Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thăm khám khối u vùng cổ (Kỳ 2) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.33 KB, 5 trang )

Thăm khám khối u vùng cổ
(Kỳ 2)
1.2.1.2. Ghi xạ hình:
Thường tiến hành ghi xạ hình tuyến giáp để chẩn đoán các bệnh lý tại tuyến
giáp: các chất đồng vị phóng xạ thường được sử dụng là
131
I,
32
P

(uống),
99m
TC-
tetrofosmin,
99m
TC - sestamibi (tiêm tĩnh mạch). Sau khi cho bệnh nhân dùng các
chất này, dùng máy ghi phóng xạ ghi lại sự phân bố của chúng ở vùng cổ và tuyến
giáp.
+ Ghi xạ hình tuyến giáp bằng
131
I phóng xạ: cho phép đánh giá được vị trí,
hình dáng, kích thước, khối lượng và cả chức năng của tuyến giáp. Đặc biệt có thể
xác định được các tổ chức tuyến giáp lạc chỗ, các nhân nóng (vùng nhu mô giáp
tăng chức năng nên hấp thu nhiều
131
I) và các nhân lạnh (vùng tập trung ít
131
I, gặp
trong các nang tuyến giáp hoặc ung thư).
+ Ghi xạ hình tuyến giáp bằng
32


P,
99m
TC - tetrofosmin,
99m
TC - sestamibi:
ngoài việc xác định được các đặc điểm hình ảnh của tuyến giáp, phương pháp này
còn giúp chẩn đoán phân biệt giữa ung thư tuyến giáp và các bệnh lành tính khác
tại tuyến giáp do tổ chức ung thư thường có khả năng giữ các chất phóng xạ đó
cao hơn các tổ chức tuyến giáp bình thường.
1.2.1.3. Siêu âm vùng cổ và tuyến giáp:
+ Siêu âm vùng cổ: dùng để thăm khám các khối bệnh lý vùng cổ nói
chung. Xác định được vị trí, kích thước, hình dạng, tương quan giải phẫu, đặc
điểm cấu trúc… của khối bệnh lý. Siêu âm Doppler còn được dùng để thăm khám
các khối bệnh lý nghi là phồng động mạch hay thông động-tĩnh mạch.
+ Siêu âm tuyến giáp: dùng đầu dò tần số cao, ít nhất 5 MHz, phần lớn thời
gian phải dùng tần số trên 7,5MHz. Bảng áp điện thẳng, đủ rộng để có thể xem
được cả 2 thùy trên cùng một mặt cắt. Đôi khi phải dùng túi nước hoặc gối nhựa
(gối Reston) để có được hình ảnh siêu âm tốt hơn.
- Tuyến giáp bình thường: cao 1,5 - 5,5cm; dày 0,5 - 1,5cm; rộng 1 - 2,5
cm; eo dày 0,5 - 1cm. Thể tích tuyến giáp có thể được tính theo công thức của
Gutekunst:
V = 0,479 x a x b x c
V = thể tích tuyến giáp tính bằng ml,
a = chiều cao, b = chiều rộng, c = chiều dày.
Người trưởng thành bình thường có thể tích tuyến giáp trung bình ở nam là
25 ml và nữ là 18 ml.
- Siêu âm tuyến giáp có thể phát hiện được các nhân có đường kính từ
0,5cm trở lên, nhờ đó có thể xác định được vị trí, số lượng, kích thước, hình dạng,
cấu trúc của nhân (đặc, lỏng hay hỗn hợp)… Ngoài ra siêu âm còn được dùng để
hướng dẫn cho chọc sinh thiết các nhân tuyến giáp nhằm chẩn đoán tế bào học và

mô bệnh học. Siêu âm Doppler màu cho phép đánh giá được tình trạng dòng máu
trong tuyến giáp nhờ đó có thể sơ bộ đánh giá được tình trạng hoạt động chức
năng của nhu mô giáp.
1.2.1.4. Một số phương pháp thăm khám hình ảnh khác:
Trong một số trường hợp có thể sử dụng các phương pháp thăm khám hình
ảnh khác để chẩn đoán các bệnh lý ngoại khoa vùng cổ như:
+ Chụp cắt lớp máy tính (CT:Computed Tomography).
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI:Magnetic Resonance Imaging).
+ Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET: Positron Emission Tomography).


Hình 4.2 : ghi xạ hình tuyến giáp
a) Xạ hình đồ tuyến giáp bằng
123
I.
b) Xạ hình đồ tuyến giáp bằng
99m
TC.
1.2.1.5. Nội soi:
+ Soi thanh quản gián tiếp:
Dùng để xác định có tình trạng liệt dây thanh âm hay không trong các
trường hợp bị khàn tiếng hoặc nghi ngờ có tổn thương dây thần kinh quặt ngược
do những bệnh lý ở vùng cổ.
+ Nội soi khí-phế quản, nội soi thực quản…:
Có thể sử dụng trong thăm khám các bệnh lý vùng cổ có liên quan đến các
cơ quan đó như: rò xoang lê, rò thực quản, u đoạn trên thực quản…
1.2.2. Các phương pháp xét nghiệm tế bào học và tổ chức học:
1.2.2.1. Xét nghiệm tế bào học:
+ Sinh thiết hút tế bào bằng kim nhỏ:
Sử dụng kim cỡ nòng nhỏ (21 - 25 gauge) chọc trực tiếp vào và hút lấy tế

bào của khối bệnh lý ở vùng cổ. Làm phiến đồ, nhuộm và quan sát dưới kính hiển
vi quang học hoặc kính hiển vi điện tử để xác định các đặc điểm tế bào học của
khối bệnh lý đó.
Phương pháp xét nghiệm này được sử dụng ngày càng rộng rãi vì có nhiều
ưu điểm: dễ thực hiện, ít tốn kém, ít tai biến và biến chứng, độ nhậy và độ đặc hiệu
của chẩn đoán khá cao.
+ Sinh thiết áp tổ chức bệnh lý trong mổ:
Trong khi mổ, tiến hành cắt ngang khối bệnh lý và làm tiêu bản áp kính ở
mặt cắt đó. Đọc tiêu bản để chẩn đoán tế bào học tức thì trong mổ, giúp cho phẫu
thuật viên dễ dàng hơn trong quyết định mức độ can thiệp phẫu thuật.

×