Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Gây mê (Kỳ 2) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.39 KB, 5 trang )

Gây mê
(Kỳ 2)
3. Các giai đoạn của gây mê (theo Guedel).
3.1. Nghiên cứu lâm sàng:
Đã từ lâu, gây mê đồng nghĩa với việc tạo ra giấc ngủ mong muốn, càng
giống giấc ngủ bình thường càng tốt.
+ Trên lâm sàng nghiên cứu trên một người trưởng thành khoẻ mạnh và gây
mê đơn thuần bằng ether và được theo dõi dựa trên các yếu tố sau:
- Những phản xạ và trương lực cơ.
- Vận động hô hấp.
- Sự thay đổi về tim mạch.
- Biểu hiện của da.
+ Trương lực cơ:
Được duy trì bởi phản xạ nhận cảm bản thể. Phản xạ này giảm rõ ở đầu giai
đoạn III và sẽ biến mất ở cuối giai đoạn này. Điều này làm mềm, bắt đầu là cơ mặt
và cuối cùng là các cơ thắt khi đạt tới giai đoạn nhiễm độc. Khi dừng gây mê,
trương lực cơ sẽ diễn ra theo chiều ngược lại.
+ Phản xạ:
Những nghiên cứu về phản xạ trong cuộc gây mê là nền tảng để có thể hiểu
biết sâu hơn về gây mê.
Tiến trình của những phản xạ này là tăng dần, chúng biến mất theo một thứ
tự nhất định và lại xuất hiện theo thứ tự ngược lại khi cuộc gây mê kết thúc.
- Các phản xạ nuốt, nôn biến mất dần dần ở cuối giai đoạn thứ II (hoặc giai
đoạn kích thích).
- Phản xạ thanh quản và đóng nắp thanh môn mất đi muộn hơn, vào giữa
giai đoạn III (giai đoạn mê phẫu thuật). Điều này dẫn đến giảm và sau đó là mất
phản xạ ho của phế quản.
Các phản xạ phế quản và thanh quản là rất quan trọng, chúng quyết định
đến số lượng các tai biến và tai nạn khi gây mê nông. Giai đoạn an toàn của gây
mê phẫu thuật là sau khi các phản xạ này biến mất.
- Các phản xạ tiết dịch chi phối hoạt động của các tuyến nước mắt, mồ hôi,


nước bọt và phế quản sẽ mất đi ở đầu giai đoạn III.
- Các phản xạ mắt là dễ theo dõi nhất: phản xạ mi mắt mất đi muộn hơn (ở
mức độ 2 của giai đoạn III).
Việc giải thích về sự biến mất của các phản xạ mắt thường là khó khi sử
dụng phối hợp thuốc, do hiện tượng giao thoa tác dụng của chúng trên hệ thần
kinh giao cảm và phó giao cảm.
+ Các biểu hiện hô hấp:
Các biểu hiện này được đánh giá thông qua nhịp và biên độ của cử động cơ
thể. Sự đều đặn của thở ra và hít vào, không có sự ngắt quãng giữa 2 thì này là
biểu hiện của giai đoạn mê phẫu thuật. Giai đoạn thở hỗn loạn với nhịp tim và biên
độ không đều xuất hiện trước giai đoạn này. Hiện tượng suy thở, đặc biệt là hít
vào rất ngắn sau một giai đoạn ngừng thở, thể hiện sự bắt đầu của giai đoạn nhiễm
độc.
+ Biểu hiện về tuần hoàn:
Đầu tiên, biểu hiện của hệ tuần hoàn là nhịp tim nhanh không đều, sau đó
đều nhưng vẫn còn khá nhanh, huyết áp động mạch trở về bình thường sau khi
tăng nhẹ. ở giai đoạn nhiễm độc xuất hiện hiện tượng suy tuần hoàn với mạch
nhanh, yếu và không đều, thể hiện một sự trụy mạch ngoại biên. Một giai đoạn
tăng huyết áp ngắn xuất hiện (có lẽ do hiện tượng ứ đọng CO
2
) sau đó da trở nên
nhợt nhạt, lạnh, tím tái, tuy vẫn còn nhìn thấy tuần hoàn mao mạch.
+ Biểu hiện ngoài da:
Khi gây mê, da hồng, khô và ấm, nhưng trong giai đoạn nhiễm độc da nhợt
nhạt, tím tái nhẹ và lạnh, nhất là ở đầu chi.
Dựa trên những biểu hiện này, Guedel đã xác định 4 giai đoạn của gây mê.
3.2. Bốn giai đoạn của gây mê (theo Guedel):
3.2.1. Giai đoạn I (Giai đoạn ngấm thuốc hoặc giảm đau):
+ Bệnh nhân bất tỉnh dần dần.
+ Sự tập trung ý thức của bệnh nhân trở nên yếu dần.

+ Bệnh nhân cảm thấy mọi thứ xung quanh chuyển động, nhưng vẫn nhớ
được.
+ Mạch không đều, nhịp tim trong khoảng 110 - 150 lần/phút, huyết áp
động mạch tăng.
+ Các biểu hiện ngoài da bình thường.
+ Trương lực cơ không thay đổi.
+ Hô hấp rối loạn, thở ra lâu hơn hít vào.
+ Điện não đồ thể hiện bệnh nhân còn tỉnh.
3.2.2. Giai đoạn II (Giai đoạn kích thích):
+ Tăng tất cả các phản xạ, đây là giai đoạn nguy hiểm của gây mê.
+ Khi sử dụng ether, bệnh nhân thường nôn và hiện tượng này chỉ mất đi ở
cuối giai đoạn kích thích. Các phản xạ thanh quản và khí quản vẫn còn, có thể dẫn
tới phù thanh quản hoặc khí quản, đe dọa đến thiếu oxy cho người bệnh.
+ Thuốc tiền mê là rất cần thiết để hạn chế hiện tượng này.
+ Biểu hiện da vẫn bình thường, các biểu hiện về tim mạch và hô hấp cũng
như giai đoạn trước, thở nhanh và nhịp tim nhanh không đều.
+ Mất ý thức và cảm giác, tăng vận động, thể hiện rằng các trung tâm tủy bị
kích thích không đồng bộ với các trung tâm ở vỏ não.
+ Đồng tử co nhỏ, mắt chuyển động, trương lực cơ vận nhãn tăng nhẹ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×