Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những điều cần biết về tự kỷ ở trẻ em ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.31 KB, 4 trang )

Những điều cần biết về tự kỷ ở trẻ em


Cho đến nay, rối loạn tự kỷ (RLTK) là một rối loạn
phát triển thần kinh có nguồn gốc gen (người ta
đã tìm ra trên 100 gen có ảnh hưởng đến RLTK)
và có tác động của môi trường sống.


Cha mẹ nên phát hiện sớm bệnh tự kỷ ở con.





Não của người tự kỷ to hơn não người bình thường
do chất trắng nhiều hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân gây
RLTK vẫn chưa được xác nhận rõ ràng. Tỉ lệ mắc
bệnh là 1 trên 150 người, và tỉ lệ mắc ở trẻ trai gấp 4
trẻ gái.
Rối loạn tự kỷ có thể được phát hiện vào lúc nào
và có triệu chứng gì?

Hiện nay, cha mẹ là người đầu tiên có thể phát hiện
những dấu hiệu sớm từ lúc 1-2 tuổi như trẻ không
nhìn thẳng vào mặt mẹ khi mẹ bế cho con bú. Trẻ
không đáp lại tiếng gọi của mẹ, không thích được
vuốt ve, âu yếm. Sau 12 tháng, trẻ không biết chỉ
bằng ngón trỏ để yêu cầu một điều trẻ cần hoặc để tỏ
sự quan tâm đến sự vật bên ngoài. Trẻ cũng chậm
nói, không biết gọi “ba, mẹ” lúc 12 tháng và không nói


được câu gồm 2 từ vào lúc 2 tuổi. Trẻ thích chơi một
mình, có hành vi lặp đi lặp lại như tự xoay tròn, đi
nhón chân, xoay đôi bàn tay trước mặt, thích quay
bánh xe thay vì đẩy xe ô-tô qua lại. Tóm lại , trẻ tự kỷ
có khiếm khuyết trong lãnh vực xã hội, giao tiếp và
hành vi rập khuôn, bất thường.

Rối loạn tự kỷ có thể được chữa lành không?

Vì chưa rõ nguyên nhân, nên vẫn chưa có thuốc để
chữa lành.Tuy nhiên với cách can thiệp sớm, thì trẻ
có thể phát triển khá và sống tự lập.

Phương pháp can thiệp nào hiệu quả nhất?

Hiện nay, trên thế giới có trên 100 phương pháp can
thiệp cho người có rối loạn tự kỷ. Tuy nhiên, không có
phương pháp nào tối ưu, vì còn tùy thuộc đặc tính
của từng trẻ. Những phương pháp có chứng cớ khoa
học là phương pháp giáo dục tâm lý dựa trên hành vi,
giao tiếp và xã hội. Cha mẹ đóng vai trò then chốt
trong việc giáo dục và điều trị cho trẻ dựa trên sự
tương tác qua trò chơi để giúp trẻ cải thiện kỹ năng
giao tiếp và xã hội.

Các phương pháp khác như: o-xy cao áp, thuốc bổ,
chế độ ăn kiêng sữa bò và gluten, châm cứu, khử
chất độc, chưa có đủ cơ sở khoa học và có khi còn
gây hại cho trẻ. Các xét nghiệm đắt tiền như thử chất
độc trong máu, tóc, hoặc chụp CT, MRI cần có chỉ

định của bác sĩ chuyên khoa. Các thuốc tâm thần chỉ
được sử dụng khi có bệnh lý tâm thần kèm theo và
thường gây tác dụng phụ.

×