Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đặc điểm tâm lý của bé lên 5 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.79 KB, 4 trang )

Đặc điểm tâm lý của bé lên 5

Lên 5, bé
thích hoạt
động theo
cách riêng
của bản
thân hơn
là răm rắp
vâng lời
bố mẹ. Bé
xuất hiện
những hành vi xấu trong giai đoạn này; từ đơn
giản như chỉ ăn món yêu thích, thích 'lý sự' với
cha mẹ; đến nghiêm trọng hơn là nói dối, bắt nạt
bạn chơi…

- Lứa tuổi này, bé thích sự giao tiếp mang tính chất
công bằng và thăm hỏi như: “Hôm nay con có chuyện


gì không vui à? Con nói cho mẹ nghe xem nào?”
hoặc “Sao con cáu kỉnh thế? Hay là con bị ốm?”. Sau
đó, bạn nên chăm chú nghe bé phản hồi.

- Bé lên 5 thích chứng tỏ mình là người lớn và
thường đặt ra “yêu cầu” là mong được cha mẹ lắng
nghe và tôn trọng ý kiến. Lúc này, bé cũng phát triển
khá độc lập và “rất ghét” những ý kiến phê phán kiểu
“Con thì biết cái gì”…


Bé lên 5 xuất hiện những phản ứng cảm xúc tiêu cực
với môi trường xung quanh. Chứng kiến cảnh bố mẹ
cãi nhau hoặc ông bà mắng bố mẹ, bé sẽ trở nên
buồn chán, thậm chí cả cảm giác trầm uất về điều
này. Sự chán nản và thất vọng ở mỗi bé là khác nhau
nhưng nói chung, các bé đã biết quan tâm hơn đến
cảm xúc của người thân trong nhà.

Hành vi xấu đáng lo ngại nhất ở bé thời điểm này là
việc bắt nạt bạn chơi. Tất nhiên, bé chưa đủ nhận
thức để xác đinh được đây là hành vi cần chấm dứt.
Đơn giản vì một số bé có cá tính mạnh mẽ, nóng nảy
và muốn chứng tỏ quyền uy của mình bằng cách giật
tóc, cấu véo, đánh bạn chơi cùng…

Trường hợp này, bạn nên nhận biết những thời điểm
khiến bé dễ bùng nổ tật xấu để ngăn chặn kịp thời.
Nếu việc thích dùng bạo lực trở thành đặc trưng của
bé thì việc bạn trách mắng, thậm chí dùng đòn roi,
hành vi xấu của bé cũng khó bị dập tắt nhanh.

Tốt nhất, khi bé chuẩn bị xuất hiện hành vi xấu, bạn
nên nhanh chóng tách bé ra khỏi nhóm bạn. Đợi đến
khi bé thật bình tĩnh, bạn mới nên trao đổi hoặc trách
phạt bé.

Ngoài ra, để lôi kéo bé cùng tham gia các hoạt động
chung với gia đình, bạn nên tìm cách gợi ý thú vị và
đưa cho bé vài cơ hội lựa chọn; chẳng hạn, bạn có
thể khuyến khích: “Mẹ con mình cùng thi xem ai lau

nhà sạch hơn nhé” hoặc “Con muốn dọn đồ chơi hay
xếp sách báo lên giá”. Khi thoải mái tinh thần, bé sẽ
hòa hứng giúp cha mẹ mà ít có biểu hiện chống đối.

×