Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bé lớn lên như thế nào trong 12 tháng đầu đời? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.73 KB, 12 trang )

Bé lớn lên như thế nào trong 12
tháng đầu đời?


Trong suốt 12 tháng đầu đời, con bạn sẽ tập làm
quen dần với việc điều khiển cơ thể của chính
mình. Và đây là những dấu hiệu trong từng thời
điểm tương ứng để bạn có thể chú ý theo dõi.


Mới ngày nào bé chào đời

Khi vừa sinh ra, bé không có khả năng tự vận động
một cách linh hoạt, mặc dù đã có những phản ứng tự
nhiên như vùi đầu vào ngực mẹ hay giữ chặt lấy ngón
tay của bạn. Nhưng rồi bé sẽ nhanh chóng làm chủ
được việc điều khiển cơ thể mình, bắt đầu từ trên đầu
trở xuống, bạn sẽ phải ngạc nhiên với tốc độ phát
triển thần kỳ đó của bé trong suốt một năm tuổi đầu.

Dưới đây là một vài gợi ý để hướng dẫn bạn việc gì
rồi sẽ xảy ra, nhưng phải nhớ rằng trẻ con phát triển
theo nhiều mức độ, nhiều cách thức khác nhau. Và
nếu bạn có bất kỳ nghi vấn hay lo lắng nào về bé, hãy
tham khảo ngay ý kiến từ bác sĩ nhi khoa nhé!

Sơ sinh

Bạn phải đặt con luôn nằm ngửa. Ở độ tuổi này bé
vẫn còn chưa điều khiển được tay chân mình, bàn tay
thường hay nắm lại rất chặt. Bé cũng không thể điều


khiển đầu, ngoại trừ việc xoay qua xoay lại trong lúc
bạn đặt bé nằm xuống. Tuy nhiên, sau khoảng 2 tuần,
bạn hãy thử ôm bé áp sát vào vai mình, rồi bạn sẽ
ngạc nhiên khi nghe được những âm thanh như tiếng
chim gõ kiến vậy, đó là lúc bé đang cố gắng giữ thẳng
đầu của mình đấy!

Tháng đầu tiên

Giờ đây con bạn đã lớn hơn một chút. Bé đã có thể
điều khiển được đôi bàn tay mình, cũng có nghĩa lúc
này bé sẽ không còn quơ tay loạn xạ nữa mà đặt
ngay ngắn ép xuống thân mình. Khoảng sáu tuần tuổi
bé sẽ khám phá ra được sự có mặt của đôi tay,
nhưng lúc này vẫn còn chưa biết chúng thuộc về cơ
thể mình đâu! Đến gần cuối tháng nắm tay của bé sẽ
buông lỏng ra một chút, có thể bắt đầu cầm nắm
được đồ vật mặc dù vẫn chưa chắc chắn.

Tháng thứ hai

Chức năng điều khiển cơ thể đã phát triển một cách
không thể tưởng tượng được! Lúc 8 tuần tuổi, bé đã
có thể giữ đầu mình ngóc dậy, mặc dù đôi khi vẫn
cần sự hỗ trợ từ người lớn. Đến khi được 9-10 tuần
bé sẽ học biết cách lật người, nằm nghiêng trên hông
hoặc nằm ngửa.

Tháng thứ ba


Cơ lưng và cổ lúc này đã phát triển mạnh mẽ hơn,
giúp bé có thể hoàn toàn điều khiển được đầu mình.
Bạn không còn cần phải đỡ đầu bé nữa ngoại trừ lúc
đặt bé trong những vị trí đặc biệt, khó khăn như bề
mặt uốn lượn, không bằng phẳng. Cũng có nghĩa là
bé đã có thể ngoái đầu nhìn theo một sự vật nào đó
hay tự ngóc đầu mình dậy trong ít phút khi đang nằm.
Đây là những cố gắng sơ khởi cho việc tập ngồi dậy.
Do đó bạn hãy cố gắng đỡ người bé bằng nhiều
miếng đệm lót để giữ sóng lưng được thẳng, cũng
nhằm ngăn chặn việc lật người quá nhiều, sẽ không
tốt, đôi khi còn rất nguy hiểm nữa!

Tháng thứ tư

thế mà bây giờ đã biết bò

Hãy ẵm con trong tư thế thẳng đứng trong lòng bạn,
bạn sẽ để ý thấy bé đang cố dồn trọng lượng cơ thể
lên các ngón chân, bé đang luyện tập để đầu gối
mình được vững vàng hơn. Chỉ một thời gian không
lâu sau bé sẽ tự chủ được và thích thú với bàn chân
của mình. Đây là lúc bé đang thử và rèn luyện đầu
gối để chuẩn bị cho việc bò và đi đứng sau này. Việc
bé thường xoay người từ nắm ngửa xuống nằm sấp
cũng thường xảy ra trong tháng thứ tư này, nhưng để
xoay người ngược lại là một việc khó khăn hơn, cần
phải phát triển thêm nhiều bắp cơ khác.

Tháng thứ năm


Vào khoảng thời gian từ tháng thứ năm hoặc thứ sáu,
nếu bạn đặt bé trong tư thế ngồi thì bé có thể tự giữ
nguyên như thế được rồi. Nhưng dù vậy, cũng đừng
rời mắt khỏi con hay để bé lại một mình, vì thật sự bé
vẫn chưa đủ khả năng để giữ thăng bằng thật tốt đâu!
Có thể bạn cần phải kê gối để đỡ con, hoặc bé vẫn
phải sử dụng cánh tay mình như cái giá để giữ thăng
bằng cho cơ thể.

Tháng thứ sáu

Được sáu tháng, bé có thể tự tin điều khiển hai bàn
tay mình, tự nhấc đầu và vai lên khỏi đất lúc đang
trong tư thế nằm sấp. Cũng có lúc bé thử dựng đầu
gối lên và thúc bụng như đang cố gắng bò đi vậy,
nhưng thường là vẫn chưa thành công đâu! Bé đã có
thể tự ngồi được, nhưng đôi lúc vẫn còn mất thăng
bằng. Bé rất thích lật người lăn khắp phòng, một vài
trẻ thậm chí còn thấy đây là một cách di chuyển hiệu
quả và bỏ qua luôn giai đoạn bò trườn. Chân bé đã
vững chắc để chuẩn bị cho việc bò để sau đó là đi, bé
sẽ thật sự phấn khích và nhún nhảy nếu bạn ẵm bé
đứng lên trong lòng mình!

Tháng thứ bảy

Khoảng thời gian từ bảy tháng đến một năm bé phát
triển khả năng phản xạ đế giúp củng cố thăng bằng
cho cơ thể vững vàng hơn, dù đôi khi vẫn còn hay sử

dụng bàn tay để chống. Cơ thể vững vàng hơn còn
biểu hiện qua việc nếu bạn giữ bé đứng trên sàn, bé
sẽ thích di chuyển đổi từ chân này qua chân kia, động
tác như bước đi vậy. Nhưng việc tự đứng một mình
có lẽ vẫn còn chưa khả thi trong lúc này!

Tháng thứ tám

Khi lên được tám, chín tháng tuổi, bé đã có thể thật
sự tự ngồi một mình, dường như việc này đã mở ra
cả một thế giới mới trước mắt bé, bé có tầm nhìn
rộng hơn và với tới những món đồ chơi xa hơn lúc
trước. Giờ đây ngồi đã trở thành một tư thế yêu thích
đối với bé, mặc dù lúc đầu còn cần chống tay hay cha
mẹ phải giúp để ngồi dậy. Tuy nhiên, thậm chí một số
bé đã có thể bắt đầu biết bò rồi đấy!

Tháng thứ chín

Bé đã khám phá ra được niềm vui thích trong việc bò
xung quanh nhà. Mặc dù lúc đầu có thể còn vụng về,
hay còn có trường hợp bò ngược nữa (vì lúc này tay
bé phát triển mạnh hơn chân), nhưng rồi bé sẽ làm
quen nhanh thôi! Bò là một trong những kỹ năng
phức tạp nhất một đứa bé cần phải đạt đến trong một
năm tuổi đầu. Đầu tiên bé phải biết dồn trọng lượng
cơ thể lên hai bàn tay của mình để nhấc bụng hổng
lên khỏi mặt đất, sau đó còn phải học cách phối hợp
giữa chân và tay thật nhuần nhuyễn, vậy là bé đã có
thể di chuyển được rồi đấy!

Cũng không cần thiết phải đòi hỏi bé trở nên một tay
‘bò’ lão luyện. Một vài đứa trẻ có vẻ thích trườn trên
bụng mình hơn, hay lê người đi trên đất. Có khoảng
10% trẻ con bỏ qua giai đoạn bò trườn mà tiến thẳng
đến lúc biết đi. Hiện tượng này thường xảy ra khi bé
tìm ra được một phương pháp di chuyển khác nào
đó, như lăn mình chẳng hạn, mà chúng cho là có hiệu
quả hơn.

Tháng thứ mười

Tiến trình tự điều khiển cơ thể vẫn đang dịch chuyển
thứ tự từ đầu xuống chân, tại thời điểm 10 tháng tuổi
bé đã có thể làm chủ được đầu gối và bàn chân của
mình. Bây giờ thì bé đã có thể đứng được rồi, nhưng
không phải một mình vì bé vẫn chưa thể giữ thăng
bằng một cách hoàn toàn đâu. Lúc đầu bé sẽ làm
quen dần bằng cách giữ lấy một vật nào đó để đứng
vững, một vấn đề khó khăn nữa là bé vẫn chưa biết
cách ngồi xuống. Có lẽ thời gian đầu bé sẽ tự khụy
xuống khi đã quá mỏi rồi từ từ sau đó sẽ học biết
cách chuẩn bị cơ thể mình như thế nào để ngồi
xuống êm nhẹ và an toàn hơn. Bé cũng có những nỗ
lực đầu tiên cho thấy sắp biết đi, thử ẵm bé đứng
thẳng và bạn sẽ thấy chân bé liên tục di chuyển nhịp
nhàng theo bước như đang dậm tại chỗ vậy. Nếu bạn
giữ hai tay con và đẩy bé tập đi, chúng sẽ rất thích
đấy!

Và chỉ 12 tháng sau bé đã có thể vịn đứng lên chập chững những bước đầu tiên.


Tháng mười một

Khi bé đã có thể tự đứng vững được, bé sẽ bắt đầu
những động tác như “chuyền cành”: đi qua lại bằng
cách giữ chặt những đồ nội thất trong nhà. Dần dần
bé sẽ biết cách dùng trọn cả bàn chân của mình, tuy
vẫn còn khá loạng choạng.

Tác giả sách và cũng là nhà tâm lý học trẻ em,
Penelope Leach cho biết để tập bước đi trẻ phải trải
qua rất nhiều bước. Khởi đầu bé sẽ dùng cả hai tay
mình để bám khư khư vào chỗ mình đang vịn, sau đó
từ từ sẽ nới lỏng và nhích dần ra xa hơn. Rồi tập chỉ
giữ một tay và cuối cùng là dứt khoát bước đi. Bé bắt
đầu thấy hứng thú trong việc leo trèo, có thể là lên
xuống cầu thang hay ghế sofa. Bé có thể sải những
bước đi rất điệu nghệ nếu bạn cầm tay dìu theo con,
trẻ chỉ có thể tự đi hẳn một mình khi lên 15 tháng tuổi.
Lúc này bé đã có khả năng ngồi ngay xuống khi vừa
đứng lên được rồi đấy!

Tháng mười hai

Bây giờ thì bé có thể đi vòng quanh được rồi, nhưng
cũng cần nhớ là tuổi biết đi ở mỗi đứa trẻ là rất khác
nhau. Có những trường hợp chỉ lúc mới 9 tháng,
cũng có những trường hợp khác phải đợi đến tận
tháng thứ 17, thậm chí còn lâu hơn. Khi con đi bạn
hãy chú ý kỹ, bé sẽ không bước đi với dáng vẻ như

người lớn chúng ta đâu. Ban đầu bé phải dọ dẫm đặt
bàn chân mình thật vững và giơ hai tay lên cao để
giữ thăng bằng cho cơ thể. Bạn phải chấp nhận một
vài bước đầu con sẽ phải vấp té, nhưng điều quan
trọng là bạn phải để chúng tự đứng dậy và cố gắng
bước đi tiếp!

×