Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Năm đầu đời thú vị của con yêu Phần 1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.81 KB, 6 trang )

Năm đầu đời thú vị của con yêu -
Phần 1

Tuổi thơ của con đầy những khoảnh khắc đáng nhớ,
như nụ cười “móm mém” đầu tiên, thìa bột đầu tiên, và
cú lẫy đầu đời. Xen giữa những sự kiện đáng yêu đó là
những “pha hành động” làm bố mẹ phát điên, như thức

Bữa ăn giờ đây cũng được bé xem là một trò chơi vui nhộn.

dậy vào lúc 3 giờ sáng, con gào lên thảm thiết khi bố mẹ
để người khác bế con, và cơn mưa đồ vật mà con ném
xuống từ chiếc ghế cao.

Nào cùng khám phá những gì đằng sau tám giai đoạn phổ
biến trong năm đầu đời của con và những mẹo khôn khéo
giúp con vượt qua những giai đoạn đó thật êm xuôi bố mẹ
nhé!

Pha #1: Liên tục thả rơi đồ vật

Bắt đầu từ: khoảng 6 tháng tuổi.

Chuyện gì đang xảy ra? Lúc còn ẵm ngửa, khi đánh rơi
một cái lục lạc, bé coi như là nó đã biến mất rồi. Giờ đây bé
nhận ra rằng vật đó vẫn ở đâu đó cả khi bé không nhìn thấy
chúng nữa, khái niệm về sự tồn tại vĩnh cửu của vật chất đã
bắt đầu hình thành trong đầu óc non nớt của bé. Bạn sẽ
nhận biết được giai đoạn này khi bé nhìn xuống theo những
gì bé đánh rơi từ ghế cao. Đó là trò chơi giúp dạy bé về
nguyên nhân và kết quả: ‘Con làm rơi nó, mẹ nhặt nó lên”.



Cách vượt qua: Dù rất mệt nhọc để thu dọn “bãi chiến
trường” của bé suốt cả ngày, nhưng bố mẹ hãy vui vẻ với
bé nhé. Bé sẽ cảm thấy được đồng tình mỗi khi bạn đáp lại.
Hãy bình thản kết thúc bữa ăn một khi bé đập tô cà rốt
nghiền của mình. May mắn thay, tần suất đồ chơi bay và ly
chén rơi sẽ giảm dần sau khoảng 15 tháng.

Pha #2: Bôi thức ăn tèm lem lên mặt nhiều hơn là đút
vào miệng
Bắt đầu từ: khoảng 7 đến 9 tháng tuổi.

Chuyện gì đang xảy ra? Bạn nghĩ mục đích bé ăn trưa thực
sự là để ăn ư? Vì lý do nào đó, bữa ăn đã trở thành một trò
vui với bé. Bé có thể thấy các món ăn đúng ra phải được
bôi lên má chứ không phải để đút vào miệng, hoặc phải
mút mát qua các kẽ ngón tay mới thật ngon lành. Bé cũng
đang vận dụng sự độc lập của mình. Có rất ít những bé có
thể kiểm soát, do đó khi bé chơi với thức ăn, bé đang xem
xét nó theo cách của riêng mình.

Cách vượt qua: Đừng tước đoạt quyền cầm muỗng của bé,
bé cần phải tập cách tự ăn 1 mình. Khi bé được 2 tuổi, khả
năng phối hợp của bé đã được cải thiện và bé đã có thể tập
trung hơn (và ít vụng về hơn) vào bữa ăn. Tuy nhiên, đừng
bị sốc nếu con bạn vẫn còn ăn uống tèm lem tới tận khi vào
mẫu giáo.

Pha #3: Khóc thét khi người lạ bế


Bắt đầu từ: 7 tháng tuổi.

Chuyện gì đang xảy ra? Bé đang trải qua giai đoạn sợ hãi
với người lạ. Dù bé đã một lần được dắt vào các bữa họp
mặt, bé bây giờ có thể biết ai là người quen và ai là người
lạ, bé vẫn có thể hoảng sợ khi bạn đưa bé cho bà ngoại bế,
người mà không thường xuyên ghé thăm nhà hay là cả khi
bạn mở cửa cho một người giao hàng. Bé lúng túng ư? Tất
nhiên. Nhưng khả năng phân biệt bạn với những người lạ
của bé đã có những bước phát triển nhảy vọt (và bạn nên
giải thích điều này cho bố mẹ chồng để tránh sự tự ái)

Cách vượt qua: Hãy giúp bé hâm nóng mối quan hệ với
những người lạ cho đến khi giai đoạn này kết thúc, thường
thì là 15 tháng. Hãy tạo điều kiện để người thân hay bạn bè
tiếp cận bé nhiều hơn, đừng vội vàng trao bé vào tay người
khác ngay khi mới gặp họ, hãy giữ bé một lúc để bé có thời
gian làm quen. Nếu cách này không hiệu quả, đừng cố ép
bé, thay vào đó hãy để bé cùng với những người khác tham
gia những hoạt động cùng nhau để bé thấy an toàn hơn.

Bé có thể khóc thét lên nếu mẹ quá vội trao bé cho người lạ bế.
Ảnh: Inmagine

Pha #4: Sau khi đã tập được lịch ngủ, bé lại thức giấc
nửa đêm

Bắt đầu từ: khoảng 9 tháng tuổi

Chuyện gì đang xảy ra? Con bạn có lẽ đã vươn tới một cột

mốc quan trọng, như biết đứng hay đi dạo. Khi bé dùng tất
cả năng lượng cho kỹ năng này, bé có thể không tập trung
đủ cho các lĩnh vực khác, bao gồm cả ngủ.

Cách vượt qua: Nhanh chóng dỗ dành con bạn, và rời khỏi
phòng sau khi bé quay lại lại giấc ngủ. Nếu bạn ở lại càng
lâu, bé càng nhận đc nhiều sự khuyến khích. Ngoài ra, hãy
đảm bảo là bạn thực hiện đúng theo những thói quen lúc
ngủ tốt cho sức khỏe. Hãy đặt bé xuống trong khi bé vẫn
còn tỉnh. Những thói quen ngủ tốt của bé sẽ được hình
thành sau vài tuần.

×