Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hội chứng rối loạn tiêu hoá (Kỳ 4) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.48 KB, 6 trang )

Hội chứng rối loạn tiêu hoá
(Kỳ 4)
2.3. Kiết lỵ:
* Triệu chứng:
+ Rối loạn đại tiện: số lần trong ngày nhiều lần, phân ít, mót rặn, ỉa giả.
+ Tính chất phân: phân ít lẫn nhầy máu tươi, máu lẫn niêm dịch bọt, hơi có
thể chỉ có máu, niêm dịch không có phân.
+ Đau mót rặn: mỗi lần đi ngoài đau quặn từng cơn dọc khung đại tràng
nhất là đại tràng vùng Sigma. Cảm giác buốt hậu môn muốn đi ngoài, nhiều cơn
trong ngày.
+ Các triệu chứng khác:
- Triệu chứng tiêu hoá: nôn, sôi bụng, bán tắc ruột.
- Thăm trực tràng: tìm u đại tràng, viêm trực tràng.
- Có thể có nhiễm khuẩn suy mòn toàn thân.
+ Xét nghiệm: phân (vi khuẩn, tế bào).
- Soi sinh thiết trực, đại tràng.
- Chụp khung đại tràng.
* Nguyên nhân:
+ Amip:
- Nhiễm khuẩn nhẹ, đau mót rặn phân có máu lẫn nhầy.
- Soi phân có thể thấy amip. Bệnh tái phát, kéo dài.
+ Lỵ trực khuẩn:
- Nhiễm khuẩn rõ…
- Đau quặn, mót rặn, phân nhiều lẫn niêm dịch, ít khi có máu“ ỉa như khạc
đờm”.
- Cấy phân: trực khuẩn lỵ (+).
+ Ung thư trực tràng:
- Ít khi đau nhưng mót rặn nhiều.
- Phân có máu và niêm dịch, có thể thấy máu tươi.
- TR: u cứng có máu theo tay.
+ K đại tràng:


- Mót rặn nhiều, ỉa máu, niêm dịch.
- Có dấu hiệu bán tắc.
- Sờ thấy khối u; soi và X quang thấy u.
+ Các u xung quanh trực tràng: u tiền liệt, tử cung…
Các tổn thương xung quanh kích thích niêm mạc trực tràng gây nên phản xạ
mót rặn và tiết nhiều niêm dịch.
2.4. Nôn mửa:
* Cơ chế bệnh sinh:
+ Từ một điểm tổn thương nào đó phát ra một kích thích bất thường, luồng
kích thích này tới 2 trung tâm:
- Trung tâm gây nôn (ở hành tủy nằm gần dây X và tổ chức lưới ở ngang
dưới dây X) nhận kích thích từ ống tiêu hoá tới (1).
- Trung tâm thu nhận kích thích hoá học (bề mặt nền não thất 4) (2) nhạy
cảm với apomocphin, đóng vai trò liên kết không hoạt động độc lập. Các xung từ
trung tâm nôn mượn đường dây thần kinh hoành tới cơ hoành. Đường thần kinh
tủy sống tới cơ liên sườn và cơ bụng; đường thần kinh X tới cơ vận động thanh
quản họng. Khi xung động tới: lập tức cơ hoành, cơ bụng co thắt lại, tăng áp lực ổ
bụng, co các cơ hô hấp, thanh môn đóng lại, môn vị đóng lại, tâm vị mở ra, cơ
thực quản giãn ra tống các chất từ dạ dày ra ngoài.
+ Trong cơ chế nôn:
- Dạ dày thụ động.
- Chủ yếu tăng áp lực ổ bụng.
- Sóng phản nhu động của ruột đại tràng làm thức ăn lộn lại dạ dày.
* Hậu quả:
+ Mất nước:
- Khát, da khô, nhăn nheo Casper (+).
- Trụy tim mạch: HA tụt, mạch nhanh, nhiệt độ giảm.
- Máu cô, hematocrit trên 45%.
+ Rối loạn điện giải:
- K

+
hạ gây mệt, Ca
++
giảm gây co quắp chân tay, rối loạn toan-kiềm máu.
- Do mất hydratcacbon nên đường máu giảm gây toan máu.
- Urê máu tăng do máu cô, giảm lọc cầu thận.
* Quan sát tính chất nôn, đặc điểm nôn:
+ Chất nôn:
- Thức ăn:
. Sớm: chưa tiêu.
. Muộn: tiêu dở, thức ăn cũ.
- Nhầy: quánh trắng.
- Mật: đắng, xanh, vàng.
- Máu: đỏ (thực quản), cục nâu (dạ dày).
- Nôn ra phân: tắc ruột cao.
- Nôn cụt: buồn nôn nhưng không nôn.
+ Số lượng:
- Nôn nhiều: hẹp môn vị.
- Nôn ít: viêm dạ dày.
+ Màu sắc:
- Vàng: mật.
- Đỏ nâu: máu, thức ăn cũ, phân.
+ Giờ giấc nôn:
- Ăn vào nôn ngay: viêm dạ dày.
- Ăn sáng tối nôn: hẹp môn vị.
* Nguyên nhân nôn:
+ Bệnh ống tiêu hoá:
- Dạ dày-tá tràng: viêm, loét, hẹp môn vị.
- Ruột: tắc, lồng ruột.
- Mật tụy: sỏi, viêm tụy.

+ Nhiễm trùng, nhiễm độc:
- Cúm, sởi, viêm phổi…
- Ngộ độc: digital, nấm , urê, nghén…
+ Các yếu tố khác:
- Say nắng, nóng, tàu xe.
- Tia xạ.
- Tâm thần.


×