Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kiểm soát những cảm xúc của bé ở nơi công cộng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.82 KB, 7 trang )

Kiểm soát những cảm xúc của
bé ở nơi công cộng

Đã bao giờ bạn quyết định ở nhà và tránh tới những
nơi công cộng vì lo sợ bé có thể có những hành động
không phù hợp chưa? Dẫn bé đi cùng tới những nơi
hoặc những cuộc gặp gỡ xa lạ có thể là một thách
thức đối với bạn, dặc biệt là những nơi bán đồ ăn, đồ


chơi và những đồ vật dễ làm bé phân tâm. Tác giả
Patricia Wipfler đã đưa ra những hướng dẫn giúp bạn
cùng trẻ đến những địa điểm công cộng. Những gợi ý
này của bà bao bao gồm các tình huống phát triển
cho trẻ và cách xử trí hiệu quả

Trẻ ở nơi công cộng

Chúng ta đang sống trong một xã hội có những quan
điểm và đòi hỏi khắt khe đối với những đánh giá về
phụ huynh và trẻ nhỏ. Thường, mọi người cho rằng
trẻ ở nơi công cộng không nên nhìn và nghe. Rằng
bố mẹ nên "kiểm soát" hành vi cư xử của con cái, và
bọn trẻ luôn bị xem chỉ là nhân tố gây ra những tai hại
tại nơi công cộng. Tóm lại, những đứa trẻ không thực
sự được chào đón khi chúng tới những địa điểm công
cộng. Thêm vào đó, truyền thống nuôi dạy con cái đã
bị đẩy xuống tới mức hầu hết mọi người chống lại trẻ
khi những hành vi cư xử của chúng không thuận lợi
cho người lớn.
Những người mong đợi chúng ta chỉ trích, sử dụng


những lời lẽ gay gắt, trừng phạt, cô lập, làm trẻ xấu
hổ, đe dọa, hoặc thậm chí phạt trẻ về mặt thể chất
là những người cư xử tồi tệ. Không có bậc cha mẹ
nào lại thực sự muốn hành động như một kẻ thù đối
với đứa trẻ mà họ yêu quý. Chúng ta đối xử với
những đứa trẻ được yêu mến của mình theo những
cách này khi chúng ta không thể nghĩ ra những
phương pháp khác để làm, hay khi chúng ta sợ sự
không tán thành của người khác.

Bạn có thể học cách dự đoán trước những khoảnh
khắc cảm xúc của bé bộc lộ. Có những tình huống
chắc chắn trong đó bé thường tỏ ra hiếu động hơn.
Những tình huống này bao gồm:

• Ở cùng với một vài người: với toàn thể gia đình
trong bữa tối, tại một buổi sum họp gia đình, một bữa
tiệc sinh nhật, một cửa hàng tạp hóa, tại nhà thờ hay
đền chùa.

•Chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác: Dời
nhà tới trường, từ trường về nhà, không được chơi
đùa trong bữa tối, phải đi ngủ.

• Ở nhà cùng với bố hoặc mẹ đang bị căng thẳng: bố
mẹ bé đang nấu ăn, lau dọn, mua sắm đang cố
gắng hoàn thành công việc đúng thời gian, và đang
thất vọng bởi có quá ít sự trợ giúp.

• Vào khoảng thời gian kết thúc của bất cứ dịp vui đặc

biệt nào: sau khi đi công viên về, sau khi một người
bạn thân ra về, sau khi đùa nghịch vật lộn, đuổi bắt
với bố mẹ.
Bạn sẽ can thiệp như thế nào?
Khi những đứa trẻ trở nên quá hiếu động, chúng
không kịp suy nghĩ. Chúng không thể hành động như
bình thường. Chúng trở nên cứng đầu khó bảo và
đưa ra những đòi hỏi vô lý, và chúng không hài lòng
với những cố gắng của bạn để đáp ứng những nhu
cầu của mình, không chịu nghe lời, thậm chí còn khóc
lóc, tâm trí thì tràn đầy sự thất vọng. Tự bản thân trẻ
sẽ không thể thoát khỏi tình trạng này nếu bạn không
can thiệp.

Điều chỉnh những nhu cầu của trẻ trong những lần
tới nơi công cộng tạo một phần không nhỏ trong điều
chỉnh nhân cách trẻ, đặt ra cho trẻ những giới hạn
hành vi. Bạn nên lắng nghe trẻ nói; sau đó nhẹ
nhàng, kiên nhẫn, nhưng phải kiên quyết với trẻ, đặc
biệt trong các tình huống trẻ phản ứng dữ dội, la hét
giận giữ. Đây là cách hiệu quả nhất để giúp con bạn
bình tĩnh lại và kiểm soát được bản thân. Một điều có
lợi là: sau những cơn giận giữ mạnh mẽ hoặc một
tiếng la hét, cho phép trẻ thư giãn lại và thiết lập lại
trạng thái cân bằng tốt hơn.

Chúng ta cần điều chỉnh một số điều trong những
mong đợi của mình, trước khi chúng ta có thể đặt bản
thân mình vào trong hoàn cảnh của đứa trẻ, khi
chúng cứ làm cái gì mà chúng muốn ở nơi công cộng.


• Chúng ta cần phải nhớ rằng người ta không chấp
nhận sự vui đùa ầm ỹ, tiếng ồn ào, sự hồ hởi, cười
quá nhiều, những cơn thịnh nộ, sự khóc lóc, hay
những đứa trẻ hỏi và quan tâm tới quá nhiều thứ so
với những gì chúng cần biết. Sự không tán thành này
là vi phạm nội quy. Bản chất của trẻ em là tốt, và
những điều chúng cần là quan trọng, bao gồm cả
những điều cần thiết để chúng trút bỏ những cảm
giác xấu.

• Chúng ta cần phải quyết định rằng, khi đã là cha
mẹ, công việc của chúng ta là đối xử tốt với trẻ. Khi
những người lớn khác chỉ trích con mình, nó có ý
nghĩa là chúng ta làm những gì để có thể ở bên cạnh
bé. Nếu một đứa trẻ không có bố mẹ bảo vệ mình
khỏi những điều đe dọa, ai sẽ làm điều này?

• Chúng ta cần phải nhận thấy rằng làm cha mẹ nghĩa
là chúng ta sẽ phải bào chữa cho những đứa trẻ của
mình trong nhiều tình huống: với bác sĩ và y tá, với
giáo viên, với những người họ hàng và với những
người xa lạ.

• Cuối cùng, chúng ta cần phải thừa nhận rằng trẻ
thực sự có quyền được nhận sự quan tâm nhiều hơn
so với những gì chúng ta thường mang lại cho trẻ.
Người lớn, những người ít quan tâm tới con mình,
hoặc những người dành quá ít sự quan tâm tới bản
thân cũng như con cái, sẽ thấy phải suy nghĩ khi nhận

ra sự quan tâm đúng đắn của bạn giành cho con
mình. Chúng ta có thể dự đoán trước được những sự
thất vọng này, nhưng chúng ta không được để bị chi
phối bởi chúng.

×