LUYỆN TẬP ÔN THI CUỐI NĂM – LỚP 5
1
ĐỀ 10 – MÔN TIẾNG VIỆT
Họ và tên :………………………………………………………
Ngày kiểm tra :………………………………………………
A. ĐỌC THẦM: VAI DIỄN CUỐI CÙNG
1. Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở
vùng núi, sống với gia đình người em của ông là giáo viên trường làng.
2. Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào
ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức
đưa tay ra vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì ngồi suốt
một ngày trên đường, chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy.
3. Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành
khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại.
4. Hôm sau, người diễn viên già giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu
giả, đeo kính, mặc một chiếc áo vét-tông cũ, rồi chống gậy ra đi. Ông đi nhờ một chuyến xe ngựa và
lên tàu, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghó: “ Đây là vai kòch cuối cùng của
mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình – một hành khách giữa bao hành khách
đi tàu.”
Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại
chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.
Con tàu đi xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy
hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là một vai phụ, một vai không có lời,
một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và
chú bé sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.
( Theo Truyện khuyết danh )
B. ĐỌC HIỂU : Dựa vào nội dung bài đọc, hãy chọn những câu trả lời đúng “
1. Câu chuyện kể về hành động, ý nghó của nhân vật nào?
a. Người diễn viên già và gia đình người em.
b. Người diễn viên già và cậu bé.
c. Người diễn viên già, cậu bé và người khách đi tàu.
2. Người diễn viên già về hưu sống ở đâu ?
a. Ở một làng miền núi b. Ở thành phố c. Ở nông thôn vùng đồng bằng.
3. Một buổi chiều, khi ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng, chuyện gì đã làm ông quan tâm?
a. Chiều nào cũng có một đoàn tàu chạy qua.
b. Chiều nào cũng có một cậu bé chờ đoàn tàu đến và vẫy tay, mong có người vẫy lại.
c. Chiều nào cũng có một cậu bé ra xem đoàn tàu.
4. Vì sao không có một hành khách nào giơ tay vẫy lại cậu bé?
a. Vì mọi người mệt mỏi b. Vì mọi người không quen cậu bé.
c. Vì mọi người không để ý đến hành động của đứa bé. d. Tất cả các ý trên
5. Vì sao người diễn viên già quyết đònh đóng vai một hành khách đi trên tàu ?
a. Vì ông nhớ nghề diễn viên b. Vì ông thích đi tàu.
c. Vì ông thương chú bé, muốn làm chú bé vui và không mất lòng tin ở cuộc đời.
ĐIỂM
6. Ý chính của đoạn 3 là gì ?
a. Kể sự việc người diễn viên đóng vai kòch cuối cùng tại nhà hát.
b. Kể sự việc người diễn viên già đi tàu thấy và vẫy tay lại chú bé.
c. Kể sự việc người diễn viên già đóng vai hành khách đi tàu vẫy lại cậu bé và cảm xúc của ông.
7. Vì sao người diễn viên già lại cảm động trào nước mắt ?
a. Vì ông đã đem lại hạnh phúc cho cậu bé. b. Vì ông thấy cậu bé hạnh phúc.
c. Vì ông nhớ đến những đêm biểu diễn huy hoàng ở nhà hát.
8. Ý nghóa của câu chuyện là gì ?
a. Kể lại hành động và tình cảm của cậu bé ở một làng quê miền núi.
b. Kể lại hành động và suy nghó của người diễn viên già.
c. Ca ngợi người diễn viên già đã quan tâm và đem lại hạnh phúc, niềm vui cho cậu bé.
B. LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
1. Từ nào dưới đây đồng nghóa với từ háo hức ?
a. Náo nức b. Vui vẻ c. Tưng bừng
2. Dòng nào dưới đây có từ đồng âm ?
a. Đường đi / vò đường ngọt b. Ria mép / mép bò đau c. Bộ râu / râu ngô
3. Các vế được in đậm trong câu ghép: “ Tuy chỉ là một vai phụ, một vai không có lời, một vai không
đáng kể nhưng ông đã làm cho chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không
mất lòng tin ở cuộc đời” được nối theo cách nào ?
a. Nối trực tiếp b. Nối trực tiếp và nối bằng quan hệ từ
c. Nối bằng quan hệ từ d. Nối bằng cặp quan hệ từ
4. Câu 2 của đoạn 2 : “ Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua
thung lũng.” được liên kết với câu thứ nhất bằng cách nào?
a. Bằng cách lặp từ ngữ (ông) b. Bằng cách thay thế từ ngữ ( dùng đại từ “đây”)
c. Bằng cách lặp và thay thế từ ngữ d. Bằng từ ngữ nối
5. Dấu phẩy trong câu: “ Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên như thắt lại.” được
dùng với tác dụng gì ?
a. Ngăn cách các vế câu ghép. b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vò ngữ.
c. Ngăn cách các từ ngữ làm chủ ngữ.
6. Trong bài đọc có một dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang ấy có tác dụng gì ?
a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
b. Đánh dấu chú thích trong câu. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn văn liệt kê.
7. Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép được dùng ở đoạn 4 của bài đọc có tác dụng gì?
a. Đánh dấu ý nghó của nhân vật được trích lại nguyên vẹn.
b. Đánh dấu lời nói của nhân vật được trích lại nguyên vẹn.
c. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghóa đặc biệt.
8. Đặt câu có sử dụng biện pháp lặp từ ngữ để liên kết câu.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………