Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

chất dân gian của các nhạc phẩm mang âm hưởng dân ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.59 KB, 21 trang )

Bộ môn: Văn học Dân gian 2
ĐỀ TÀI:
Chất dân gian của các nhạc phẩm mang âm hưởng dân ca
Nhóm:
1, Nguyễn Thị Sâm ( NT)
2, Trương Huyền Như
3, Văn Thị Ngọc Dung
4, Bùi Thùy Trang
5, Huỳnh Mỹ Như
6,Trương Thị Huỳnh Như
7, Quách Văn Nguyễn
8, Trần Nguyễn Phương Mai
9, Lương Gia Yến
10, Đinh Thị Thúy Lan
11, Nguyễn Thị Nữ
BÀI LÀM
A.MỞ ĐẦU
Dân ca Việt Nam rất là phong phú. Tất cả những bài ca do dân quê
sáng tác và không thuộc nhạc triều đình, nhạc thính phòng, nhạc tôn giáo
thì được xếp vào loại dân ca .
Dân ca lại mang một màu sắc địa phương đặc biệt, tùy theo phong
tục, ngôn ngữ, giọng nói, và âm nhạc tính từng vùng mà khác đi đôi chút.
Nhưng nhìn chung, vẫn là bài hát thoát thai từ lòng dân quê với tính chất
mộc mạc, giản dị của họ
Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tác là điều mà nhiều nhạc sỹ
khát vọng vươn tới. Tuy nhiên, để làm được điều đó người nhạc sỹ phải
mang trong mình tâm hồn Việt và phải có nền tảng, kiến thức cơ bản về
âm nhạc dân tộc thuần chất… Đó là chia sẻ của nhạc sỹ An Thuyên - một
người rất thành công trong các sáng tác của mình.
Để có cái nhìn sâu sắc nhất về âm hưởng dân ca nước nhà nói chung
và trong các nhạc phẩm nói riêng, chúng ta sẽ tìm hiểu từ những đứa con


tinh thần của người nghệ sĩ, từ đó biết yêu, gìn giữ nền văn hóa truyền
thống Việt Nam từ bao đời…
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG
I. Giới thiệu khái niệm ca dao dân ca, chất dân gian, âm hưởng dân ca trong
văn học và âm nhạc
Ca dao là lời các bài hát dân ca được lược bỏ bớt những tiếng đệm, tiếng láy.
Ca dao phản ánh lịch sử; phong tục, tập quán và chứa cả tiếng cười traò phúng. Ca
dao bao gồm: ca dao lao động, ca dao ru con, ca dao trong các nghi lễ, cao dao
trào phúng bong đùa, ca dao trữ tình. Ca dao thường được thể hiện bằng thể thơ
lục bát hoặc song thất lục bát.
Khái niệm dân ca xuất hiện vào khoảng thế kỉ XIX, dân ca bao gồmâm nhạc
truyền thống và cả âm nhạc phát triển từ chính nó. Có người cho rằng dân ca là
những bài hát có từ lâu đời nhưng không rõ người sáng tác, được lưu truyền bằng
phương thức truyền miệng và có nhiều dị bản.
Chất dân gian trong văn học và âm nhạc, đó là việc sử dụng những hình ảnh,
những yếu tố trong ca dao dân ca đưa vào trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm
âm nhạc.Ta có thể bắt gặp điều này trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương hình
ảnh “lặn lội thân cò”, đây là hình ảnh khá quen thuộc của ca dao dân ca, hay trong
“Quốc âm thi tập’’ của Nguyễn Trãi cũng có sử dụng chất liệu ca dao dân ca;
hoặc trong bài hát “con cò bé bé, nó đậu cành tre…”, câu ca dao “công cha như
núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cũng là một hình ảnh
xuất hiện khá nhiều trong một số bài hát.
Âm hưởng dân ca là những bài hát mang tính dân gian hoặc được các nhạc sĩ
sáng tác bằng việc mô phỏng lại những lànđiệu dân ca.
Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy, là tấm gương bức xạ hiện thực khách
quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán
riêng.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung - Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện
Văn học phát biểu: "Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm
chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một

dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu,
từ hàng ngàn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây,
các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều
muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đó được gọi là ca dao"
Những câu nói, làn điệu là những đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã
hội, qua thời gian, những câu nói hay, những làn điệu hấp dẫn được nhân dân sưu
tập và gìn giữ. Cùng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đời sống xã hội và trí tuệ
của nhân dân đúc, ca dao và dân ca Việt Nam là những câu nói đúc kết những
kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân cách, nhân đức ở mỗi con người. Ca
dao dân ca là loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóa dân gian
đã có từ rất lâu. Nó có thể là một câu nói triết lý bao hàm một nội dung giáo dục
của ai đó. Trải qua thời gian, mọi người thấy đúng và nghe theo, thậm chí họ có
thể thêm vào hoặc bớt đi để đúng với từng hoàn cảnh cụ thể. Có thể nói ca dao
dân ca là của quần chúng nhân dân sáng tác nên và họ có thể sáng tác trong bất cứ
hoàn cảnh nào, trong lễ hội hoặc trong lao động sản xuất.
II. Phân tích chất dân gian trong các nhạc phẩm tiêu biểu 3 miền :
II.1 Nhạc phẩm miền Bắc và Bắc Trung Bộ:
• Miền Bắc:
Trong kho tàng nhạc phẩm cổ, ta có thể biết đến các bài ca trù - những
nhạc phẩm thuộc thể loại này mang chất dân gian đậm nét, cả hình ảnh cũng như
hình thức thể hiện đều dân giã, gần gũi cuộc sống…
-Ca trù “ hát ru”, ‘hồng hồng tuyết tuyết”…
Thường các bà ca trù gắn liền với nghi thức tế thần ở các đình làng, ngoài
những điệu hát còn có các nghi lễ với vũ điệu và cả các cách thi tuyển tại đình
làng trong dân gian nên các lề lối biểu diễn ca trù được gọi là “thể cách” . Thể
cách ca trù vừa bao gồm làn điệu, vừa bao gồm các hình thức diễn xướng khác
như múa, biểu diễn kỹ thuật nghề (đàn, trống).
Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định ca trù là một bộ môn nghệ thuât lâu đời,
độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng ca nhạc của người Việt Nam. Ca trù
gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý

sống của người Việt. Do vậy nghiên cứu ca trù cũng là góp phần vào việc nghiên
cứu các giá trị truyền thống trong văn hóa Việt Nam.
Ca trù là một di sản văn hóa Việt Nam. Đặc sắc ở sự phong phú làn điệu, thể
cách, cả không gian, thời gian biểu diễn và phương thức thưởng thức; đặc sắc còn
vì từ cội nguồn nó gắn bó mật thiết với lễ nghi, phong tục, với sinh hoạt cộng
đồng. Ca trù làm người ta nhớ tới những tao nhân mặc khách với lối chơi ngông,
chơi sang, rất tinh tế và giàu cá tính sáng tạo của những danh nhân như Nguyễn
Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà…Và cùng với đó là mối quan
hệ giữa văn nhân (nhà thơ, nhà báo, họa sĩ) với Ả đào - mối quan hệ quan trọng
nhất của lối thưởng thức ca trù. Bởi quá trình tham gia sinh hoạt ca trù là quá trình
văn nhân sáng tạo, thể nghiệm và thưởng thức các tác phẩm của mình.
Trong nhạc phẩm dân ca và dân ca đương đại:
+ Nhạc sỹ Huy Du không chỉ nổi tiếng với những ca khúc cách mạng như
“Đường chúng ta đi”, “Việt Nam ơi mùa xuân đến rồi”, “Anh vẫn hành quân”,
“Trên đỉnh Trường Sơn ta hát” mà còn nổi tiếng với những ca khúc mô phỏng
những trò chơi dân gian của trẻ em vùng nông thôn.
Bài hát “Trâu lá đa”với giai điệu mộc mạc, giản dị như chính trò chơi đơn sơ
ấy, nhưng ông đã dành cho các em những tình cảm thật gần gũi, dễ thương
+ Những nhạc phẩm như: “Cò về phố”, “Ôi quê tôi”, ‘Chuồn chuồn ớt”… đều
ít nhiều tìm thấy dấu vết của chất liệu dân gian trong ca từ. Những ca từ như:
"Chuồn chuồn bay thấp trời mưa, chuồn chuồn cao trời nắng, chuồn chuồn bay
vừa…" (Chuồn chuồn ớt) chính là những biến thể mà nhạc sỹ Lê Minh Sơn lấy
từ những câu tục ngữ quen thuộc của người Việt:
"Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm".
Nhìn lại chiều dài sáng tác của Lê Minh Sơn có thế thấy, không phải đến thời
điểm này anh mới lấy tìm cảm hứng sáng tác trong văn hoá dân gian.
+ Ca khúc “Những cô gái quan họ” – Nguyễn Đức Phương là một sáng tác
từ những năm 1966 thấm đẫm âm hưởng trữ tình của vùng dân ca Bắc Bộ. Ngoài
ra còn có những nhạc phẩm:” mời trầu”, “ làng quan họ quê tôi”- Nguyễn Trọng
Tạo, “ hoa thơm bướm lượn”…

Trong âm nhạc của ông, người ta luôn thấy phảng phất những giai điệu quê
hương, một chất nhạc rất thuần Việt, hay đó là những giọng điệu tâm hồn xứ sở.
Có lz đây là đặc trưng lớn nhất để Phó Đức Phương thăng hoa trong những tác
phẩm âm nhạc của mình: "Mình rung cảm vô cùng sâu sắc với những tâm hồn
cha ông của xứ sở mình, cho nên chất liệu dân gian, tâm hồn quê kiểng, giọng
điệu của xứ sở, tâm hồn thuần Việt nó được lắng đọng và phản ánh rất rõ trong
những ca khúc của mình. Đầu tiên là ý thức, nhưng sau đó là những rung động
thực sự bên trong, bởi vì mình có thể khóc, mình có thể rưng rưng bởi những làn
điệu dân ca."
Ngoài ra còn có ca khúc “ ChZy đi sông ơi” với hình ảnh sông nước là cảm
hứng chủ đạo, gắn bó :
“Ơi con sông hiền hoà, chở đầy nước ngọt phù sa
Ơi con sông thiết tha, ấp ôm bến bờ xứ sở’’…
Đó còn một cái gì đó rất gần gũi với thổ nhưỡng của nước mình chăng, nền văn
minh lúa nước, nên sông hồ rất là nhiều, cứ thấy sông hồ là thấy nhịp đập hoặc sự
chia sẻ thế nào đó, vào đúng cõi lòng của mình. Có lz nơi tụ thu{ là nơi tâm linh
của con người, không chỉ là nước mà là cả khí của đất đai và tấm lòng con người,
mình cứ bị rung cảm vì những điều đấy.“Sông nước là một cái gì đó rất gần g\i
với th] như^ng của nước mình nên cứ thấy sông hồ là thấy nhịp đập hoặc s_ chia
sẻ thế nào đó, vào đúng c`i lòng của mình.’’
+ Nhạc sỹ An Thuyên cho rằng, để có thể sử dụng chất liệu dân gian thành công
trong sáng tác thì trong mỗi con người nhạc sỹ phải thấm đẫm chất văn hóa dân
gian. Bản thân ông đã may mắn khi sinh ra và lớn lên từ cái nôi dân ca khu IV,
cùng với kho tàng văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh. Gia đình cũng là nơi vun đắp cho
tâm hồn ông qua những điệu chèo, câu hát dân ca của bà, của mẹ. Và khi 8, 9 tuổi
ông đã theo gánh hát của gia đình… Tất cả đã tạo cho ông một môi trường thấm
đẫm chất văn hóa dân gian. Bởi vậy, những sáng tác đầu tay như “Em chọn lối
nào, Đêm đò đưa nhớ Bác…” được ông viết khi còn rất trẻ, chỉ trong vòng vài
tiếng đồng hồ. Viết như có ai đứng sau lưng đọc còn ông chỉ việc viết ra giấy. Và
đến sau này, khi được đào tạo thì những bài hát đó ông cũng chẳng thể sửa được

nốt nhạc nào. Ông bảo, có được những giây phút quý giá như thế là chất liệu dân
gian đã thấm vào từng mạch máu và đến lúc chín muồi. Và nhiều khi nó như bệ
đỡ bù đắp những thiếu sót của người nhạc sỹ.
+ Nguyễn Vĩnh Tiến cũng từng thành công trong hướng đi này
Ca khúc "Bà tôi" của Nguyễn Vĩnh Tiến một thời "làm mưa, làm gió" trên các
sân khấu ca nhạc thể hiện đậm đặc yếu tố dân gian từ ca từ đến nhạc điệu. Bài hát
"Giọt sương bay lên" của Nguyễn Vĩnh Tiến được chọn là "Bài hát có phong cách
dân gian đương đại nổi bật nhất" năm 2005. Giải thưởng Bài hát Việt tháng 11-
2005; gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam 2005 dành cho Nguyễn Vĩnh Tiến chính
là sự thừa nhận của giới âm nhạc và thính giả đối với những tìm tòi của anh. Cùng
với Lê Minh Sơn, Nguyễn Vĩnh Tiến chính là người gặt hái được nhiều thành
công từ hướng đi đưa chất liệu dân gian vào âm nhạc hiện đại, hướng đi mà nhiều
nhà phê bình âm nhạc vẫn quen gọi với thuật ngữ "âm nhạc dân gian đương đại".
Bên cạnh đó, “ Con cò” – Lưu Hà An cũng khẳng định được sức sống của mình
qua hình tượng con cò quen thuộc của ca dao – dân ca Việt:
“Con cò
Hay đi ăn đêm, hay đi ăn đêm, sao đi một mình
Một mình lầm l\i canh ba thức giấc trong đêm khuya vắng một mình lầm l\i thân
cò…”
• Bắc Trung Bộ
Người dân Việt Nam dù ở bất kỳ nơi đâu cũng luôn tự hào về nền văn hóa dân
gian đặc sắc, đặc biệt là những câu dân ca thắm đượm nghĩa tình. Dân ca được
truyền miệng từ đời này qua đời khác, từ miền này qua miền khác, giao lưu trong
dân gian.
Được đúc kết từ nhửng lời ăn, tiếng nói mộc mạc, từ cái hay, cái đẹp, cái tinh
túy trong nhân dân lao động nơi ruộng đồng, sông nước, các làn điệu dân ca được
coi như những nét văn hóa đặc trưng của từng vùng, miền và mỗi khi nhắc tới một
vùng nào đó thì tất cả mọi người dân Việt Nam đều biết về làn điệu dân ca độc
đáo của miền quê ấy.
Hát phường vZi là một loại hát ví đặc biệt nhất trong gia tài dân ca của vùng

Nghệ An. Nội dung căn bản của nó mang đậm tính trữ tình. Song nó có khác các
loại dân ca khác ở chỗ có sự tham gia của những nhà nho. Cho nên tính chất một
số câu hát, quy cách trong khi hát, hình thức câu hát, quá trình của một cuộc hát
có phức tạp hơn.
Hát phường vải là một loại hình văn học dân gian, một loại hát ví đặc biệt nhất
trong gia tài dân ca của vùng Nghệ An. Điệu hát thể hiện sự cần mẫn, trí tuệ, khoe
sẵc, đua tài. Các giai điệu ứng đối, sáng tác, chỉnh sửa. Là một môn nghệ thuật
như món ăn tinh thần của người dân xứ Nghệ.
Nghệ nhân dân gian là những "tác giả" của những câu hát phường vải đầu tiên
và cũng chính họ là những người bảo lưu, kế thừa và phát huy vốn hát ví, vốn ca
dao, dân ca truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc này.
Hát ví phường vải xuất hiện từ lúc nào chưa ai biết chính xác, nhưng phát triển
rầm rộ nhất vẫn là thời gian ngành bông vải sợi du nhập vào Việt Nam. Do hát ví
gắn liền với lao động, nên mỗi một loại hát ví lại gắn với một loại hình lao động
riêng biệt như: hát ví của những người đi cấy thì gọi là ví phường cấy, hát ví của
những người đi củi thì gọi là ví phường củi, hát ví của những người dệt vải thì gọi
là ví phường vải Trong lúc đưa thoi, dệt vải, các cô thường hát với các cậu trong
làng tới hát đối hoặc hát tỏ tình, hát đố, hát thử tài. Ngành dệt vải khá sung túc,
nên các cô thường được đi học với các thầy đồ. Vì vậy trong vùng phường vải có
nhiều thầy giáo và chính họ tham gia các buổi hát đối trong vai thông sự để nhắc
lời cho mấy cô phá lại các cậu tới thử tài. Vào những dịp nông nhàn, trong những
đêm thời tiết tốt, quanh năm bảy chiếc xa quay sợi, những tiếng hát hay qua
những câu đối đáp tài tình, tao nhã của hai phe nam nữ đã lôi cuốn được bao nhiêu
người
Đề tài hát phường vải thường xoay xung quanh chuyện tình yêu, hỏi thăm tên
tuổi, thử tài kiến thức.Hát ví phường vải thường có các nhà nho tham gia ứng tác
và đối đáp, vừa tình cảm vừa thể hiện trí tuệ, nhờ vậy hát ví chính là sự kết hợp
giữa những người trí thức với người lao động.
Trong ví phường vải, hát hỏi (hát đố, hát đối và hát xe duyên (hát tình, hát xe
kết)) là để lại nhiều áng văn chương hay nhất. Con gái Nghệ An vốn yêu thơ ca,

con nhà nông có, con nhà khoa bảng có, khi hát đố sách, đố chữ, có khi hát đố về
thực tế. Có khi là "Truyện Kiều anh thuộc làu làu, Đố anh đọc được một câu hết
Kiều", có khi là câu đố đố hóc búa:
“Năm con ng_a cột cồn Ng\ Mã
Chín con rồng nằm Cửu Long Giang
Chàng mà đối được, có lạng vàng em trao…”
Ví phường vải là một thể vừa định hình vừa không câu thúc bởi điều gì, thậm
chí không cần đến một nhạc cụ nào nên sức sống của nó rất lâu bền, dù canh cửi
giờ đây không còn nữa. Chính người phụ nữ là người nuôi đạo lý, giữ gìn nền nếp,
gia phong, hương tục, rộng ra là bản sắc văn hóa Việt Nam. Vai trò cao quí của
người phụ nữ là ở chỗ đó. Người phụ nữ xứ Nghệ rất bình đẳng với nam giới và
có tính cách cứng cỏi, mạnh mz. Để được giải phóng, họ dám phát biểu, đương
đầu và không lệ thuộc vào những giáo điều. Người ta hay chê kẻ đứng núi này
trông núi nọ.
Trong kho tàng tục ngữ, ca dao vùng này có câu giận, câu thương, câu chán, câu
hờn nhưng xét về tần số thì câu thương, câu nhớ, câu nghĩa, câu tình vẫn đậm đặc
hơn cả. Khi sáng tác thì rất phong phú, đa dạng. Qua thời gian, tức là qua sự chọn
lựa của con người, thì cái mà người Việt Nam muốn truyền cho nhau vẫn là tình -
nghĩa (hơn cả kinh nghiệm sản xuất). Tình - nghĩa ấy ở vùng đất vốn nhọc nhằn
này như được cô nén hơn, thống thiết hơn.
“Xin trời hãy nắng khoan mưa
Cho dâu xanh bãi, cho vưa lòng tằm
- Thương em răng được thì thương
Đừng trao gánh nặng trửa (giữa) đường tội em.”
Ngoài ra, có đến hàng trăm câu ví lần lượt được đưa ra để thi thố, đối đáp và rồi
những câu hát ấy được lớp thế hệ sau ghi nhớ bởi lời thơ vô cùng bình dị, dễ
thuộc, nhưng cũng rất đỗi tài hoa.Trong hát ví, thanh niên nam nữ đã vượt ra khỏi
tầm tư tưởng phong kiến, họ từ làng này sang làng khác, từ vùng nọ qua vùng kia
để tìm kiếm bạn hiền, chọn vợ, chọn chồng bằng quyền tự do của chính mình. Rõ
ràng, họ đã lấy hát ví làm ngọn giáo để chống lại tư tưởng kìm kẹp, o ép của chế

độ phong kiến bấy lâu. Xưa cũng thế mà nay cũng vậy, theo cách gọi tên trong
dân gian thì hát ví Nghệ Tĩnh rất đa dạng và phong phú, nhưng dựa trên tính chất
âm nhạc thì hát ví chỉ có một làn điệu. Khi câu hát cất lên ta nghe vừa dí dỏm lại
vừa buồn man mác, hát cho người khác thì ít mà hát cho chính mình thì nhiều.
Người nghệ sỹ nông dân đã gửi gắm vào trong những lời ca, câu hát biết bao tâm
tư, tình cảm ấp ủ bấy lâu. Ta có thể coi hát ví là những bản tình ca của người lao
động, nó gắn bó máu thịt và trở nên quá đỗi thân quen trong sinh hoạt thường
ngày của người dân Nghệ An
Bài : “Câu hò bên bờ Hiền Lương” - sáng tác: Hoàng Hiệp
Là ca khúc Cách mạng được tác vào năm 1956 (và đặt lời cùng Đằng Giao)
trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Đây là bài hát hay ca ngợi quê hương đất nước Việt
Namvà thể hiện được phần nào tình yêu quê hương đất nước của những người con
xa quê:
“ Bên ven bờ Hiền Lương chiều nay ra đứng trông về
Mắt đượm tình quê đôi mắt đượm tình quê
Xa xa đoàn thuyền nam buồm căng theo gió xuôi dòng
Bỗng trong sương mờ không gian trầm lặng nghe câu hò
Hò ơi, ơi thuyền ơi, thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thường một dạ khăng khăng đợi thuyền
Nhắn ai xin giữ câu nguyền trong cơn bão tố
Vẫn bền lòng son…”.
Ngôn từ: Lời bài hát làm từ chất liệu dân gian. Cấu trúc hò ơi được lặp lại
nhiều lần ,làm r` nét dân gian có trong bài hát
“ Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thường một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Sử dụng uyển chuyển câu ca dao để nói về tình yêu và sự thu{ chung của nhân
vật trong bài hát:
“Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Nhiều đoạn trong bài hát khi nghe ta có cảm giác đây là một câu ca dao hoặc

tương tự như
“Dù cho dù cho bến cắt sông ngăn
Dễ gì chặn được duyên em với chàng
Xé mây cho sáng trăng vàng
Khai sông nối bến cho nàng về anh.”
Hình ảnh: sử dụng hàng loạt các hình ảnh như thuyền,bến, mây ,gió,sông,
trăng, sương. Đặc biệt là hình ảnh sóng đôi “thuyền-bến”, phổ biến trong văn học
dân gian.
Nhạc điệu: Ca từ trong sáng, tình cảm,da diết, âm điệu nhẹ nhàng,mượt
mà,trầm bổng khoan thai; hoà âm kết hợp các nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, sáo
trúc
II.2: Miền Nam và Nam Trung Bộ:
• Nam Trung Bộ:
Nhạc phẩm: Lý con sáo QuZng
“Ai đem con sáo (tình bạn) sang sông ư ứ ư ư (làm răng).
Để cho để cho con sáo ư ừ ư ư để cho để cho con sáo s] lồng bay xa ư ứ ư ư
(làm răng)
Để cho để cho con sáo ư ừ ư ư s] lồng bay xa ư ứ ư ư bay xa ư ứ ư ư bay xa
Về ngôn từ, lời bài hát là, những câu ca dao mang âm sắc miền Trung:
“Ai đem con sáo sang sông
Cho nên con sáo s] lồng bay xa”
Chỉ với câu ca dao này, tác gỉa đã làm nên một bài lý mang đậm sắc thái
miền Trung mặc dù câu ca dao này còn được sử ở nhiều vùng miền khác nhau
như: có tới 30 bài, trong đó có 4 bài lý con sáo trung du Bắc Bộ trong hát
ghẹo, 3 bài lý con sáo Bắc trong hát quan họ Bắc Ninh và hát trống quân, 1
bài lý con sáo Thanh Hóa, 4 bài lý con sáo Huế (Thừa Thiên - Huế), 2 bài lý
con sáo Quảng (Nam Trung Bộ), và hơn 10 bài lý con sáo Nam Bộ Sử dụng
hình ảnh con sáo để thể hiện cái tình, cái ý còn bài lý này. Câu hát được lặp đi
lặp lại trong tác phẩm như muốn gợi lên niềm trách thương Với các câu láy
giọng“ ư ừ ư ư” “ư ứ ư ư” làm r` nét dân gian trong bài hát. Giọng điệu khi

bài hát được cất lên mang âm hưởng câu lí trong nhạc phẩm này.
Về nhạc điệu, nếu các giai điệu dân ca miền Bắc thường sử dụng thang âm với
âm sắc tươi sáng, nhẹ nhàng trong khi những bài dân ca miền Trung thường
mang điệu thức tế nhị và phức tạp hơn. Những nhà nghiên cứu cho rằng sự
phức tạp và thay đổi trong dân ca miền Trung so với dân ca miền Bắc là vì
ảnh hưởng của dấu giọng khi phát âm đồng thời do ảnh hưởng của Chiêm
Thành ngày xưa.
Ngoài ra, dân ca miền Trung còn bị những yếu tố như tình trạng xã hội, phong
thổ, địa lý cũng ít nhiều ảnh hưởng đến điệu thức dân gian cho vùng đất này…
Người ta cho rằng, có thể do những gian khổ chất chồng cộng với thời tiết khắc
nghiệt đã tạo ra sự thâm trầm trong suy tư, trong tâm hồn của người miền Trung…
Vì thế những điệu hát trầm buồn, mênh mông, man mác cũng là những âm bậc
đặc trưng chỉ có ở miền Trung mà không xuất hiện trong dân ca miền Bắc và miền
Nam.
Hoà âm kết hợp với các nhạc cụ như đàn tranh, đàn bầu, sáo, trúc
Về hình thức thể hiện cũng có nhạc tính cố định hơn hò, câu hát đều đặn, trong
khi hò có thể thêm câu dài câu ngắn, tùy người hát.
• Nam Bộ:
Nói đến nghệ thuật ca hát dân gian cổ truyền Nam Bộ mà chỉ đóng khung trong
một số làn điệu vọng cổ hay bài bản Cải lương, đờn ca tài tử thì quả là chưa đủ.
Mặc dầu chúng ta không phủ nhận tính hấp dẫn, yếu tố truyền cổ gây xúc động
mạnh của các thể loại ca hát đó, nhưng đứng trên góc độ nghiên cứu mà xem xét,
thì sự phiến diện nói trên có thể đưa đến những nhận định không toàn diện, và
hiện tượng nhầm lẫn giữa ngọn và gốc có thể xảy ra. Nội dung vấn đề trao đổi của
bài viết này nhằm tìm hiểu tính chất phong phú của nền dân ca Nam Bộ, một bộ
phận trong kho tàng âm điệu dân gian phong phú và quí bàu của đất nước.
Chất dân gian trong các nhạc phẩm có âm hưởng dân ca thể hiện qua ngôn
ngữ và ngôn ngữ diễn xướng trong dân ca là chủ yếu, ta tìm hiểu ngôn ngữ của
hành động, ngôn ngữ của hình thức biểu diễn, ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc, ngôn
ngữ miêu tả…Ngôn ngữ diễn xướng ca dao – dân ca được thể hiện qua một số

hình thức sử dụng ngôn ngữ cơ bản của một số thủ pháp nghệ thuật trong ca dao –
dân ca.
Nhạc điệu: Những bài hát dân gian được sáng tác với rất nhiều thể loại khác
nhau,từ truyền thống đến dân gian hiện đại.Sau đây là một vài thể điệu dân ca
truyền thống :
Hò : Hò từ chữ HÔ mà ra, có nghĩa là làm cho giọng mình manh hơn. Do
đó, Hò thường đi đôi với việc làm nặng như kéo gỗ, chèo thuyền, đập đạ Nhưng
hò cũng có thể hát lúc nghỉ ngơi, lúc hội hè, lúc đám tang như hò đưa linh.
Cũng như tên nhiều miền của đất nước, hò là một điệu dân ca phổ biến ở Nam
Bộ nói riêng. Hò được gắn liền với sông nước, với khung cảnh êm ả, phẳng lặng.
Với một âm hưởng phóng khoáng, tự do, mang ít nhiều nhân tố "tự sự", "vịnh
thán", hò thường được dùng để ngợi ca hay đề cao một đạo lý tốt đẹp nào đấy như
lòng chung thủy sắt son, niềm tin yêu chặt dạ bền lòng Âm điệu của các
thể loại hò ở từng địa phương thường không giống nhau về chi tiết luyến láy, về
cách xử lý các "âm điệu" giữa câu, hay có đôi khi cũng khác nhau về kết cấu toàn
bộ. Thí dụ như: hò Đồng Tháp thì kết ở một nốt thuộc "át âm", nhưng trong lúc
đây, tuy cùng một điêu thức "xon", nhưng hò Miền Đông, hò Bạc Liêu, thì lại
dùng nốt chủ âm để kết hoàn toàn.
Thông thường do ý nghĩa của nội dung lời hò giữ vai trò quyết định, nên giai
điệu của hò này được tiến hành theo đường nét bình ổn, "lên dần" hoặc "xuống
dần", cố tránh những bước nhảy quãng đột xuất, nhằm tạo ra một phong vị êm
đềm, nhẹ nhàng như kiểu "ngân nga, tự sự", nặng đi vào chiều sâu lắng hơn là ầm
ĩ, huyên náo.
Ở miền Nam, hò thường nghe trên sông, hay lúc làm việc ngoài ruộng. Mỗi
vùng có những loại hò đặc biệt, do đó mà có tên gọi như hò Bến Tre, hò Cần
Thơ ,hò Đồng Tháp…
“ hò ớ ơ
Ghe anh nhỏ m\i trắng lườn
Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em”.
( Hò Đối Đáp Nam Bộ )

Lý : Miền Nam có rất nhiều điệu lý. Có thể lấy ví dụ từ những lời hát rất mộc
mạc của bài lý chim khuyên :
“Chim khuyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi”
được hát thành :
“Chim khuyên quầy ăn trái quây,nhãn a lồng này nhãn a lồng , ơi cô bạn mình
ơi.
Lia thia quầy quen chậu quây,vợ a chồng này,vợ a chồng , ơi cô bạn mình ơi”
Hoặc như bài “Lý ngựa ô” :
“lý con ng_a…ng_a ô (2 lần)
Anh tra khớp bạc,lục lạc đồng đen
Búp sen lá đậm-dây cương đầm thấm
Cán roi anh bịt đồng thà
là anh í a đưa nàng , đưa nàng anh đưa nàng về dinh (2 lần ).”
Có thể thấy rằng ngoài những màu sắc lãng mạn thì những điệu lý còn là nh ững
khúc hát vui tươi,dí dỏm,mang trong đó sự lạc quan yêu đời cùng với nhịp điệu
phong phú và sinh động.
Mỗi điệu lý đều có nội dung rõ rệt,hoặc là phổ biến những kinh nghiệm sản
xuất (lý đất giồng ), hoặc ca ngợi những đức tính tốt trong cuộc sống ( lý ba tri),
hoặc cái đẹp của thiên nhiên (lý cây xanh )…Các chủ đề nhạc trong các điệu lý
mang rất nhiều vẻ,hình thức độc đáo nhưng lại quen thuộc với phong vị cổ truyền
của nhân dân.
Nhạc sĩ Cao Văn Lý (tên thật là Phạm Lý) sinh ra ở mảnh đất Ðồng Tháp
Mười. Ông thường tự trào: “Ba mẹ tôi ai cũng đẹp, chơi đờn ca tài tử nức tiếng
chứ không xấu xí như tôi!”… '”Lý qua cầu “ là một trong những bài lý đầu tiên
ông sáng tác. Một lần, bất chợt thấy dáng một phụ nữ bước qua cầu như dáng
người xưa , ông buồn bã ghi lại tâm sự trong nhật ký rồi cảm tác viết một bài
ngắn Khi bóng em qua cầu. Lời ca đầy nỗi nhớ thương: “Dòng kinh in bóng em
qua cầu. Dịu dàng trong dáng ai ngày xưa ấy nay về đâu. Dẫu rằng cây da năm
xưa trốc gốc trôi rồi “

Không ngờ khi bài hát được phát trên đài phát thanh, ba tháng sau ông nghe
người dân miền Tây hát rân bài này. Họ còn đặt lời mới cho bài hát và gọi ngắn
gọn là Lý qua cầu.
Ông kể do ngưỡng mộ chị Sứ nên sau ngày giải phóng đã tìm đến Hòn Ðất,
đến mộ chị ngồi rất lâu. Ðêm về thao thức không ngủ được và sau đó bài Lý Tư
Phùng ra đời - nhưng nhiều nơi hay ghi nhầm là Lý tương phùng. Tư Phùng là tên
cúng cơm của chị Sứ. Bài hát gốc có những lời lz như một nén nhang tri ân người
nữ anh hùng: “Kiên Giang ơi biết mấy ân tình! Thương cành xuân lòng hoài hận.
Ðêm rừng trái tim hát mãi. Khúc Lý Tư Phùng ngày xuân trong khói hương
bay ”. Bây giờ khi trình bày bài lý của ông hầu như chẳng ai giới thiệu tác giả.
“Trước đây người ta hay quan niệm những tác phẩm trong âm nhạc dân gian là
không có tác giả, nhưng bây giờ cần quan niệm có thể có tác giả. Những sáng tác
của tôi coi như đã đi vào dân gian, quần chúng, trở thành dân ca thì họ có quyền
sáng tạo theo những cách khác nhau để trở nên hay hơn. Những bài lý tôi sáng tác
bây giờ gần như chỉ còn 50% của tôi, 50% còn lại là sự sáng tạo của quần chúng”.
Dân ca là một mảnh đất trù phú, là một kho tang âm điệu vô tận,là nơi tập trung
của tất cả các nhân tố thể hiện một cách sinh động nhất tính cách của một địa
phương hay một dân tộc.Và nền ân nhạc với những hình thức phong phú của nó
cũng đều bắt nguồn từ di sản dân tộc.
Hình thức thể hiện: Thang âm và điệu thức là yếu tố cơ bản và nổi bật trong mỗi
nền âm nhạc của một dân tộc hoặc một cộng đồng cư dân trên một địa bàn rộng
lớn. Có thể nói đó chính là ngôn ngữ âm nhạc của mỗi dân tộc. Âm nhạc Việt
không chỉ có thang âm ngũ cung. Ngoài thang âm này ta có thang âm nhị cung,
tam cung, ngũ cung khuyết, tứ cung, thất cung (như thất cung đều
nhau trong âm nhạc Huế). Tuy nhiên, do Việt Nam nằm trong vùng có nhạc ngữ
ngũ cung nên thang âm này là nổi trội hơn cả.
Thang âm ngũ cung Đại Việt có nhiều dạng khác nhau nhưng đều dựa trên cái
sườn cơ bản với những âm bậc trụ cột là Hò Xang Xê Líu (do fa sol do).
điều này thay đổi khi có sự chuyển hệ (chuyển điệu), tức là bước sang
một thang âm khác, một số âm bậc mới xuất hiện thay thế những âm bậc cũ khiến

hệ thang âm (scale system) trong âm nhạc Việt Nam có cung bậc cao thấp khác
nhau, mang nhiều âm khác biệt so với âm nhạc phương Tây, Đi sâu vào chi tiết âm
thanh, người nghe sz nhận thấy thấy sự luyến láy tài tình của nhạc sĩ và ca sĩ; đó là
sự uốn nắn chữ nhạc (ornamentation). Người phương Tây khi nghe một bản nhạc
truyền thống Việt Nam sz nhận ra có những nốt “lơ lớ” mà giới chuyên môn trong
nghề nhạc truyền thống gọi là “non” (flat) và “già (sharp),chính vì vậy mà khi hát
người hát phải chú ý sử dụng cho đúng cung bậc vì chỉ một nốt non hay già sz biến
điệu thức chính mang âm hưởng Nam ,Bắc… để diễn tả vui,buồn hay thư thái…
Đó cũng chính là tính luyến láy của từng vùng.
Phát triển từ ý một bài bản dân ca cụ thể: Trong trường hợp này, người nghe có
thể nhận ra thấp thoáng “hình bóng”
của bài dân ca nguyên thủy, chứ không phải là một bản sao giống từng câu
chữ. Hình thức này đòi hỏi tính sáng tạo rất cao. Một sáng tác xuất sắc điển hình
cho dạng này có thể nêu tên là “Điệu buồn Phương Nam” của Vũ Đức Sao Biển
khi đối chiếu để thấy gốc của ca khúc này từ “Trăng thu dạ khúc” (một bài Lý
thường dùng trong Sân Khấu Cải Lương).
Ngoài ra còn một số ca khúc khác cũng được viết theo dạng phát triển cụ thể
này như “Tùy hứng Lý Ngựa Ô”, “Tùy hứng Lý Qua Cầu” của Trần Tiến,
“Tiếng hát chim đa đa” của Võ Đông Điền… .
Sáng tác dựa trên những nét đặc thù, đặc trưng của một bài bản hoặc một thể
loại dân ca qua giai điệu, tiết tấu, các luyến láy điển hình. Ở dạng này, các sáng
tác không mang âm hưởng của một bài bản cụ thể nào nhưng người nghe vẫn
nhận ra thể loại âm nhạc mà nhạc sĩ đã dùng chất liệu để
sáng tác.
Sáng tác dựa trên chất liệu âm nhạc dân gian của các thể loại, vùng, miền thông
qua việc sử dụng các thang âm, điệu thức đặc trưng. Các nhạc sĩ có khi chỉ sử
dụng thang âm (scale), điệu thức (mode) của một thể loại âm nhạc dân gian nào
đó. Ngoài ra các yếu tố khác như tiết tấu, giai điệu hoặc khúc thức có khi rất mới,
rất hiện đại mà vẫn thể hiện được cái hồn dân tộc, ngưòi nghe vẫn nhận ra đó là
chất dân gian

Hình thức sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại:
+ Độc thoại là hình thức kết cấu đơn giản nhất trong thơ ca trữ tình dân gian,
nhằm biểu đạt một cách trực tiếp, giản dị và tự nhiên những ý chí tâm tư tình cảm
của các nhân vật trữ tình. Ở dạng này, nội dung của lời ca hướng vào một ý chí
lớn với ngôn ngữ mang tính tự sự. Hình thức này thường được sử dụng trong sinh
hoạt dân ca nghi lễ phong tục và dân ca lao động. Đó là những cấu hát với lời lz
trang trọng kể về sự tích, ca ngợi công đức các anh hùng trong dân ca nghi lễ.
+ Hình thức ngôn ngữ dân ca mang tính chất đối thoại được sử dụng rộng rãi
trong lối hát đáp dân ca. Đó là những bài ca mang hình thức đối thoại giữa hai
nhân vật trữ tình, diễn tả mọi mặt sinh động của cuộc sống. Ngôn ngữ đối thoại
thật gần gũi với sin hoạt của cuộc sống đời thường. Đó chỉ là hình ảnh con trâu,
cái cày, những người bạn của nhà nông, nhưng khi bước vào ca dao – dân ca, nó
đã trở thành những hình tượng nghệ thuật mang tính chất so sánh:
“Chồng em nào phải trâu cày
Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm”
Có thể nói, trong dân ca, dấu ấn đối thoại không chỉ là những bài ca được kết
cấu 2 vế đối đáp mà ngay cả trong bài ca mang tính chất độc thoại vẫn là sự thể
hiện của lối trò truyện giãi bày trực tiếp được sử dung linh hoạt trong các cuộc hát
lẻ và hát cuộc sinh hoạt dân ca.
Sử dụng đại từ nhân xưng: tôi- cô, anh – em, …. Đó là những lời thể hiện dấu
ấn đối đáp. Lối sử dụng đại từ nhân xưng đầy biểu cảm là những yếu tố cơ bản tạo
nên giá trị thẩm mĩ cho những lời hát dân gian mang màu sắc của sinh hoạt diễn
xướng dân gian. Là cơ sở (phần lời) của những lời hát dân ca, ca dao trong sự liên
kết với mầu sắc của âm thanh, động tác điệu múa được diễn ra trong môi trường
sinh hoạt cụ thể ang tính đặc trưng vùng miền Nam Bộ của sinh hoạt diễn xướng
dân gian đã thực sự bay cao hơn, xa hơn đạt giá trị hiện thực thẩm mĩ trọn vẹn
hơn.
Nói đến Nam Bộ, chúng ta nghĩ đến những vùng đất màu mỡ có phong cảnh
thiên nhiên xinh đẹp, hữu tình, có tài nguyên giàu có, trù phú. Không thể nào quên
được con người Nam Bộ với tính cách cởi mở, hào hiệp, nặng nghĩa nhiều tình,…

mà hình như đất nước thiêng liêng đã dành riêng cho mảnh đất phương Nam này!
Chúng ta quen với những điệu hò tâm tình:
”Hò ơi! Nho nhỏ như ai, chớ còn nho nhỏ như em đây luôn chặt dạ bền lòng.
Dẫu cho nước Đồng Nai có chảy cạn, đá Đồng Nai có bị mòn thì thủy chung như
nhứt, trước sau em vẫn giữ sắt son lời nguyền…ơ….”
(Hò miền Đông Nam Bộ)
Ngôn từ được sử dụng qua đoạn hò thường lấy kèm theo những đia danh của
vùng quê mình đang sống, nó thể hiện tình yêu quê hương của mình đồng thời thể
hiện tính cách của con người vùng đất ấy. Giọng hò ta thấy sự ngọt ngào, duyên
dáng của con gái vùng Nam Bộ ấy, sự thủy chung hẹn thề ước trước sau như
một…nhưng ta vẫn cảm thấy sự ngẹn ngùng, e ấp của nàng.
+ Hay những lời “oán trách” nhau trong điệu hò Trà Vinh:
“Hò ơi…Tay cắt tay bao n^…ruột cắt ruột sao đành! Một lời thề nguyền biển cạn
non xanh. Chim kêu dưới suối, vượn hú trên cành, qua không bỏ bậu ơ ơ…mà sao
bậu đành bỏ qua ơ ơ…”
Ngôn từ giản dị thường ẩn dụ qua hình ảnh cây trái vùng mình. Hò gắn liền với
song nước, với khung cảnh êm ả, phẳng lặng. Với âm hưởng phóng khoán g, tự
do, mang ít nhiều nhân tố “tự sự”, “vịnh thá”, hò thường được dung để ngợi ca
hay đề cao một đạo lí tốt đẹp nào đó như chung thủy sắt son, niềm tin yêu chặt dạ
bền lòng…Âm điệu của các thể loại ò ở từng địa phương thường không giống
nhau về chi tiết luyến láy, về cách xử lí các “âm điệu” giữa câu hay có đôi khi
cũng khác nhau về kết cấu toàn bộ.
Ngôn từ bài dân ca mang âm hưởng dân gian thường chem xen với các từ: hò
ơi, ơ, í a, là lá, là đố,…những âm thanh này phát ra thường là âm có độ vang xa,
ngân nga bài hát câu hát, thời gian nghĩ quãng sâu cho bài hát và sự luyến láy tạo
nên vần điệu riêng cho điệu hò, câu lý rất tình tứ, duyên dáng.
Từ ngữ được sử dụng mang đậm sắc thái Nam Bộ và cụ thể hơn là từng vùng địa
phương một, mang phương ngữ Tiếng Việt rất riêng góp phần làm giàu thêm bản
sắc văn hóa của người dân Nam Bộ. Có thể đi qua địa phương giúp ta hiểu thêm
về văn hóa đặc trưng vùng miền đó qua câu hò. Ở Nam Bộ tập trung chủ yếu song

nước nên khi đi ghe xuồng người ta hay hát hò đối với nhau và từ đó bao cuộc
tình đẹp cũng được mở ra từ những lời đối đáp giao duyên ấy.
Vần điệu quấn quýt trong câu thơ làm thành nhạc điệu, tiết tấu và cũng là âm
hưởng của giọng hò mênh mông song nước. Một nét đặc thù dân ca Nam Bộ
chính là tính sự sinh động cụ thể, hay nói đúng hơn là tình trực quan cảm tính
trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Từ đó có thể nói ca dao – dân ca Nam Bộ là sự
sáng tác đặc thù của thể thơ dân tộc Việt Nam. Hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống về
truền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo các kiểu khác nhau,
bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về chất dân gian trong các
tác phẩm âm điêu dân ca không chỉ cho ta thấy nét đẹp văn hóa của con người
Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời.
Hình ảnh làng xóm Nam Bộ thường lấy sông làm ranh giới địa phương, bên này
sông là một địa phương và bên kia sông là một địa phương khác. Dòng sông dọc
ngang chằng chịt như những mạch máu lớn nhỏ trong “cơ thể Nam Bộ”. Người
Nam Bộ quí đất như xương thịt, quý màu xanh cây trái như làn da tươi mát và quý
sông như máu nuôi cơ thể mình. Cuộc sống người dân Nam Bộ gắn bó với dòng
sông, con sông là vì vậy.
Sông có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa vật chất Nam Bộ. Dòng sông
là đường giao thong huyết mạch, cửa ngõ sông là nơi tập chợ, nhiều cư dân sinh
sống trên sông, cất nhà ven sông. Sông chở nặng phù sa, mang nước tưới tiêu cho
ruộng vườn và mang lại nhiều sản vật đặc biệt là tôm cá.
Đối với văn hóa tinh thần, nhiều tín ngưỡng, lễ hội dân gian và một số loại hình
nghệ thuật dân gian hình thành từ môi trường sông nước. Môi trường đó trong
nhiều trường hợp cũng chính là môi trường diễn xướng dân ca (ví dụ hò chèo
ghe).
Sông là hiện thân của dòng chảy lớn, dài, mênh mông, sâu và vô tận. Những
đặc điểm này khiến người ta dễ hình dung nó như một thực thể sống động, có khả
năng diễn đạt nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống con người. Con người
Nam Bộ sống gần gũi với thiên nhiên sông nước và chính nó tạo cảm hứng cho
những giai điệu dân ca vang lên.

+ Bài “Lý kéo chài’’- Những cánh đồng lúa bao la bát ngát, những cánh cò
trăng bay….tạo nên giai diệu cho bài hò, điệu lý. Trong cuộc sống sinh hoạt hằng
này, lao động sản xuất tạo nên điệu lí
“Bớ anh chàng say mềm say khướt
Tối ngày lo vui với ma men…hò hơ…
Nhậu cho năm hết tháng qua
Khoan h^i khoan hò biển khơi mà rong đu]i…ớ ơ là hò
Không lo chết chìm. Không lo đói nghèo
Ơ hò…ơ hò là hò ơ hơ…”
Diễn tả buổi lao động hăng say và có niềm vui, sự lạc quan yêu đời của những
người xóm chài.
Hay bài “Lý con sáo Bạc Liêu” hoặc những điệu “ Lí về cây bông “rất vui
nhộn mà ngay từ thời đi học mẫu giáo đã được quen thuộc:
“Bông xanh bông trăng rồi lại vàng bông, ơi bạn ơi
Bông lê cho bằng bông l_u ơi bạn ơi
Là đố í a đố bạn bông rồi lại mấy bông”
Âm nhạc với những điêu lí, câu hò mang âm hưởng dân gian đã đi sâu vào đời
sống nhân dân Nam Bộ, cùng với những hình ảnh rất đời .Từ đó, ta thấy phần nào
tính cách của người dân Nam Bộ vui tươi, hòa đồng, hiếu khách. Những thứ tưởng
chừng không thể nào mang vào âm nhạc, ấy vậy mà nhân dân lao động đã đưa nó
vào ca khúc càng trở nên thật gần gũi…
III. Thực trạng phát triển của các ca khúc âm hưởng dân ca so với dòng nhạc
thịnh hành hiện nay:
Hiện nay, khi chúng ta đã quen với sự vận hành của nền kinh tế thị trường,
thì cũng khoảng thời gian đó, nền văn hóa nghệ thuật nước nhà có những chuyển
biến khá phức tạp. Sự phức tạp được thể hiện rõ trong các tác phẩm trên nhiều
phương diện: phương thức, thủ pháp sáng tác, khả năng nhận thức và tiếp cận vấn
đề của từng tác giả, thậm chí là cả sự quảng bá tác phẩm đến với công chúng…Vô
hình dung gây ra nhiều thực trạng mà thực trạng phát triển của các ca khúc dân ca
so với dòng nhạc thịnh hành hiện nay là một trong số đó. Những khuynh hướng

phát triển dòng âm hưởng dân gian phổ biến tại nước ta đi theo hai hướng khác
biệt rõ rệt sau đây:
Hướng phát triển tích cực: những ca khúc mang âm hưởng dân ca đi vào lòng
người nghe một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng – như phần hồn dân tộc không thể
phai mờ bên cạnh bao dòng nhạc thị trường. Thường là những sáng tác của những
tác giả phía Bắc đậm đà bản sắc dân gian hơn bởi cái nôi văn hóa ngàn năm.
Không thể phủ định được sức lan tỏa của những ca khúc mang hơi hướng dân ca ,
dân ca đương đại , hứa hẹn những khám phá mới mẻ và thành công hơn nữa
Tuy nhiên, bên cạnh đó ta cũng có thể thấy những hạn chế trong hướng phát
triển của nhạc phẩm mang âm hưởng dân gian: có những ca khúc có hơi hướng
của một chút ngũ cung và thường có nội dung là chuyện tình yêu đôi lứa nhuốm
màu buồn bã; âm hưởng ngũ cung này thường gần với hơi “oán” của dân ca Nam
Bộ, cùng với khúc thức đơn giản, đôi khi có phần nghèo nàn khiến hàng loạt ca
khúc có màu nhàng nhàng tương tự nhau, thiếu tính đặc trưng, thậm chí có những
ca khúc mâu thuẫn về điệu thức vùng miền trong cùng một bài hát. . Nguyên nhân
lớn nhất vẫn là ý thức và tầm hiểu biết về âm nhạc dân gian - văn hóa dân tộc của
những người làm nghề chưa thật hàm súc. Có khi dòng dân gian được họ sử dụng
như một phương tiện để tô đậm bản thân mình.
Chính vì vậy mà những ca khúc mang âm hưởng dân ca đã ít nhiều vắng lặng và
không còn thu hút khiến cho ít người mặn mà với thể loại âm nhạc mang nhiều
hơi thở của dân tộc. Bên cạnh chưa kể đến những sáng tác mang nét “dân ca
đương đại” mong chiều theo thị hiếu của tác giả. Các sáng tác dường như mất đi
cái hồn của người nghệ sĩ mà chỉ đáp ứng tiêu chí nghe được, có thể thịnh hành
trong một thời gian nhất định để sinh lợi. Đó cũng là nguyên nhân vô tình giết đi
thể loại âm nhạc dân tộc. Sự xuống cấp về giá trị nghệ thuật của không ít tác phẩm
trong sự đi lên của nền âm nhạc hiện đại đang là câu hỏi mà không ít người đã tự
hỏi?
Phân tích khái quát hai hướng trên để thấy dường như chúng là hai nhánh, hai
hướng khác nhau của thân cây âm nhạc dân tộc; dường như chưa hòa hợp với đặc
trưng của âm nhạc dân gian là tính bình dị, quảng đại nhưng thâm thúy - hòa

quyện trong đó là hồn cốt hơi thở của thiên nhiên, đồng ruộng, đất trời gắn bó
với tâm cảm của người dân Việt. Là những ca khúc âm hưởng dân gian khơi được
những rung động nồng nàn trong tâm hồn người Việt bằng ngôn ngữ âm nhạc
bình dị - đó là thành công khi tìm gặp sự đồng cảm rộng rãi và dễ dàng của quần
chúng. Dù ở khía cạnh nào, chúng ta cũng nên có cái nhìn trân trọng, sâu lắng và
lưu giữ dòng nhạc âm hưởng dân gian này – bởi đó là cái gốc rễ, là cả không gian
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc không thể trộn lẫn
IV. Ý nghĩa của chất dân gian trong nhạc phẩm:
Chất dân gian khiến tác phẩm mang hơi hướng dân tộc, thấm đẫm văn hóa làng
quê Việt bên cạnh những nhạc phẩm hiện đại. Nó giúp nhạc phẩm mới mẻ, gần
hơn với công chúng và thể hiện tâm hồn cũng như cái tài của người nghệ sỹ.
Không phải ai cũng dám dũng cảm đưa chất dân gian vào sáng tác của mình, một
khi đã bảo tồn nền văn hóa ấy mà lại gặt hái thành công đó quả là nhiệt huyết và
cống hiến lớn lao của người nghệ sĩ. Cả không gian văn hóa truyền thống đưa vào
nhạc phẩm như lời nhắc nhở giáo dục bao thế hệ biết yêu và gìn giữ cái nền tảng
truyền thống, đưa hồn quê theo tác phẩm đến với bạn bè năm châu…
V . Kết luận:
Dân ca là một mảnh đất trù phú, một kho tang âm điệu vô tận của dân tộc. Nói
đến dân ca miền Nam là nói đến các điệu hò, bài ca dao được phổ nhạc với tính
tình cởi mở mến khách của người dân nơi đây, bên cạnh đó các làn điệu dân ca
của vùng đất Nam Bộ rất hấp dẫn và thu hút người nghe bởi chất chữ tình sâu
lắng, âm điệu trầm bổng của đàn tranh, đàn cò…,chất dân gian làm nền để nổi bật
đặc trưng sông nước êm đềm, phẳng lặng cuộc sống của nhân dân miền Nam; các
chi tiết luyến láy, cung bậc trầm bổng khác nhau mà không miền Bắc hay miền
Trung có thể thể hiện được hết mà lột tả cái hữu tình thiên nhiên và tình người
chan chứa. Đến với miền Trung là các làn điệu hò, ví dặm…mang giọng đặc trưng
của con người nơi đây thì càng làm cho bài hát nghe sâu lắng,diễn cảm. Chất
giọng ấm nồng kết hợp với các câu truyện cổ mang đậm tính dân gian từ xa xưa
càng làm cho bài dân ca thấm đẫm tình người,tình non nước và tình yêu lứa đôi,
cung bậc nhịp nhàng, đàn phách ngân nga thì dân ca này càng trở nên thành công

hơn. Dân ca miền Bắc gắn liền với làn điệu ngọt ngào của hát tuồng,hát chèo,quan
họ… đều du dương trầm bổng gắn kết với những câu truyện cổ dân gian có từ xưa
được xướng lên bởi phách trống, đàn tì bà…tất cả tất cả hòa vào làm một để tăng
giai điệu đặc trưng vùng miền.Nếu miền Nam có áo bà ba hát hò điệu lí,miền
Trung có áo dài hát ví dặm,thì miền Bắc có áo tứ thân khăn đống hát quan họ; mỗi
nơi mang đặc trưng riêng nhưng đều thể hiện được chất dân gian trong từng làn
điệu từng trang phục truyền thống…
Bởi vậy, có thể thấy rằng dân ca cũng như những ca khúc mang âm hưởng dân
ca đã góp những luồng gió mới mẻ làm phong phú kho tàng âm nhạc Việt…

×