Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Văn hoá trong Slogan ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.57 KB, 2 trang )

Văn hoá trong Slogan
Slogan là một câu văn ngắn gọn, súc tích, chứa đựng cô đọng nội dung thông điệp mà các
nhà quảng cáo muốn gửi đến người tiêu dùng.
Mục đích xuất hiện và tồn tại của Slogan chính là để người tiêu dùng nhớ đến bản thân nó, nghĩa
là nhớ đến mẫu quảng cáo và sản phẩm được quảng cáo theo phản ứng tâm lý dây chuyền, sau khi
có thể quên hết các nội dung ngôn ngữ khác trong mẫu quảng cáo. Do đó, lựa chọn một slogan
độc đáo, hiệu quả và không gây phản cảm đối với công chúng là một công việc quan trọng và là
một nghệ thuật sáng tạo không thể xem nhẹ trong quá trình thực hiện mẫu quảng cáo. Thiết nghĩ,
lướt qua một số slogan xuất hiện trên báo chí trong thời gian qua cũng là cách mở ra một góc nhìn
về văn hoá quảng cáo ở nước ta hiện nay.
Do không thể chuyển tải hết nội dung thông tin của toàn bộ mẫu quảng cáo, các nhà quảng cáo
buộc phải lựa chọn một khía cạnh cần nhấn mạnh nào đó để đưa vào slogan. Thông thường, nội
dung của slogan có thể là gợi lại hay hứa hẹn lợi ích cho người tiêu dùng, chẳng hạn "lợi ích đôi
chân", "cơ hội lớn nhất trong năm để sở hữu xe Ford" , hoặc nhấn mạnh lại chất lượng vượt trội
của sản phẩm, chẳng hạn "điểm mười cho chất lượng", "ấn tượng khó phai" Dạng slogan có nội
dung này xuất hiện nhiều trong các mẫu quảng cáo trên báo chí, đặc biệt đối với các mặt hàng
Thành phố Hồ Chí Minh, mỹ phẩm, đồ dùng điện tử, xe hơi Trong bối cảnh các nhà sản xuất và
phân phối liên tục tung ra các chương trình quà tặng, xổ số, khuyến mãi như hiện nay, chúng còn
có thể kết hợp đảm nhận thêm nhiệm vụ khuyến dụ người tiêu dùng mua hàng để trúng thưởng,
kiểu như "mua xe BMW, trúng xe BMW". Nhìn chung, ngôn từ của slogan thường được sử dụng
khá sang trọng, chăm chút, thậm chí có khi bóng bẩy quá đà như "ru giấc mơ hồng" của một hãng
sản xuất quạt máy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng dễ bị bỏ quên và trở nên nhàm giữa
một "rừng" các mẫu quảng cáo sản phẩm cùng loại.
Để gây ấn tượng hơn, một số slogan chuyển mục tiêu "đánh" vào tình cảm, tâm lý của người tiêu
dùng. Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cảm của các bà mẹ dành cho con nhỏ, được các hãng sữa
khai thác tối đa, từ "giúp bé thông minh ngay từ đầu", "soi bước thiên tài" đến "cho bé niềm vui
sáng tạo", đến độ một vị bác sỹ đã phải đánh tiếng trên báo với các bà mẹ rằng, không phải cứ ra
hãng sữa là mua được trí thông minh cho các cháu bé! Tâm lý thích nổi trội và thích được phong
"sành điệu" của một số cô cậu mới lớn thì nằm trong tầm nhắm của một số hãng xe, nhất là xe
gắn máy. Công ty S, liên tục tung ra những câu khẩu hiệu ngắn củn như "cơn lốc xanh", "đầy kiêu
hãnh", "thấy sẽ tin" , đọc lên nghe lưng lửng như "khiêu khích" tính háo thắng của đối tượng


khách hàng mục tiêu dạng này. Tuy nhiên, về khía cạnh chinh phục tâm lý khách hàng, có vẻ như
chưa có slogan nào qua mặt câu "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" của công ty bảo hiểm
P, trong việc "mơn trớn" những thượng đế tiềm năng. Một số ý kiến trao đổi với người viết đã
cho rằng, cái khéo của slogan này ở chỗ vừa thể hiện sự quan tâm và tôn trọng khách hàng, vừa
hứa hẹn bảo đảm chất lượng dịch vụ theo cái cách người Việt Nam rất thích là khiêm tốn, không
"lên gân", chưa kể âm điệu trầm bổng nghe rất thuận tai.
Một thứ tình cảm phổ biến khác là tình yêu tổ quốc, lòng tự hào dân tộc. Dĩ nhiên, những câu
slogan khai thác chủ đề này chỉ phục vụ thị trường Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam. Cho đến
nay, có lẽ thành công nhất vẫn là câu "nâng niu bàn chân Việt" của công ty dày dép B., (khi tiếp
cận thị trường nước ngoài, công ty buộc phải thay thế bằng thông điệp khác là "chất lượng bạn có
thể cảm nhận" - " The quality you can feel"). Có vẻ như một số công ty nước ngoài đã nhận ra
đây là lĩnh vực dễ gây sự đồng cảm trong tâm hồn người Việt và đã tận dụng những cơ hội lớn
trong năm như kỳ SEA Games 22 năm ngoái để cùng người tiêu dùng Việt Nam "chúc mừng
chiến thắng", "Việt Nam vô địch" Tuy nhiên, theo chúng tôi, thành công nhất có lẽ là câu
slogan ngắn gọn "tôi yêu Việt Nam" của hãng xe H. sự đơn giản của câu này có ý nghĩa như một
lời xác nhận trực tiếp, không quanh co, chân thành, dễ làm người tiêu dùng "cảm kích" mà quên
đi đây là một tuyên bố trong quảng cáo chứ không phải là do một khách du lịch nước ngoài thốt
ra.
Những đặc điểm chung của một slogan hiệu quả là độc đáo, mới mẻ, gây bất ngờ, khó quên và
ngắn gọn. Sự độc đáo, mới mẻ giúp người tiếp nhận chú ý đến thông điệp của slogan giữa hàng
loạt những mẫu quảng cáo khác. Tuy vậy, lạm dụng đặc điểm này theo hướng khai thác các thủ
pháp gây sốc, nhất là xem nhẹ yếu tố văn hoá truyền thống và thị hiếu của đông đảo công chúng,
thì có thể phản tác dụng. Có thể thấy những câu slogan từng xuất hiện cách đây mấy năm như
"đến chậm gặm xương" của công ty phát chuyển nhanh, đến nay đã không còn "đất sống".
Một thủ pháp gây chú ý khác là việc sử dụng những câu chữ phức tạp, vô nghĩa hoặc gây khó
hiểu cho đa số người tiếp nhận, kiểu như "người Úc gọi là bia" của hãng bia F những năm 1998 -
1999. Câu slogan "một cảm giác rất Yo-Most" của một công ty sữa thật ra thuộc vào loại này,
nhưng may mắn đã được người tiêu dùng ưu ái đón nhận và đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên,
thỉnh thoảng vẫn còn thấy xuất hiện những câu slogan không rõ ràng lắm về ngữ nghĩa ở những
mẫu quảng cáo cần sự chính xác để tạo niềm tin. Chẳng hạn, một trong những câu slogan trong

loạt quảng cáo rầm rộ cho một tủ sách dạy kinh doanh của tổ chức quốc tế M. là "kinh doanh phát
đạt hơn, nhanh hơn". Nhiều nhà kinh doanh cũng không hiểu rõ "kinh doanh nhanh hơn" là kinh
doanh như thế nào, là quyết định nhanh hơn, quay vòng vốn nhanh hơn hay còn ý nghĩa nào
khác!
(Nguồn: NQL)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×