằng độc quyền phải được giữ lại quyền
cấp các li-xăng không độc quyền khác và quyền tự mình khai thác sáng chế. Ngoài ra, vì
li-xăng cưỡng bức được cấp cho một doanh nghiệp cụ thể trên cơ sở năng lực đã bi
ết của

×