Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VIÊM RUỘT HOẠI TỬ (Kỳ 2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.9 KB, 6 trang )

VIÊM RUỘT HOẠI TỬ
(Kỳ 2)
IV. LÂM SÀNG:
Thời gian ủ bệnh trung bình từ vài giờ đến vài ngày.
Biểu hiện lâm sàng gồm các triệu chứng sau:
1. Đau bụng:
- Luôn luôn có (100%), là triệu chứng đầu tiên của bệnh, xuất hiện vào
ngày thứ nhất nhưng nó biến mất chậm nhất.
- Lúc đầu trẻ đau từng cơn, sau đó đau âm ỉ. Đau gia tăng khi ăn hoặc uống;
đây là triệu chứng đặc biệt của bệnh dùng để phân biệt với những trường hợp có ỉa
ra máu khác hoặc ở những thể nhẹ.
- Cơn đau thường khu trú ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn hoặc có khi
không xác định được vị trí nhất định. Đau kéo dài khoảng 4 - 12 ngày, trung bình
là 9 ngày. Trong trường hợp VRHT có choáng, cơn đau dữ dội hơn và kéo dài
hơn (9 ngày).
2. Sốt: Cũng là triệu chứng thường xuyên (100%), xuất hiện sau đau bụng
và vào ngày đầu tiên của bệnh.
Trong trường hợp có choáng, sốt thường cao > 38,5°C. Nếu sốt cao vẫn tiếp
tục hay xuất hiện sau tuần thứ hai, cần cảnh giác những biến chứng của VRHT
như tắc ruột, viêm phúc mạc hay viêm tĩnh mạch do tiêm chuyền, viêm phổi…
3. Ỉa ra máu:
- Triệu chứng quan trọng nhất và luôn luôn có (100%), có giá trị trong
quyết định chẩn đoán. Xuất hiện ngay ngày đầu hoặc thứ 2 của bệnh. Phân thường
có màu đà nâu, lỏng, có mùi thối khắm rất đặc biệt. Lượng phân mỗi lần đi khoảng
50 - 200 ml. Ỉa dễ dàng, không mót rặn. Có trường hợp trẻ không tự ỉa được, phải
ấn mạnh vào bụng hoặc thăm trực tràng hoặc đặt ống xông trực tràng phân mới
chảy ra ngoài.
- Một số trường hợp có táo bón sau một vài ngày ỉa ra máu, thông thường
kéo dài 2 - 3 ngày, có trường hợp đến 10 ngày. Nếu táo bón xuất hiện mà các triệu
chứng khác của trẻ khá hơn như hết sốt hoặc giảm sốt hoặc bụng bớt chướng thì
đó là diễn tiến tốt của bệnh. Ngược lại nếu có táo bón mà sốt gia tăng, đau bụng


tăng hay bụng chướng hoặc nôn xuất hiện thì cần nghĩ đến biến chứng của bệnh
như tắc ruột, thủng ruột hay viêm phúc mạc.
Có một số trường hợp ỉa chảy phân lỏng xuất hiện trước khi ỉa ra máu
(21%).
4. Nôn:
- Triệu chứng này xuất hiện khá sớm, thường vào ngày thứ 1, thứ 2 của
bệnh. Nôn thường chấm dứt vào ngày thứ 3 của bệnh, hiếm khi kéo dài quá 7
ngày. Nếu nôn tái xuất hiện vào tuần lễ thứ 2 thì thường là do biến chứng tắc ruột.
- Chất nôn lúc đầu là dịch chứa trong dạ dày, có thể kèm theo giun đũa.
Trong trường hợp nặng, chất nôn có thể có máu đà nâu hoặc máu bầm lợn cợn.
5. Bụng chướng:
- Xuất hiện tương đối muộn so với các triệu chứng trên, thường vào ngày
thứ 3 của bệnh. Nếu bụng chướng xuất hiện sớm là dấu hiệu của tiên lượng nặng.
- Trong một số trường hợp có thể sờ thấy khối u ở hạ sườn trái hoặc vùng
hông trái (thường xuất hiện sau ngày thứ 4 của bệnh).
- Trường hợp bụng chướng kéo dài qua tuần lễ thứ 2, cần theo dõi biến
chứng tắc ruột.
6. Choáng:
- Choáng thường xảy ra vào ngày thứ 1, thứ 2 của bệnh (79%), ít khi xảy ra
vào ngày thứ 3, thứ 4, rất hiếm vào ngày thứ 5, thứ 6.
- Đi kèm với tình trạng choáng, bệnh nhân có nổi vân tím.
- Choáng thường hồi phục trước 24 giờ nếu bệnh nhân còn sống. Tỷ lệ tử
vong cao nếu có vân tím xuất hiện.
V. CẬN LÂM SÀNG:
1. Máu:
- Công thức máu có bạch cầu tăng cao với bạch cầu đa nhân chiếm ưu thế.
- Thời gian máu chảy, máu đông và số lượng tiểu cầu bình thường.
- Điện giải đồ: nồng độ Na máu thấp.
- Protide máu giảm.
2. Phân:

- Soi phân thấy tỷ lệ giun đũa và giun móc cao. Mật độ trứng giun đũa
trong nhóm trẻ bị VRHT và gia đình cao gấp 2 lần so với nhóm chứng.
- Cấy phân: Tìm thấy Clostridium perfringens trong dịch ruột non vùng tổn
thương hay trong phân bằng phương pháp nhuộm fluorescing kháng thể.
3. Dịch màng bụng:
Dịch màng bụng được phân thành 2 loại: dịch hồng đục và vàng đục với
nồng độ protein cao, chủ yếu gặp ở thể nhiễm độc hoặc thể ngoại khoa; ngược lại
dịch có màu vàng với nồng độ protein thấp hơn chủ yếu gặp ở thể nội khoa.
4. X quang bụng:
- Chụp phim không sửa soạn thường có hình ảnh tắc ruột với mức hơi-
nước.
- Hình ảnh đèn xếp trung thu ở bên trái của ổ bụng. Các bóng hơi trong ruột
tách rời nhau bởi các bóng mờ, chứng tỏ có nước trong ổ bụng. Hơi ở đại tràng có
ít hoặc không có. Thành ruột dày nhiều.
- Gan bình thường. Thành bụng phù nề.
VI. THỂ LÂM SÀNG:
1. Thể nhiễm độc cấp tính: Biểu hiện lâm sàng với choáng, nhiễm độc
nhiễm trùng nặng ngay từ đầu. Tử vong 80 - 90%.
2. Thể ngoại khoa cấp tính: Biểu hiện lâm sàng với tắc ruột, viêm phúc
mạc, thủng ruột.
3. Thể ngoại khoa bán cấp: Bệnh có thể biểu hiện muộn sau một đợt cấp
tính nhẹ dưới dạng tắc ruột hoặc kém hấp thu.
4. Thể nhẹ: Đau bụng, ỉa ra máu, sốt nhẹ.

×