Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ thai nhi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.97 KB, 6 trang )

Những giai đoạn phát triển quan
trọng của não bộ thai nhi

Tại buổi hội thảo khoa
học Đánh giá sự phát
triển của trẻ dưới 1 tuổi
vừa diễn ra tại Hà Nội
(30/11), TS Lynn Singer,
Phó chủ tịch chương trình
giảng dạy trường Đại học
Case Western Reserve,
Cleveland, Ohio (Mỹ)
khẳng định: “Nhiều
nghiên cứu khoa học đã
cho thấy sự phát triển của não bộ khá phức tạp, nó theo
một trình tự có sắp xếp, bắt đầu từ những ngày đầu kể
từ khi thụ thai rồi tiếp tục sau khi sinh với tốc độ phát
triển nhanh cho tới tận năm trẻ 2-3 tuổi và kéo dài cho
đến tuổi trưởng thành”.



Trước sinh

TS Lynn Singer lưu ý tất cả các bà mẹ về 4 giai đoạn được
coi là cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của thai
nhi, đó là:

- Ở tuần tuổi thứ 3-4 của thai nhi cảm ứng thuộc ống thần
kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống bắt đầu
diễn ra.



- Giai đoạn 2-4 tháng tuổi, quá trình phát triển thần kinh
trong đó có các neurons (tế bào thần kinh) và glia (tế bào
mô đệm thần kinh- là hai loại tế bào thần kinh chính) được
hình thành.

- Vào giai đoạn thai nhi được 3-5 tháng tuổi sẽ xuất hiện
sự chuyển dịch, trong đó có việc hàng triệu tế bào di
chuyển đến vị trí ổn định của chúng.

- Cuối cùng là giai đoạn biệt hoá, trong đó có các tế bào
chết hình thành tạo một lớp bảo vệ các tế bào thần kinh và
làm cho sự truyền thông tin diễn ra nhanh hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng

Trong những thời điểm trên, yếu tố gien, ảnh hưởng từ môi
trường, vấn đề dinh dưỡng, môi trường xã hội - tình cảm
của người mẹ và những trải nghiệm của quá trình phát triển
đều đóng vai trò quyết định phát triển xu hướng phát triển
trí tuệ cơ bản của trẻ.

“Thiếu hụt axit folic là một trong những nguyên nhân xuất
hiện sự bất thường ống thần kinh như spinal bifida (nứt tuỷ
sống). Thiếu sắt và thiếu máu do mẹ cũng sẽ làm ảnh
hưởng đến hành vi của trẻ một cách tiêu cực”, TS Lynn
Singer cảnh báo.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu sinh hoá của các nhà khoa học
cũng cũng phát hiện: những trẻ sơ sinh phải tiếp xúc với

cocain và các chất gây nghiện tương tự cũng có chỉ số hoạt
động (novelty scores) và trí tuệ kém hơn những đứa trẻ
bình thường, chất teratagens cũng ảnh hưởng xấu đến khả
năng ghi nhớ nhận biết. Những thai nhi không được cung
cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ sinh non cũng thường bị
ảnh hưởng khá nặng nề về thể chất và tinh thần trong suốt
quá trình phát triển sau này.
Sinh ra trẻ nhận biết thế nào?

Sau sinh

Cũng theo những nghiên cứu của TS Lynn Singer: sự phát
triển khả năng nhận biết chỉ diễn ra sau khi trẻ ra đời, do sự
tăng trưởng của các tế bào neurons và mối liên kết giữa
chúng.

Các mối liên hợp thần kinh (myelin) cũng được sinh ra, tạo
điều kiện cho để phát triển các tế bào thần kinh phức tạp.
Các liên hợp thần kinh biến mất ngay sau khi kết thúc các
tín hiệu này và được cho là độc lập với sự trải nghiệm của
trẻ. Quá trình cuối cùng này sinh ra khả năng tha thứ trong
bộ não trẻ.

Khả năng gợi nhớ của trẻ thì lại thông qua các thành tố cơ
bản của quá trình xử lý thông tin bao gồm: nhận biết và lưu
giữ hình ảnh, giải mã phân biệt và truy cập. Trẻ càng lớn
thì chuỗi quá trình xử lý diễn ra càng nhanh. Cụ thể, qua
các số liệu khoa học theo dõi những đứa trẻ có bộ não phát
triển bình thường: Khi 3 tháng tuổi, trẻ có thể phân biệt
được khuôn mặt và hình tròn trong 60 giây làm quen. Tuy

nhiên ở 4 tháng tuổi trẻ có thể thực hiện nhận biết này trong
16 giây. Sang tháng thứ 5 tháng, trẻ chỉ cần làm quen trong
vòng 4 giây.

Tương tự, đối với mẫu vật tiếp theo là mảng họa tiết lung
linh và một mảng hoa văn hình thoi, trẻ 3 tháng tuổi không
thể nhận biết sự khác biệt trong 60 giây nhưng, nhưng trẻ 4
tháng thì có thể nhận biết trong 40 giây và trẻ 5 tháng tuổi
có thể thực hiện hiện sau 20 giây. Khi xem xét bức tranh có
hình mặt người nam và nữ, trẻ 5 tháng tuổi có thể phân biệt
sau 30 giây nghiên cứu, trong khi đó, trẻ 3-4 tháng tuổi mất
dưới 60 giây để tìm hiểu.

×