Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đăng ký sách, báo pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.66 KB, 3 trang )

1 Đăng ký sách, báo
1.1/Kiểm tra danh mục sách
Đăng ký sách, báo là ghi chi tiết vào sổ đăng ký cá biệt từng quyển sách, từng số báo vừa
được nhập vào thư viện.
- Mục đích của việc đăng ký sách, báo: sách, báo mua về nhất thiết phải được ghi vào Sổ
đăng ký cá biệt nhằm giúp cho cán bộ thư viện quản lý,bảo quản được tài sản, thống kê được số
lượng sách để kiểm kê và lên được danh mục sách thiếu, từ đó có kế hoạch tiếp tục bổ sung.
- Yêu cầu của việc đăng ký sách, báo: công tác đăng ký sách, báo phải được tiến hành
thường xuyên, liên tục, kịp thời, chính xác theo thứ tự ngày, tháng nhập hay xuất sách, báo ra
khỏi tủ sách.
- Phương pháp đăng ký sách, báo:
+ Đăng ký cá biệt: là việc vào sổ từng quyển sách riêng biệt nhập vào thư viện. Một tên
sách có nhiều bản, thì mỗi bản là một số ĐKCB đọc lập.
Sổ đăng ký cá biệt phải được bảo quản lâu dài, cẩn thận, viết rõ ràng, sạch sẽ, không được
tẩy xoá.
Sổ đăng ký cá biệt được ghi theo số thứ tự, bắt đầu từ số 01. Số này được ghi liên tục từ
năm này qua năm khác, từ cuốn này sang cuốn khác (thí dụ: số đăng ký cuối cùng của quyển 1
là 1025 thì quyển thứ 2, số thứ tự sẽ được bắt đầu bằng số 1026). Đồng thời, số đăng ký cá biệt
phải được ghi ở trang tên sách (trang chính sau bìa), trang 17 và vào nhãn sách.
Mỗi cuốn sách được ghi vào một dòng của sổ đăng ký cá biệt. Trong sổ đăng ký cá biệt,
sách được đăng ký bằng ngôn ngữ xuất bản của cuốn sách đó (tiếng Việt, tiếng dân tộc…). ở cột
thứ nhất điền ngày vào sổ; cột thứ 2 là thứ tự; cột thứ 3 là tác giả (nếu có)/tên sách; cột thứ 4
điền các yếu tố liên quan đến xuất bản (nơi xuất bản, năm xuất bản); cột thứ 5 là giá tiền; cột thứ
6 là các yếu tố liên quan đến nhập sách (đợt và ngày nhập sách); cột cuối cùng là phụ chú.
- Sổ đăng ký cá biệt
Ngày vào
sổ
TT
Tên tài liệu,
sách, báo
Xuất bản


Giá tiền

Nhập sách
Phụ chú
Nơi Năm Đợt Ngày



Các sách được xuất khỏi thư viện (đã nhập vào thư viện mà nay lại sử dụng vào việc khác
không còn trong thư viện nữa), thì phải được xoá tên trong sổ đăng ký cá biệt và phải ghi rõ lý do
xuất (ghi ở cột phụ chú của sổ đăng ký cá biệt).
2. Sơ bộ xử lý kỹ thuật tài liệu, sách, báo
303.4
125
VL
D H
- Đóng dấu: tài liệu, sách, báo mới nhận được phải đóng dấu của thư viện.
Nội dung dấu của thư viện:
THƯ VIỆN
TỈNH SÓC TRĂNG


Đối với sách :đóng dấu ở trang tên sách (dưới tên sách góc phải), bụng sách và ở trang 17
(phía dưới, góc phải). Ở phía trên của dấu sẽ ghi số đăng ký cá biệt của cuốn sách.
Đối với báo, tạp chí: đóng dấu vào trang đầu của báo, tạp chí.
- Dán nhãn sách:
Nhãn sách là một mảnh giấy hình chữ nhật đứng, cao 3cm - dài 2cm, được sử dụng
như sau:
+Nhãn 1: (Số ĐKCB) được dán ở bên trái mặt trước sách.trên(phòng đọc)
Ví dụ:

+Nhãn 2: (Môn loại, kí hiệu phân loại): dán ở góc bên phải phía sau sách.trên. áp
dụng cho phòng đọc, phòng mượn)
+Nhãn 3: (Mã vạch) dán ở phía dưới bên trái phía sau sách( áp dụng cho phòng đọc,
phòng mượn)
3. Phân loại tài liệu, sách, báo
Tài liệu trong thư viện được sắp xếp theo khung phân loại DDC14 ( trừ sách đang trong quá
trình hồi cố).
5. Phương pháp sắp xếp sách, báo trong thư viện
Tài liệu trong thư viện được sắp xếp như sau:
-Phòng mượn: Sắp xếp theo môn loại
-Kho:
Trong mỗi phần, sắp xếp theo thứ tự chữ cái tên sách. Trong tủ sách được sắp xếp theo thứ
tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
Tuỳ thuộc vào cách phân chia tủ sách thành bao nhiêu ngăn mà sắp xếp tài liệu cho phù
hợp.

6. Kiểm kê, bảo quản tài liệu, sách, báo
- Kiểm kê sách: công tác kiểm kê sách phải được tiến hành vào cuối năm.
Phương pháp kiểm kê: cán bộ quản lý tủ sách đối chiếu giữa sổ đăng ký cá biệt với số sách
hiện có và với sổ mượn sách của bạn đọc.
Kết thúc kiểm kê phải lập biên bản xác nhận tình hình tài liệu, sách, báo pháp luật hiện có,
kèm theo bản kê các sách bị mất hoặc sách bị thanh lý do hư hỏng trong quá trình sử dụng, sau
đó báo cáo với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,
trường học để xoá mục ghi tương ứng trong sổ đăng ký cá biệt.
- Bảo quản sách, báo và bảo vệ tủ sách:
+ Đối với sách, báo: cán bộ quản lý tủ sách cần quan tâm tới việc bảo quản, để sách, báo
được dùng lâu hơn, bền hơn. Những nơi có kinh phí thì nên cho đóng bìa cứng để sử dụng lâu
dài.
Những sách, báo do lưu hành nhiều bị xộc xệch thì cán bộ phụ trách tủ sách pháp luật phải
có trách nhiệm dán lại. Luôn giáo dục bạn đọc có ý thức giữ gìn sách, báo.

+ Đối với tủ sách: không để các vật có thể gây cháy, gây hơi ẩm ướt ở gần, có trách nhiệm
thường xuyên kiểm tra, phát hiện và diệt trừ mối mọt, chuột, gián… bằng hoá chất.
Việc bảo quản Công báo để sử dụng được lâu dài là một công việc rất quan trọng đối với
cán bộ phụ trách tủ sách pháp luật. Hàng năm, cán bộ phụ trách tủ sách có trách nhiệm báo cáo
Uỷ ban nhân dân cấp xã; lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học để đề nghị hỗ trợ
kinh phí đóng Công báo thành từng quyển, trên gáy sách có ghi rõ năm để tiện cho người tra
cứu.
Cán bộ phụ trách tủ sách pháp luật hàng năm hoặc theo định kỳ có báo cáo lãnh đạo chính
quyền và cơ quan Tư pháp đánh giá kết quả tổ chức và hoạt động của tủ sách pháp luật, từ đó
đề ra kế hoạch bổ sung trong thời gian tới (bổ sung định kỳ và bổ sung hoàn bị); đồng thời, giúp
lãnh đạo biết được tình hình hoạt động của tủ sách pháp luật để có sự chỉ đạo kịp thời.
Nội dung báo cáo cần tập trung đánh giá kết quả về tổ chức và hoạt động phục vụ của tủ
sách pháp luật và những tồn tại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động
của tủ sách; nêu các kiến nghị cụ thể với các cấp lãnh đạo để có các giải pháp kịp thời, thoả
đáng nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của tủ sách pháp luật trong những năm tiếp
theo.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×