Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chặn thói quen xấu của bé docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.4 KB, 5 trang )

Chặn thói quen xấu của bé

Mút tay, cạy mũi, nói dối, nhổ bọt… đều là những trò
người lớn chết khiếp nhưng bé lại tỏ ra cực kỳ thích
thú. Nếu con bạn làm vậy, đừng đe nẹt cấm đoán, hãy
giúp bé tự sửa dần dần.


Mút ngón tay cái
Tật này thường xuất hiện vào khoảng thời gian bé được 18
tháng. Có 3 cách giúp bé từ bỏ “món” mút tay yêu thích
này:
Bôi vào ngón tay cái của bé một loại chất không gây hại, có
mùi, vị khó chịu, như thế mỗi lần mút tay bé sẽ phải nhăn
mặt “eo ơi” hoặc cảnh giác với trò mút tay vốn rất được
yêu thích.
Đặt mốc từ bỏ thói quen cho bé, ví dụ vào sinh nhật tới,
hay vào ngày đầu tiên đi học. Đây là cách bạn chuẩn bị cho
bé tạo nên “một sự thay đổi lớn”. Hãy cổ vũ bé bằng những
câu nói như: “Con sắp trở thành một em bé lớn rồi đấy, mà
em bé lớn thì không mút tay đâu”.
Cũng nên có phần thưởng khuyến khích mỗi khi bé không
mút tay, bắt đầu từ những khoảng thời gian “cai” nho nhỏ
như 1 phút, rồi đến 10 phút, nửa tiếng v.v
Cuối cùng, chỉ cho phép bé mút tay vào những khoảng thời
gian đặc biệt như giờ đi ngủ. Dần dần, thói quen này sẽ
biến mất.

Nói dối
Trẻ bắt đầu nói dối vào tầm 3 tuổi. Ngay khi thấy những
biểu hiện này ở con, bạn cần giải quyết ngay và thử thách


bé.
Giải thích cho bé hiểu nói dối là không tốt. Hành vi tiêu
cực này nếu không được xử lý ngay từ bây giờ sẽ đi theo bé
suốt, ngay cả khi bẽ đã trở thành người lớn.

Ăn trộm

Với “tật” này, bạn cần tìm hiểu động cơ và lý do vì sao bé
làm thế. Bé trộm đồ vì thiếu thốn hay bé muốn thu hút sự
quan tâm, chú ý của người lớn?
“Phun mưa”, nhổ nước miếng
Hãy giải thích cho bé như vậy là rất bẩn, thưởng cho bé khi
bé không làm thế.

Cạy gỉ mũi

Bé sẽ sớm biết “trò” này. Bạn nên dạy và khuyến khích bé
hỉ mũi thay vì cạy gỉ mũi.

Cắn móng tay

Hành động ám chỉ tình trạng stress. Nên cố gắng tìm ra tại
sao bé lo lắng và cắn móng tay.
Bản thân bạn cũng nên ngừng cắn móng tay (nếu sự thật
bạn cũng làm thế), vì rất có thể, bé đang bắt chước người
lớn.

Xoắn và kéo tóc

Một dấu hiệu khác của stress. Nếu bé xoắn và giật đến mức

rụng tóc thành từng mảng, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.

“Nhịn” thở

“Tật” này của bé có thể bị nhầm tưởng với một trong
những triệu chứng của bệnh động kinh. Do đó, để chắc
chắn, bạn nên đưa bé đi bác sĩ kiểm tra. Nếu không có vấn
đề gì, đừng bận tâm nữa. Cứ để mặc, rồi bé sẽ chán ngấy
trò “nhịn thở” thôi.

×