Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.63 KB, 5 trang )
Khám mũi – xoang
(Kỳ 1)
1. Hỏi bệnh.
Bệnh nhân khi khám mũi, xoang có nhiều lý do: ngạt mũi, chảy mũi, hắt
hơi hoặc không ngửi được, khạc ra đờm hoặc bị đau đầu, mờ mắt, mỏi gáy
Để biết rõ về bệnh: phải xác định được thời gian khởi phát, diễn biến và
hiện trạng của bệnh, đã điều trị thuốc gì? ngoài ra cần hỏi tình trạng nghề nghiệp
và gia đình để thấy được các nguyên nhân, liên quan gây bệnh.
Các triệu chứng chính:
- Ngạt, tắc mũi: là triệu chứng chính của mũi, thời gian và mức độ
ngạt tắc mũi, 1 hay 2 bên, có liên quan đến thời tiết, đến tư thế đầu và các triệu
chứng khác.
- Chảy mũi: đánh giá tính chất, mức độ và thời gian chảy, diễn biến và
liên quan đến thời tiết, đến các yếu tố khác và các triệu chứng khác.
- Mất ngửi: những biến đổi về ngửi, thời gian, mức độ và liên quan
đến các triệu chứng khác.
- Đau: cũng thường gặp, do tự phát hay khi gây ra, tính chất, vị trí,
mức độ và thời gian đau, liên quan đến các triệu chứng khác, hướng lan, liên quan
đến các triệu chứng khác.
- Hắt hơi: thành tràng kéo dài hay chỉ một vài lần?
2. Khám thực thể mũi.
Dụng cụ khám mũi;
Đèn Clar.
Gương trán.
Đè lưỡi.
Gương soi vòm.
Soi mũi Speulum các cỡ.
2.1. Khám ngoài:
Nhìn và sờ nắn gốc mũi, sống mũi, cánh mũi, ấn mặt trước các xoang để
phát hiện các dị hình, biến dạng, biến đổi và điểm đau.
2.2. Khám trong: