Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Những tình huống nghiệp vụ sư phạm - Tình huống 6 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.95 KB, 2 trang )

Một tình huống khó xử trong phòng thi .
Trong phòng thi có một em học sinh là con của vị giám đốc cơ quan
chồng bạn đang công tác, bị bắt quả tang đang quay cóp bài và thậm chí
còn có lời lẽ thiếu lễ phép với giám thị. Bạn cũng có mặt ở đó. Vậy bạn sẽ
ứng xử sao đây?
1. Quay đi chỗ khác coi như không biết hoặc vì không thuộc quyền hạn
giải quyết của mình.
2. Bạn cố gắng xin giám thị tha cho em đó chỉ vì “đó là con của một nhân
vật rất quan trọng ở cơ quan chồng bạn”.
3. Bạn kiên quyết để cho giám thị xử lý theo đúng nguyên tắc, đồng thời
giải thích cho em đó biết mức độ vi phạm của mình và có hướng khắc
phục. Nhưng để không gây căng thẳng trong mối quan hệ của bạn và em
đó, đồng thời tránh tiếng “thấy người quen mà không giúp”, bạn có thể
nói với em là bạn sẽ nói với Hội đồng kỷ luật nâng đỡ em nếu như em
thực sự có quyết tâm khắc phục khuyết điểm.
**********
Trong mối quan hệ xã hội chồng chéo, phức tạp như hiện nay thì tình huống
của người giáo viên này không phải là hiếm gặp. Nếu là người nhà ruột thịt
của bạn thì còn dễ vì dù sao họ cũng có thể thông cảm được. Đằng này lại là
con của một vị lãnh đạo trong cơ quan chồng bạn, có thể rất có ảnh hưởng
đến con đường công danh của anh ấy. Có khi chỉ cần sự “quan tâm, tạo điều
kiện” của bạn đối với học sinh thì biết đâu phụ huynh của em đó sẽ cho
chồng bạn những cơ hội thuận lợi. Nhưng cũng vì thế mà chỉ cần thái độ
không “thiện chí hợp tác” của bạn cũng có thể gây khó khăn cho anh ấy.
Vậy bạn phải xử lý thật khéo léo để không phá vỡ nguyên tắc trong việc giáo
dục học sinh nhưng cũng không làm tổn hại đến mối quan hệ của chồng
mình.
Nhiều người sẽ chọn phương án 1. Đó là cách rút lui an toàn nhất để phụ
huynh cũng không thể có gì trách cứ bạn. Nhưng bạn có tính đến trường hợp
học sinh đó đã nhìn thấy bạn và biết rằng bạn đã cố tình làm ngơ? Lúc đó thì
rắc rối to! Đôi khi lảng tránh để đỡ phiền hà cho bản thân lại không phải là


cách xử lý hay.
Vậy theo bạn xử lý theo cách 2? Cũng không ít trường hợp giáo viên chọn
cách này. Đơn giản đó là một cơ hội để bạn tỏ rõ sự quan tâm giúp đỡ của
mình đối với học sinh đó, và hy vọng rằng việc làm đó sẽ có tác động tốt đến
vị lãnh đạo ở cơ quan chồng bạn. Nhưng như vậy bạn sẽ đối mặt ra sao với
học sinh của mình, chúng có còn kính trọng bạn không khi chỉ vì lợi ích cá
nhân mà bạn đã sẵn sàng bỏ qua cho học sinh phạm lỗi. Bạn luôn nhắc nhở
học sinh về sự công bằng, nghiêm khắc, nhưng chính hành động của bạn
phản tác dụng mất rồi! Và chắc chắn sự bao che ấy cũng không có lợi gì cho
học sinh đã vi phạm kỷ luật vì sẽ tạo cho chúng tâm lý “đã có người che chở
rồi, muốn làm gì thì làm”. Như vậy bạn không thể tránh khỏi cảnh phải đứng
ra xin xỏ vài lần sau nữa. Xử lý theo cách này lợi thì chưa thấy đâu nhưng
cái hại thì đã bày ra trước mắt.
Trong tình huống này, cách tốt nhất là bạn luôn luôn giữ vững sự nghiêm
khắc và công tâm của mình. Dù là con của một người có địa vị đi nữa nhưng
đã vi phạm kỷ luật thì cần phải được xử lý. Bạn nhẹ nhàng giải thích cho em
học sinh đó biết rằng em đã vi phạm vào nội quy của trường nên không thể
xin các thầy tuyên bố “trắng án” trước sự chứng kiến của đông đảo mọi
người được. Bạn có thể nói: “Cô có thể giúp em xin với các thầy cô giám thị
nhưng như thế thì các bạn sẽ nghĩ như thế nào về cô, về em? Chắc chắn là sự
coi thường đúng không? Nhưng em yên tâm, em vi phạm lần đầu thì các
thầy cô chỉ lập biên bản để nhắc nhở em thôi chứ không có gì nặng nề cả.
Nếu em thực sự nhận thấy lỗi của mình và có ý thức sửa chữa thì thầy cô sẽ
sẵn sàng giúp đỡ em”. Với những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn rằng
dù không nhận được “sự bào chữa hiệu quả” của bạn nhưng học sinh đó
cũng không giữ tâm lý bất bình, tức giận với bạn

×