Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phương phám khám lâm sàng bệnh tim mạch (Kỳ 3) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.33 KB, 5 trang )

Phương phám khám lâm sàng
bệnh tim mạch
(Kỳ 3)
2. Khám mạch.
Khám mạch gồm: nhìn, sờ, nghe.
2.1. Nhìn:
Bộc lộ khu vực khám, đánh giá tình trạng da đầu, chi, da có thể thay đổi
màu sắc.
- Da trắng bạch: do co mạch, loạn dưỡng da: da mỏng teo lớp mỡ dưới da
hay có vết thâm tím. Rối loạn sắc tố, hoặc phù nề dưới da. Trên da có vết loét hay
hoại tử.
- Da tím do thiếu ôxy máu động mạch.
- Da tím dạng lưới trong hội chứng Raynand.
2.2. Sờ mạch:
+ Sờ tại các vị trí dễ bắt thấy mạch, vùng mạch máu chạy qua một nền
xương cứng.
- Sờ động mạch quay: mặt trước trong đầu dưới xương quay.
- Sờ động mạch cánh tay: sờ 1/3 dưới mặt trong cánh tay.
- Sờ động mạch dưới đòn: ở giữa dưới xương đòn.
- Sờ động mạch cảnh: bờ trước cơ ức-đòn-chũm.
- Sờ động mạch đùi: giữa cung đùi 2 bên.
- Sờ kheo: giữa trám kheo.
- Sờ động mạch chày sau: sau mắt cá trong.
- Sờ động mạch mu chân: giữa nếp lằn cổ chân.
+ Sờ mạch cả 2 bên để đánh giá: trương lực mạch mềm mại hay xơ cứng,
mạch đều hay không đều. Bắt mạch cùng với nghe tim để đánh giá có mạch hụt
không? Mạch hụt có thể là loạn nhịp hoàn toàn, ngoại tâm thu.
Tần số mạch nhanh, bình thường, chậm. Mạch Corrigan: mạch căng nẩy
nhanh, xẹp nhanh trong bệnh hở van động mạch chủ mức độ nặng.
Mạch yếu, mất do viêm tắc động mạch. Mạch nghịch thường trong viêm
màng ngoài tim co thắt, chèn ép tim cấp.


+ Nghe mạch:
- Nghe mạch là biện pháp đo huyết áp.
. Huyết áp tâm thu: là áp lực máu, tác động lên thành mạch máu trong thì
tâm thu.
. Huyết áp tâm trương: là áp lực máu tác động lên thành mạch máu trong thì
tâm trương.
Bình thường: 90/60 mmHg < huyết áp < 140/90mmHg.
Nếu huyết áp < 90/60 mmHg gọi là huyết áp thấp.
Nếu huyết áp ³ 140/ 90 gọi là tăng huyết áp.
- Nghe mạch tại một số vị trí:
Nghe ở động mạch cảnh, nghe ở dưới xương đòn, nghe động mạch đùi,
động mạch chủ bụng, động mạch thận để xác định có tiếng thổi ở các vùng động
mạch hay không.
Tiếng thổi tâm thu: do hẹp động mạch.
Tiếng thổi liên tục: còn ống động mạch.
Tiếng thổi kép động mạch đùi: hở van động mạch chủ nặng.
Khi nghe những động mạch ở nông dưới da không nên ấn mạnh ống nghe
để không tạo ra tạp âm giả do ấn. Còn khi nghe ở những động mạch lớn và sâu
(như động mạch chủ bụng, động mạch thận ) cần ấn nhẹ vừa phải để đủ thắng sức
cản của các tạng trong ổ bụng thì mới nghe được tiếng thổi bệnh lý.
Cường độ tiếng thổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tốc độ dòng máu, độ nhớt
của máu, đường kính lòng mạch máu:
VD
N = P
M
N : chỉ số Reynolds.
P : tỷ trọng của máu.
M : độ nhớt của máu.
V : tốc độ dòng máu.
D : đường kính mạch máu.


×