Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tính chất phức tạp của các vần đề liên quan đến tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.05 KB, 11 trang )

Lời mở đầu
Luật hình sự là quy định về tội phạm và hình phạt, là một trong những công
cụ hiệu quả nhất giúp nhà nớc quản lý nhà nớc, quản lý xã hội. Giải quyết bài tập
sau góp phần giúp chúng ta hiểu được tính chất phức tạp của các vần đề liên quan
đến tội phạm, từ đó quyết tâm hơn trong quá trình đấu tranh và phòng ngừa tội
phạm.
Đề bài 3:
Trên đường đi uống rượu về, H và Q phát hiện ra chị B cùng với hai
người bạn đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ
trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng
khi cơn say đã hết chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công
an. Về vụ án này có các ý kiến sau đây về tội danh của H và Q:
a. H và Q phạm tội cướp tài sản;
b. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c. H và Q phạm tội trộm cắp tài sản.
Anh (chị) hãy xác định ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai và giải thích rõ tại sao?
d.Giả thiết rằng ngoài việc chiếm đoạt tài sản H và Q còn có hành vi
giao cấu với chị B thì bị chị này phát hiện và kêu cứu, sợ bị lộ H và Q đã bóp cổ
làm chị B chết thì H và Q có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Nếu
có thì tội danh cho hành vi của H và Q là gì? Căn cứ pháp lý?
Giải quyết vấn đề
1 – Xác định ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai và giải thích rõ tại sao?
1
Sở dĩ vụ án này có 3 quan điểm khác nhau vì 3 tội của 3 quan điểm này có những
đặc điểm chung như: Đây là các tội có tính chất chiếm đoạt, được thực hiện do cố ý
và gây ra thiệt hại về tài sản…Tuy nhiên do không hiểu rõ được vụ án và các đặc
trưng của từng tội cụ thể nên cũng dễ sai lầm khi định tội. Theo quan điểm của cá
nhân thì các quan điểm: H, Q phạm tội cướp tài sản; H, Q phạm tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản là không chính xác.
a. H và Q phạm tội cướp tài sản.
Điều 133 - BLHS 1999 chỉ rõ tội cướp tài sản là hành vi “dùng vũ lực, đe


dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm
vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đọat tài sản”.
Ngay trong điều luật đã quy định rõ hành vi khách quan của tội này bao gồm
3 hành vi, đó là:
- Hành vi dựng vũ lực: dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ,
phương tiện phạm tội) tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự
chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt.
- Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc: là trường hợp người phạm tội
bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ (hoặc cả hai) doạ sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu
chống cự lại việc chiếm đoạt. Đặc biệt phải chứng minh được sự đe dọa này khiến
cho nạn nhân tin rằng nếu không tin vào sự đe dọa của người phạm tội thì sự đe dọa
đó sẽ trở thành hiện thực.
- Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
được: tuy không phải là hành vi dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc
nhưng có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự làm cho người bị tấn công
không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt.
Chỉ cần người phạm tội có 1 trong 3 hành vi kể trên thì tội cướp tài sản đã
hoàn thành chứ không cần quan tâm tới người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản
hay không.
2
Xét thấy hành vi của H, Q không phải là hành vi dùng vũ lực và hành vi đe
dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Mặt khác, xét loại hành vi “dùng thủ đoạn khác”,
tình trạng “chị B cùng với hai người bạn đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường” -
lâm vào tình trạng không thể chống cự được, đã xảy ra trước khi H và Q đến, có
nghĩa là H và Q không “dùng thủ đoạn khác” mà chỉ lợi dụng hoàn cảnh đó để
chiếm đoạt mà thôi. Nh vậy, H, Q không phạm tội cướp tài sản.
b. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Theo Điều 137 - BLHS 1999: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi
lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của
họ. Do đặc điểm riêng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội

chỉ có hành vi chiếm đoạt duy nhất là hành vi chiếm đoạt, nhưng chiếm đoạt bằng
hình thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi
dụng vào hoàn cảnh khách quan khác nh thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh... Tính
chất công khai của hành vi thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi
phạm tội của mình, và gần như đồng thời lúc người phạm tội chiếm hữu đoạt được
tài sản, chủ tài sản cũng biết được rằng tài sản của mình đã bị mất.
Trong vụ án, vì “đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường” nên chị B không
hề hay biết hành vi của H và Q và tức nhiên không có điều kiện ngăn cản. Do đó
hành vi của H và Q là hành vi mang tính chất lén lút chứ không thỏa mãn dấu hiệu
công khai trước chủ tài sản, vì vậy hành vi của H, Q không cấu thành tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản.
c. H và Q phạm tội trộm cắp tài sản.
Điều 133-BLHS 1999 quy định: Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút
chiếm đoạt tài sản đang có chủ và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên
- Nếu dưới 500.000 đồng mà:
+ Gây hậu quả nghiêm trọng
3
+ Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm
+ Hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm.
Tài sản H, Q đã chiếm đoạt là 10 triệu đồng thõa mãn giá trị của khoản 1
điều 138 BLHS .
Dấu hiệu đặc trưng của tội trộm cắp tài sản gồm: dấu hiệu hành vi chiếm
đoạt, dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có chủ.
Theo đề bài, chị B mang nữ trang bên mình như vậy tức nhiên tài sản này dang
thuộc về quyền sở hữu của chị B.(cái này mặc nhiên thừa nhận)
Dấu hiệu chiếm đoạt trong CTTP tội trộm cắp tài sản được hiểu là chiếm
đoạt được, tội này chỉ coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài
sản.

- Nếu vật chiếm đoạt gọn nhỏ thì coi đã chiếm đoạt được khi người phạm tội đã
giấu được tài sản trong người.
- Nếu vật chiếm đoạt không thuộc loại nói trên thì coi chiếm đoạt được khi đã mang
được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản.
- Nếu vật chiếm đoạt là tài sản để ở những nơi không hình thành khu vực bảo quản
riêng thì coi là đã chiếm đoạt được khi đã dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí ban đầu.
Tài sản mà H và Q đã chiếm đoạt thuộc loại vật nhỏ gọn và “chị B tỉnh giấc mới
biết mình bị mất tài sản và đi báo công an”, có nghĩa là H và Q đã chiếm đoạt được
tài sản.
Dấu hiệu lén lút ở đây, nghĩa là người phạm tội lén lút (bí mật) lấy tài sản mà
chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết mình bị lấy tài sản, chỉ sau khi
mất họ mới biết bị mất tài sản. Hành vi chiếm đoạt được coi là lén lút nếu được
thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho phép chủ tài sản
4
biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra. Hình thức đó có thể là lợi dụng
sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản không trông giữ cẩn thận hoặc lợi
dụng vào hoàn cảnh khách quan khác nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi
chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết.
Nếu chị B biết mà không thể làm được gì thì mới là công nhiên chiếm đoạt
tài sản. Đằng này, khi H và Q phát hiện ra chị B “đang say rượu nằm mê mệt bên
lề đường”, chúng mới lấy đi tài sản trên người chị. Lúc này chị B đã không còn khả
năng nhận thức và điều khiển được hành vi, rõ ràng chị B không thể biết hành vi
của H và Q. Như vậy H và Q đã lợi dụng sự sơ hở của chị B để chiếm đoạt tài sản,
do đó hành vi của H và Q đã thỏa mãn dấu hiệu lén lút trong CTTP của tội trộm
cắp tài sản.
Như vậy, định tội cho H và Q tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138
BLHS 1999 là hoàn toàn có cơ sở.
2 – d. Giả thiết rằng ngoài việc chiếm đoạt tài sản H và Q còn có hành vi giao
cấu với chị B thì bị chị này phát hiện và kêu cứu, sợ bị lộ H và Q đã bóp cổ
làm chị B chết thì H và Q có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Nếu

có thì tội danh cho hành vi của H và Q là gì? Căn cứ pháp lý?
Theo giả thiết, ngoài tội trộm cắp tài sản, H và Q phải chịu TNHS về hai tội
danh nữa là tội hiếp dâm và tội giết người.
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 111 BLHS 1999 thì hành vi của H, Q cấu
thành tội hiếp dâm. Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn
nhân trái ý muốn của họ.
Theo quy định Điều 111 BLHS 1999, tội hiếp dâm có những căn cứ pháp lý
sau:
- Khách thể của tội phạm: là quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự. Cụ thể
là quyền được tự do về tình dục của người phụ nữ.
5

×