Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bé và những bước tiến pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.39 KB, 7 trang )

Bé và những bước tiến "thần kỳ"
- Phần 3

Người mẹ nào cũng đều cảm
nhận được điều kỳ diệu ngay
trong lần siêu âm đầu tiên. Và
kể từ thời điểm đó, cơ thể bé
nhỏ trong bụng bạn bắt đầu
phát triển, học hỏi với tốc độ
đáng kinh ngạc. Thậm chí có
rất nhiều bước phát triển kỳ
diệu của của bé mà chính
người mẹ cũng không thể nhận
ra. Vì vậy, sau khi đọc những thông tin dưới đây về
những bước tiến của bé, có thể bạn sẽ phải thốt lên kinh
ngạc.

Phần 3: Phát triển vượt bậc từ mẫu giáo đến tiểu học

Phát hi
ện chấn động: "Ta
chính là ta!"


4. Bé mẫu giáo: Phát triển nhận thức không ngừng
“Eureka, ta là ta!” – các bé ở độ tuổi này thường tỏ ra khó
bảo – không chỉ bởi vì các bé cố tình ương ngạnh mà còn
bởi vì các bé đang trải qua giai đoạn phát triển vượt bậc
được gọi là “bước đầu hình thành cá tính riêng”. Đây là giai
đoạn bọn trẻ bắt đầu hiểu rằng chúng đang được tách biệt
dần khỏi người lớn và phải nổ lực để khẳng định mình.



Khi con bạn tuyên bố “Của tớ!” và ôm khư khư chiếc xe
của mình trong khi chơi cùng nhóm, đây không phải là biểu
hiện của sự ích kỷ mà có thể được xem là một thành tích
của nhận thức. Lúc này, bé đã có thể cảm nhận bản thân
mình là một cá thể riêng biệt, vì vậy, bé muốn thể hiện sự
sở hữu của riêng mình. Cách nói “của con (hay của tớ)”
cho thấy bé đã hiểu rằng bạn – và những đứa trẻ khác – là
những người tách biệt so với bé.

Trẻ con thường dễ quên. Các bé sẽ không thể nhớ được
người bạn thân nhất của mình cho đến khi vào mẫu giáo -
tuy nhiên cũng có một số bé cũng có thể làm được điều này
từ trước 3 tuổi, các nhà tâm lý học gọi đây là “chứng hay
quên của trẻ nhỏ”. Nhiều người cho rằng lý do chúng ta
không thể nhớ được những điều xảy ra trong những năm
đầu đời của mình là mặc dù ký ức vẫn nằm trong não bộ
chúng ta nhưng chúng ta lại không thể đánh thức được nó.
Nhưng trái vói quan niệm đó, các chuyên gia cho rằng
những trải nghiệm đầu đời không bao giờ được đưa vào
kho dữ liệu dài hạn bởi khả năng ghi nhớ của bộ não trong
giai đoạn này chưa thật sự hoàn thiện.

Nhưng điều đó không có nghĩa là những trải nghiệm của
con bạn từ trước 3 tuổi sẽ không ảnh hưởng sâu sắc đến sự
phát triển của bé - mà còn ngược lại, chỉ có điều chúng
không thể gợi lại trong trí nhớ của các bé sau này.

Có một “tần số” riêng. Các bé
mẫu giáo thường không nghĩ theo

cách giống người lớn chúng ta –
bởi các bé chưa có khả năng tư
duy logic. Thay vào đó, trẻ nhỏ
thường hiểu tất cả theo nghĩa
đen, nghĩa là các bé không thể
nắm bắt được các khái niệm trừu
tượng, và luôn đặt mình là trung
tâm, các bé không thể tưởng
tượng được hoàn cảnh và vị trí
người nào khác, trừ chính bản thân bé.

Các bé từ 4 đến 6 tuổi thực sự tin rằng bạn có thể giữ
không cho con quái vật vào phòng bé bằng cách dán những
câu “thần chú” như “Quái vật không được vào đây!” trên
cánh cửa phòng. Và nếu bạn đang buồn, bé con của bạn có
thể mang đến cho bạn một con gấu bông của mình đơn giản
vì bé cảm thấy con gấu bông đó đã giúp bé dễ chịu hơn như
thế nào – điều này được giải thích bởi vì bé luôn coi mình
là trung tâm và áp dụng điều đó với tất cả mọi người. Bé

"Mẹ ơi, cười như con
đây này!"
Ảnh: Inmagine
cho rằng đó chính là tất cả những gì bạn cần để cảm thấy dễ
chịu hơn, và bé cũng không thể hiểu rằng bạn không mong
muốn gì hơn lúc này là được nghỉ ngơi và thư giãn.


4. Bé tiểu học: Cuộc cách mạng của sự "trưởng thành"


Tính cách và đạo đức. Những thay đổi về tâm lý trong não
bộ của các bé trong độ tuổi đến trường sẽ giúp bé nhận thức
được những chuẩn mực đạo đức nhất định trong môi trường
mà mình đang sống.

Trước độ tuổi này, con bạn có vẻ nghiêm chỉnh tuân theo
hầu hết các quy tắc bởi các bé luôn cảm thấy lo sợ sẽ gặp
rắc rối. Nhưng giờ đây, nhận thức của các bé cũng phát
triển hơn rất nhiều và bé đã có thể tự mình phân biệt đúng –
sai, có những cái nhìn khác, đồng thời bé cũng biết cân
nhắc trước những quan điểm do người khác đưa ra, biết
cảm thông và quan tâm đến người khác. Với sự phát triển
của nhận thức , các bé trong độ tuổi này có thể tự cảm thấy
có lỗi khi vi phạm một điều gì đó – kể cả khi bé không bị
phát hiện.

Độc thoại nội tâm. Vào khoảng 8 tuổi, con bạn bắt đầu
chơi trò độc thoại với trí tưởng tượng của mình. Vì vậy,
thay vì để các món đồ chơi của mình (chẳng hạn như những
con thú bông, anh chàng cướp biển, những chiếc xe hơi)
nói chuyện với nhau thì bé bắt đầu tự nói chuyện với chính
mình về những sự kiện xảy ra, về những trải nghiệm mới,
hoặc trò chuyện nhiều hơn với bạn bè và người thân. Có thể
bạn sẽ hơi mệt mỏi vì phải nghe bé nói về những câu
chuyện tưởng tượng hơi vô lý, những đây chính là hành vi
hoàn toàn bình thường (thậm chí còn giúp ích cho sự phát
triển của bé), cũng giống như những trò chơi tập thể trước
đó mà bé tham gia.

Làm chủ trí nhớ. Đến độ tuổi này, con bạn bắt đầu có cảm

giác điều khiển được trí nhớ của mình. Lúc này, các bé đã
có thể nhớ được mọi thứ, nhưng lại không biết cách điều
khiển trí nhớ theo ý mình. Tuy nhiên, khi được khoảng 6
tuổi, các bé bắt đầu luyện tập ghi nhớ các thông tin, tài liệu,
vào đến 7 tuổi thì đã có thể phân chia các thông tin trong bộ
nhớ của mình thành từng loại, nhóm và sắp xếp chúng một
cách rõ ràng hơn để có thể nhớ lại về sau này.


Những câu chuyện mang màu sắc của trẻ con.
Ảnh: Inmagine.

×