Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

bài giảng môn kinh tế học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.67 KB, 180 trang )

Đại Học TÔN ĐỨC THẮNG
PHÒNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP - DẠY NGHỀ
BÀI GIẢNG MÔN:
KINH TẾ HỌC
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
KINH TẾ HỌC VI MÔ
CÁC NỘI DUNG ĐƢỢC GIỚI THIỆU


I. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
HỌC VI MÔ
II. CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
III. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ (Các khái niệm, quy luật thƣờng
gặp)

I. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC

1. Kinh tế học và các bộ phận của kinh tế học
1.1. Kinh tế học

Kinh tế học là môn khoa học giúp con ngƣời hiểu về cách thức
vận hành của nền kinh tế nói chung, và cách thức ứng xử của
từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói riêng
Nguồn tài nguyên
(Khan hiếm)
Nhu cầu của con người
(vô hạn)
Mâu thuẫn
KINH TẾ HỌC
1.2. Các bộ phận của kinh tế học



Kinh tế học vĩ mô: nghiên cứu những vấn đề tổng lƣợng của toàn
bộ nền kinh tế, những biến số kinh tế lớn, mục tiêu kinh tế
chung của một quốc gia nhƣ Tổng sản phẩm, Thu nhập quốc
dân, Lạm phát, Thất nghiệp, Đầu tƣ …. Qua đó nghiên cứu tìm
hiểu phƣơng thức cải thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền
kinh tê
1.2. Các bộ phận của kinh tế học

Kinh tế học vi mô: nghiên cứu hành vi của các đơn vị kinh tế
riêng lẻ (các tế bào kinh tế) nhƣ: doanh nghiệp, hộ sản xuất
kinh doanh, hộ cá thể tiêu dùng, và những cá nhân, tổ chức ra
quyết định về chính sách kinh tế.

Kinh tế học vi mô nghiên cứu bản chất của các quy luật kinh tế,
xu hƣớng vận động khách quan của các hoạt dộng kinh tế vi
mô nhƣ: quan hệ cung cầu, tiêu dùng cá nhân, sản lƣợng, chi
phí, giá, lợi nhuận, cạnh tranh, độc quyền……, những thất bại
của thị trƣờng, vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế.
1.2. Các bộ phận của kinh tế học
Sự khác biệt giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô:
- Rừng cây (kinh tế học vĩ mô)
- Từng cây riêng lẻ và mối quan hệ giữa chúng (kinh tế học vi
mô)
Quan sát cuộc đua ngựa: nếu quan sát từng con ngựa (vi mô), sẽ
không nhìn thấy toàn cảnh cuộc đua. Nếu quan sát toàn cảnh
cuộc đua (vĩ mô) sẽ không thấy bƣớc chạy của từng con ngựa

Mối quan hệ giữa kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô:
Sự kết hợp giải quyết các vấn đề vi mô và vĩ mô sẽ cho kết quả

tốt cho quốc gia và đồng thời cho cả những cá thể trong quốc
gia đó.
1.3. Kinh tế học thực chứng (positive) và kinh
tế học chuẩn tắc (normative)
- Kinh tế học thực chứng: nghiên cứu các hành vi kinh tế một
cách khách quan, có phân tích, lý giải. Đó là gì? Tại sao lại
nhƣ vậy? Điều gì sẽ xảy ra nếu ….
Thí dụ: nạn buôn lậu xăng dầu. Do Chính phủ quy định giá xăng
nhiều khi cao hơn giá thị trƣờng thế giới (do thuế nhập khẩu
cao), do tìm kiếm lợi nhuận nên nhiều ngƣời buôn lậu xăng.
Nếu Chính phủ không kiểm soát giá xăng và để thị trƣờng
cạnh tranh tự do, có nhiều khả năng sẽ hạn chế đƣợc nạn buôn
lậu xăng …
- Kinh tế học chuẩn tắc: đƣa ra những khuyến nghị, chỉ dẫn,
hƣớng dẫn dựa trên đánh giá chủ quan của cá nhân. Điều gì
nên xảy ra? Cần phải làm gì? Cái gì là tốt nhất …
2. Nội dung của kinh tế học vi mô
2.1. Tổng quan về kinh tế học vi mô
2.2. Cung - Cầu
2.3. Độ co dãn của cầu
2.4. Lý thuyết tiêu dùng (hành vi ngƣời tiêu dùng)
2.5. Sản xuất – chi phí - lợi nhuận (hành vi doanh nghiệp)
2.6. Cạnh tranh và độc quyền (các hình thái thị trƣờng)
2.7. Thất bại của thị trƣờng và vai trò điều tiết của Chinh Phủ
3. Phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô
3.1. Phƣơng pháp mô hình hoá
Sự đơn giản hoá các thực thể cần nghiên cứu bao gồm các thành
phần chính nhƣ các khái niệm, giả định, mối quan hệ, từ đó rút
ra đƣợc các kết luận


Thị trƣờng yếu
tố sản xuất
(vốn, lao động, đất
…)

Thị trƣờng
Hàng hoá - dịch vụ
Doanh
nghiệp
Hộ gia đình
Chi phí
SX
Thu nhập
Doanh thu Chi tiêu,
tiêu dùng
yếu tố
SX
yếu tố
SX
Hàng hoá
- dịch vụ
Hàng
hoá -
dịch vụ
Giả định: không có Chính phủ, nƣớc ngoài và không có thị trƣờng tài chính
3.2. Phƣơng pháp so sánh tĩnh
Để so sánh, tìm hiểu quan hệ giữa 2, 3, hay 4 biến với nhau,
ngƣời ta thƣờng dặt ra giả định là các biến khác không thay
đổi.


Thí dụ: nghiên cứu cầu phƣơng tiện đi lại công cộng (xe buyt),
với 2 biến là giá xe buyt và lƣợng khách đi lại bằng xe buyt,
ngƣời ta giả định là các biến khác nhƣ thu nhập của ngƣời dân,
cơ sở hạ tầng, giá xăng, giá của các loại phƣơng tiện khác nhƣ
giá taxi, giá xe ôm … là không thay đổi.
3.3. Phƣơng pháp phân tích cận biên
So sánh lựa chọn giữa lợi ích mang lại (Đƣợc) và chi phí bỏ ra (Mất)
Tôi đƣa ra 1 quyết định, gọi là đúng đắn khi tổng lợi ích thu đƣợc vƣợt
quá tổng chi phí phát sinh.
Thí dụ: doanh nghiệp quyết định sản xuất sản phẩm A, với số lƣợng Q,
chứ không phải sản xuất sản phẩm A’ với số lƣợng Q’.
Phƣơng pháp này tìm ra điểm CÂN BẰNG (hay còn gọi là điểm tối
ƣu). So sánh tại điểm đó, lợi ích và chi phí mang lại đƣợc gọi là lợi
ích cận biên và chi phí cận biên. Tại điểm đó, nếu ta sản xuất thêm
1 đơn vị hàng hoá dịch vụ, chi phí và lợi ích sẽ tăng lên nhƣ thế nào
(lợi ích sẽ tăng ít hơn chi phí bỏ ra)
LỢI ÍCH
CHI PHÍ
II. CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
1. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
1.1. Sản xuất cái gì?
- Nguồn lực khan hiếm nên không thể sản xuất đáp ứng MỌI NHU CẦU của xã
hội. Phải lựa chọn sản xuất và cung ứng một số loại hàng hoá dịch vụ nhất
định.
- Sản xuất cái gì dựa trên tín hiệu của thị trƣờng: nhu cầu, khả năng sản xuất,
tình hình cạnh tranh, giá …
1.2. Sản xuất như thế nào?
- Quyết định lựa chọn công nghệ thích hợp
- Kết hợp hợp lý các yếu tố đầu vào cho sản xuất
- Hàng hoá đó nên sản xuất ở đâu? sản lƣợng bao nhiêu? Bao giờ sản xuất và

cung cấp ? …
1.3. Sản xuất cho ai?
- Hàng hoá sản xuất ra cung cấp cho những ngƣời có đủ khả năng thanh toán.
- Phân khúc thị trƣờng sẽ giúp nhà sản xuất quyết định cung cấp cho nhóm
ngƣời tiêu dùng nào. Từ đó dẫn đến quyết định sản xuất bao nhiêu? chủng
loại hàng hoá ở cấp độ nào …
2. Các mô hình kinh tế giải quyết ba vấn đề
kinh tế cơ bản

2.1. Kinh tế kế hoạch hoá tập trung
Nhà nƣớc giao chỉ tiêu sản xuất (sản xuất cái gì). Nhà nƣớc cung
ứng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và công nghệ cho sản
xuất (sản xuất nhƣ thế nào). Nhà nƣớc giữ vai trò phân phối
sản phẩm cho ngƣời dân (sản xuất cho ai)
Ƣu điểm: ổn định kinh tế, không có bất công trong phân hoá giàu
nghèo, ….
Nhƣợc điểm: cơ chế tập trung bao cấp kềm hãm sự phát triển,
triệt tiêu động lực phát triển (không có cạnh tranh)
2. Các mô hình kinh tế giải quyết ba vấn đề
kinh tế cơ bản
2.2. Kinh tế thị trƣờng

Quy luật cung - cầu chi phối hoàn toàn
Ƣu điểm: Do cạnh tranh nên nhà sản xuất tìm mọi cách để phân
phối và sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm trong tìm kiếm
lợi nhuận, đồng thời phù hợp với nhu cầu thị trƣờng về giá cả,
chất lƣợng. Ngƣời tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn để thoả mãn
lợi ích tiêu dùng
Nhƣợc điểm: do lợi nhuận nên dễ phát sinh những vấn đề nhƣ ô
nhiễm môi trƣờng, phân hoá giàu nghèo, thất nghiệp …

2. Các mô hình kinh tế giải quyết ba vấn đề
kinh tế cơ bản

2.3. Kinh tế hỗn hợp

Bản chất là kinh tế thị trƣờng nhƣng có sự can thiệp, điều tiết của
Nhà nƣớc
III. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ
(Các khái niệm, quy luật thƣờng gặp)
1. Quy luật khan hiếm

Nhu cầu là vô hạn - Khả năng là hữu hạn → Luôn luôn tồn tại
khan hiếm
Điều này là đúng với mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, và toàn xã hội.
Thí dụ: 1 học sinh đi học thích mua đƣợc 1 lon coca giá 6000
đồng và 1 phong kẹo cao su giá 3000 đồng, trong khi cha mẹ
học sinh chỉ cho 8000 đồng để đi học
Doanh nghiệp muốn sản xuất tăng sản lƣợng thêm 1000 đơn vị
sản phẩm, trong khi không thể tăng thêm đƣợc vốn, lao động
Xã hội có nhu cầu môi trƣờng không bị ô nhiễm vì khói bụi của
xe máy, xe hơi, … nhƣng lại chƣa đủ trình độ công nghệ để
sản xuất xe sạch, hoặc ngƣời tiêu dùng không đủ khả năng để
thanh toán tiền mua chiếc xe sạch đó.
2. Chi phí cơ hội
Do khan hiếm, nên khi ta lựa chọn quyết định này, sẽ phải bỏ qua
một hay nhiều quyết định khác. Chi phí cơ hội của một
phương án lựa chọn chính là giá trị của phương án tốt nhất
bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó.
Thí dụ: một ngƣời có 3 phƣơng án để lựa chọn trong 1 thời điểm:
(1) đến lớp kinh tế vi mô nghe giảng bài; (2) đi gặp đối tác để

đám phán ký hợp đồng A mà giá trị lợi nhuận có thể mang lại
20 triệu đồng; (3) đi gặp đối tác để đám phán ký hợp đồng B
mà giá trị lợi nhuận có thể mang lại 15 triệu đồng.
Anh ta đã quyết định đến lớp nghe giảng bài, vậy chi phí cơ hội
của việc đi học của anh ta là 20 triệu đồng
Khái niệm này đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp phân tích cận
biên
3. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
Do nguồn lực khan hiếm, nên nếu ta tăng dần lƣợng hàng hoá sản
xuất ra, thì càng tăng thêm về sau, nguồn lực sản xuất ra sẽ
càng ít đi, đồng nghĩa với việc sản xuất càng đắt đỏ hơn
(nguồn lực đó đúng ra để sản xuất cho những hàng hoá khác),
tức là chi phí cơ hội tăng lên
4. Đƣờng giới hạn sản xuất (PPF – Production Posibilities
Frontier)
Thí dụ có 1 doanh nghiệp sản xuất xe đạp và xe máy cùng lúc, với
năng lực hiện có, sản lƣợng của mỗi loại theo 4 phƣơng án sau
Các khả năng
Xe đạp
triệu chiếc
Xe máy
Triệu chiếc
A
25
0
B
20
4
C
15

7
D
9
9
E
0
10

Triệu chiếc
0
5
10
15
20
25
30
0 2 4 6 8 10 12
Xe máy
Xe đạp
Đƣờng PPF
H
K
B
D
C
A
E
Các điểm A, B, C, D, E nằm trên đƣờng PPF: đạt hiệu quả
Điểm H: nằm dƣới đƣờng PPF: không hiệu quả, vì chƣa khai thác
hết tiềm năng sẵn có, đúng ra có thể đạt sản lƣợng cao hơn

Điểm K: không thể đạt tới, nằm ngoài đƣờng PPF, vƣợt quá tiềm
năng của doanh nghiệp
Chi phí cơ hội của việc sản xuất xe máy

Chi phí cơ hội của 1 triệu xe máy
4 triệu xe máy đầu tiên đòi hỏi phải
bỏ qua 5 triệu xe đạp
5/4
3 triệu xe máy tiếp theo đòi hỏi phải
bỏ qua 5 triệu xe đạp
5/3
2 triệu xe máy tiếp theo đòi hỏi phải
bỏ qua 6 triệu xe đạp
2/6
1 triệu xe máy cuối cùng đòi hỏi
phải
bỏ qua 9 triệu xe đạp
1/9

Chi phí cơ hội của việc sản xuất xe đạp

Chi phí cơ hội của 1 triệu xe đạp
9 triệu xe đạp đầu tiên đòi hỏi phải
bỏ qua 1 triệu xe máy
1/9
6 triệu xe đạp tiếp theo đòi hỏi phải
bỏ qua 2 triệu xe máy
2/6
5 triệu xe đạp tiếp theo đòi hỏi phải
bỏ qua 3 triệu xe máy

3/5
5 triệu xe đạp cuối cùng đòi hỏi phải
bỏ qua 4 triệu xe máy
4/5

×