Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vô trùng trong ngoại khoa ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.49 KB, 5 trang )

Vô trùng trong ngoại khoa
Vô trùng trong ngoại khoa bao gồm tất cả các công việc được thực hiện để
tạo ra điều kiện vô trùng cho cuộc mổ, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng phẫu
thuật. Có ba khâu chính liên quan đến công việc này là: phòng mổ, bệnh nhân và
kíp mổ.
1.1. Phòng mổ:
+ Phòng mổ phải có kích thước tối thiểu là 6m ´ 6m để có đủ khoảng không
gian cho hoạt động của kíp mổ. Phải có thông khí tốt, lượng khí trong phòng phải
được thay đổi 20-25 lần mỗi giờ, dòng khí phải đi qua bộ phận lọc để giữ lại các vi
khuẩn và nấm. Tất cả cửa của phòng mổ nên được đóng kín trừ khi phải mở để di
chuyển phương tiện, kíp mổ và bệnh nhân. áp lực không khí trong phòng mổ cần
hơi cao hơn bên ngoài để tránh bụi và vi khuẩn từ ngoài tràn vào.
+ Phương tiện dụng cụ trong phòng mổ:
- Tất cả các đường cáp, dây dẫn và ống của mọi phương tiện phòng mổ phải
được giữ vô trùng bằng các kẹp phù hợp. Các dụng cụ không vô trùng khi cần
mang vào trường mổ thì phải được bọc trong bao vô trùng.
- Tất cả các dụng cụ và phương tiện dùng ở phòng mổ phải được khử trùng.
Tùy vào đặc điểm cấu tạo của vật liệu chế tạo dụng cụ đó mà chọn phương pháp
khử trùng thích hợp.
1.2. Bệnh nhân:
Bệnh nhân là nguồn ô nhiễm quan trọng nhất trong phòng mổ. Phân loại
phẫu thuật vô trùng hay hữu trùng là dựa vào tình trạng ô nhiễm vi khuẩn sẵn có
tại trường mổ trên cơ thể bệnh nhân.
Chuẩn bị da ở vùng mổ của bệnh nhân: là một trong những biện pháp quan
trọng bậc nhất để làm giảm nhiễm trùng vết mổ.
+ Nên cho bệnh nhân tắm với chất xà phòng kháng khuẩn vào đêm trước
ngày mổ. Có thể đặt một miếng gạc vô trùng lên vùng da định mổ và băng lại,
miếng gạc này sẽ được bỏ ra khi bệnh nhân đã nằm trên bàn mổ. Phải cạo lông ở
vùng da định mổ nhưng nên thực hiện tại phòng mổ ngay trước khi tiến hành thủ
thuật, nên dùng kem tẩy lông hoặc dao cạo điện để tránh làm xây xát da.
+ Sát trùng da bệnh nhân trước khi rạch da: sát trùng da theo đường vòng


tròn đi rộng dần từ vùng định rạch da ra ngoài, không bao giờ đưa miếng gạc sát
trùng từ vùng ngoại vi trở lại chỗ vết định rạch da. Miếng gạc dùng rồi phải bỏ đi,
không được chấm trở lại dung dịch sát trùng.
Khả năng đề kháng của bản thân bệnh nhân đối với các vi khuẩn cũng đóng
vai trò rất quan trọng. Các yếu tố như tuổi, béo phì, đái đường, xơ gan, tăng urê
máu, các rối loạn của tổ chức liên kết, yếu tố di truyền, tình trạng suy giảm miễn
dịch cơ thể đều ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ.
1.3. Kíp mổ:
Sự chuẩn bị và triển khai của kíp mổ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong
việc đảm bảo vô trùng phẫu thuật.
+ Rửa tay trước mổ: toàn bộ thành viên kíp mổ phải rửa tay ngay trước khi
mổ từ ngón đến khuỷu bằng dung dịch sát trùng. Các chất như iodophors và
chlorhexidine kết hợp với một chất tẩy có tác dụng rất tốt cho mục đích này.
+ Đeo khẩu trang: trong khi mổ mọi nhân viên phải mang khẩu trang, bao
trùm cả miệng và mũi đủ để ngăn được các chất bắn ra từ hơi thở và miệng khi
nói.
+ Đi găng tay: găng tay phẫu thuật thường được làm từ cao su và dùng một
lần. Nó có tác dụng kép: bảo vệ bệnh nhân bị nhiễm trùng từ tay phẫu thuật viên
và ngược lại bảo vệ phẫu thuật viên không bị lây nhiễm các bệnh của bệnh nhân
qua đường máu. Khi găng tay bị thủng thì đa số (50 - 70%) trong vòng 20 phút có
tới 40000 vi khuẩn đi qua lỗ thủng đó. Sau những ca mổ kéo dài trên 2 giờ thì hầu
hết (90,6%) đều thấy có vết thủng trên găng tay. Ngón trỏ tay trái là vị trí hay bị
thủng găng nhất (44%). Việc thay găng tay dưới 2 giờ một lần và đeo găng đúp ở
ngón trỏ bàn tay trái sẽ giúp bảo vệ tốt hơn cả bệnh nhân lẫn phẫu thuật viên.
+ Mặc áo mổ: bộ quần áo mổ của phẫu thuật viên có tác dụng dự phòng vi
khuẩn từ da phẫu thuật viên truyền vào bệnh nhân. Vải của nó phải là loại không
thấm nước để tránh vi khuẩn có thể truyền từ mặt này sang mặt kia của áo. Đối với
các phẫu thuật ít mất máu (dưới 100 ml) và nhanh (dưới 2 giờ) thì có thể dùng áo
mổ một lớp. Đối với các phẫu thuật lâu 2 - 4 giờ hoặc mất máu nhiều 100 - 500
ml, hoặc các phẫu thuật ở ổ bụng hay lồng ngực thì cần phải mặc áo mổ hai lớp.

Đối với các phẫu thuật lâu hơn 4 giờ hoặc mất nhiều hơn 500 ml máu thì phải
dùng các áo mổ bằng chất dẻo hai lớp hoàn toàn không thấm nước.
+ Trải khăn mổ: chức năng chính của khăn trải vết mổ là để khu trú và bảo
vệ khu vực vô trùng vùng mổ. Vải của nó phải là loại ngay cả khi bị ướt vi khuẩn
cũng không đi qua được. Khi trải khăn mổ, phải giữ khăn cao trên mức thắt lưng
và trải khăn từ vùng mổ ra vùng ngoại vi. Lúc trải khăn mổ, chú ý để tay không bị
chạm vào da bệnh nhân. Sau khi đã trải khăn rồi thì không được di chuyển hoặc
nhấc nó lên.
+ Di chuyển trong phòng mổ: các thành viên kíp mổ chỉ được phép di
chuyển từ vùng vô trùng tới vùng vô trùng. Nếu cần phải thay đổi vị trí thì phải
theo nguyên tắc lưng quay vào lưng và mặt quay vào mặt, đồng thời vẫn phải giữ
được một khoảng cách an toàn với nhau.
+ Đưa dụng cụ: cần phải rất tinh tế để chúng đến được tay của phẫu thuật
viên một cách an toàn và ở tư thế hoạt động được ngay. Khi dùng xong, phải đặt
dụng cụ đó ở vị trí phù hợp để sẵn sàng sử dụng lần tiếp sau.

×