Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Gây mê (Kỳ 1) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.13 KB, 5 trang )

Gây mê
(Kỳ 1)
1. Định nghĩa.
Gây mê là phương pháp vô cảm nhằm mục đích làm mất tạm thời ý thức
cảm giác, các phản xạ, bằng các thuốc mê tác động trên thần kinh trung ương.
Hoặc nói một cách khác là:
Gây mê là một sự nhiễm độc có định lượng, có kiểm soát, một sự nhiễm
độc dần dần thuốc mê dẫn đến mất cảm giác tạm thời, mất ý thức và giãn cơ, hồi
phục được và không để lại di chứng.
2. Cơ chế.
Cơ chế một giấc ngủ (giấc mê) không đơn giản. Rất nhiều thuyết, rất nhiều
phương án đưa ra để giải thích cho vấn đề này nhưng chưa có cách giải thích nào
hoàn toàn thoả đáng. Mặt khác, bản chất của giấc ngủ có lẽ cũng thay đổi ít nhiều
tùy theo chức năng của các thuốc gây ngủ. Thực sự nếu hiểu được cơ chế giấc ngủ
thì người ta sẽ giải thích được những tác dụng khác nhau của các thuốc gây ngủ ở
các mức độ:
+ Toàn bộ cơ thể.
+ Hệ thống thần kinh, khi coi hệ thống này hoạt động như một thực thể xác
định.
+ Sau cùng ở mức độ nhỏ nhất là tế bào, thậm chí ở cả các thành phần cấu
tạo của tế bào.
2.1. ở mức tế bào:
2.1.1. Sự thay đổi về lý - hoá học:
Claude Bernord đã nhận thấy ở tất cả các tế bào thực vật cũng như động vật
đều có sự thay đổi về hình dáng của đại thực bào ngay khi chúng chịu tác dụng
của thuốc gây mê. Điều này dẫn đến sự hạn chế toàn bộ hoạt động của nguyên
sinh chất diễn ra theo bản chất và hình thức thể hiện của nó.
Dưới kính hiển vi, người ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường sự biến đổi
chất này tương đương với sự thay đổi dạng keo trong lòng tế bào.
Sự đông vón thành phần lipid của nguyên sinh chất tế bào nhường chỗ cho
sự đông vón của thành phần protid dưới tác dụng của thuốc gây mê và điều này


diễn ra một cách khá phổ biến. Tuy nhiên sự đông vón thành phần protid này lại
trở về trạng thái ban đầu trước các thành phần lipid.
Trong thực tế, sự thay đổi này dẫn đến hiện tượng tăng thành phần lipid mà
hậu quả là làm tăng độ nhớt của huyết tương. Cuối cùng hiện tượng này làm cản
trở hoạt động của các ion trong tế bào, điều này giải thích sự thay đổi hoạt động
của tế bào, bất kể chức năng của tế bào đó là như thế nào.

2.1.2. Sự thay đổi về hoá học:
Bên cạnh những sự thay đổi về lý - hoá học, còn có những thay đổi thuần
tuý về mặt hoá học. Những sự thay đổi này giải thích một phần hiện tượng giảm
hoạt động của tế bào, trong đó các hiện tượng cạnh tranh và đối kháng hoá học là
lý do của việc giảm hoặc cản trở hoạt động của một vài hệ thống men cơ bản.
Một ví dụ điển hình là hiện tượng ức chế các men hexokinaza do những
thuốc họ bacbituric, từ đó dẫn đến việc gluxit chuyển hoá thành triose chứ không
phải là hexose như khi không dùng thuốc.

2.1.3. Sự ức chế:
Mặc dù có nhiều cơ chế tạo ra sự ức chế nhưng kết quả đều là việc làm
giảm sự tiêu thụ oxy tế bào. Trong một số trường hợp, điều này là tác dụng phụ
xảy ra trong gây mê, nhưng trong một số trường hợp khác, đây lại là tác dụng tức
thì của thuốc gây mê.
Tuy nhiên, rõ ràng là hiện tượng thiếu oxy tế bào với tư cách là nguyên
nhân hay hậu quả của gây mê đã làm thay đổi giới hạn sinh lý của đời sống tế bào.
Đối với bác sỹ chuyên khoa, gây mê có nghĩa là làm giảm đến mức thấp
nhất lượng tiêu thụ oxy mà tế bào được cung cấp.

2.2. Mức toàn bộ cơ thể:
Cần phải xác định vị trí tác dụng chọn lọc của những thuốc gây mê tại vùng
thể lưới của thân não.
Các thí nghiệm đã chứng minh: sự tác động qua lại giữa hành não và đồi

não điều hoà tình trạng thức và ngủ. Dưới tác dụng của thuốc gây mê, hiệu điện
thế chọn lọc tại vùng này cũng thay đổi so với ban đầu, mặc dù trước đó không có
sự thay đổi điện não đồ tại vùng vỏ não.
Kết quả là người ta có thể làm giảm những hiện tượng ban đầu xác định ở
hoạt động của thân não và hành não qua quá trình sinh hoá và hoá học đã được nói
tới ở phần trước, điều này diễn ra trước tất cả các tác dụng của thuốc gây mê.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×