Giảm triệu chứng rối
loạn tiêu hóa ở trẻ trong
24h
Trẻ nhũ nhi thường gặp các vấn đề về tiêu hóa, nhất là
trong 6 tháng đầu đời. Theo thống kê, tỉ lệ trẻ gặp các vấn
đề rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: trướng bụng, đầy
hơi, nôn trớ, tiêu chảy, dẫn đến khó chịu, quấy khóc…
2 nguyên nhân cơ bản
Mead Johnson Nutrition Việt Nam vừa phối hợp với Hội Nhi
Khoa Việt Nam tổ chức hội thảo khoa họcchuyên đề “Giải
pháp dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ – Trẻ gặp các
vấn đề rối loạn tiêu hóa”.
Trình bày tại hội thảo, Giáo sư Bác sĩ Craig Jensen – Giáo sư
Bộ môn Nhi Trường Y khoa Baylor; Phân môn Tiêu hóa và
dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi đồng Houston, Texas – Hoa Kỳ
cho biết, nguyên nhân của vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ
thường là do kém dung nạp đường lactose và khó tiêu hóa
đạm.
Lactose là một dạng đường có trong sữa động vật, có cả trong
sữa mẹ, khi vào đến ruột sẽ chia ra thành đường glucose và
galactose nhờ vào một men lactase thường có tại thành ruột
non. Sự thiếu hụt men lactase – do hệ thống tiêu hóa còn non
nớt ở trẻ – sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu lactose.
Lactose không được thủy phân khi đến đại tràng sẽ được lên
men bởi các vi khuẩn để sinh ra khí và một số axit (axit
lactic, axit béo chuỗi ngắn: propionate, acetate, butyrate…).
Chính sự dư thừa khí trong ruột sẽ dẫn đến trướng bụng, đầy
hơi gây đau bụng, khó chịu, quấy khóc ở trẻ. Số lượng
lactose không được hấp thu cũng có liên quan tới tiêu chảy
và một số triệu chứng tiêu hóa khác.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Khó tiêu hóa đạm là nguyên nhân thứ 2 gây ra rối loạn tiêu
hóa ở trẻ. Tiêu hóa đạm là sự phá vỡ các protein thành các
chuỗi peptid nhỏ hơn và các axit amin tự do, sau đó hấp thu
qua màng vi nhung mao vào dòng máu để đưa đến gan để
chuyển hóa và đưa vào trong các mô trong cơ thể.
Ở những trẻ mà sự tiêu hóa đạm chưa hoàn thiện hoặc có sự
thiếu và hạn chế hoạt động của một số men phân giải đạm,
một số protein vì thế không bị phá vỡ, sẽ bị vi khuẩn lên men
và sản xuất ra khí, các axit béo và các chất khác, tạo khí dư
trong ruột, dẫn đến những vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
Giảm triệu chứng trong 24h
Tuy là vấn đề thường gặp, nhưng các Giáo sư, Bác sĩ cũng
khẳng định: hoàn toàn có thể giải quyết được tình trạng rối
loạn tiêu hóa trong vòng 24 tiếng nếu được sử dụng sữa đặc
chế phù hợp.
Kết quả chứng minh lâm sàng mà Giáo sư Bác sĩ Carol Lynn
Berseth đã trình bày tại hội thảo cho thấy việc sử dụng sữa
công thức của Mead Johnson có thể giúp giảm các triệu
chứng khó chịu ở trẻ chỉ trong 24 giờ.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Cũng theo Bác sĩ này, các đặc tính mong muốn cần phải có
trong một sữa công thức chất lượng là:
- Carbohydrate dễ hấp thụ nhưng không loại bỏ hoàn toàn
lactose (thành phần lactose trong sữa công thức nên còn
khoảng 20%).
Việc loại bỏ hoàn toàn lactose trong sữa là không hợp lý và
để lại hậu quả về lâu dài, có thể sẽ khiến bé khó trở lại bú mẹ
(tỉ lệ lactose trong sữa mẹ là 100%) hay tiếp tục sử dụng các
loại sữa thông thường khác với hàm lượng lactose tương tự
sữa mẹ.
- Chứa đạm thủy phân một phần dễ tiêu hóa
Đặc biệt, thành phần dinh dưỡng trong sữa phải tương đương
với sữa mẹ, vốn là nguồn thực phẩm tối ưu nhất đối với trẻ.
Hơn nữa, điều đó giúp trẻ có thể quay trở lại bú sữa mẹ ngay
sau khi giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa mà không gặp
bất cứ khó khăn nào.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên,
một số trẻ không có điều kiện bú mẹ hoặc gặp các vấn đề về
tiêu hóa như trướng bụng, đầy hơi, nôn trớ, khó chịu, quấy
khóc,… thì việc tìm một loại sữa công thức được đặc chế phù
hợp, có thành phần gần giống với sữa mẹ, không loại bỏ hoàn
toàn lactose, protein được thủy phân một phần sẽ là giải pháp
thích hợp cho trẻ, giúp cho sự phát triển toàn diện và tránh bỏ
lỡ giai đoạn phát triển vàng của trẻ.