Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

các quy luật địa lí chung của trái đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.48 KB, 12 trang )

07/03/14
1
III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT
1. Tính thống nhất và hoàn chỉnh của Vỏ cảnh quan
* Khái niệm: Đây là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các
thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ của các lớp vỏ địa lí.
Vỏ cảnh quan là thể thống nhất và hoàn chỉnh về cấu trúc thành
phần, không đồng nhất về lãnh thổ, phân dị thành các địa tổng thể với
qui mô khác nhau.
Mỗi địa tổng thể có đặc điểm:
- Gồm nhiều thành phần và có mối quan hệ về vật chất và năng lượng.
Từng thành phần không tồn tại và phát triển cô lập mà chịu ảnh hưởng
của các thành phần khác  Khi 1 thành phần nào thay đổi sẽ dẫn đến
những thay đổi của các thành phần khác  Thay đổi cảnh quan.
- Có mối liên hệ với bên ngoài, nó là bộ phận của 1 hệ thống lớn hơn
- Sự thống nhất nội hệ thống chỉ tương đối vì mỗi địa tổng thể có thể
phân hóa thành những địa tổng thể nhỏ hơn  đặc tính cấu trúc bậc của
hệ thống.
07/03/14
2
III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT
1. Tính thống nhất và hoàn chỉnh của Vỏ cảnh quan
* Nguyên nhân: Tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lí đều
đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và
nội lực  chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập.
Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất
và năng lượng với nhau khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo
nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
* Biểu hiện: Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều
thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành
phần thay đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi của các thành phần còn lại và


toàn bộ lãnh thổ.
07/03/14
3
III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT

Ví dụ 1: Đầm lầy là vùng có địa hình trũng, nông, nước ngập hầu như
quanh năm, thực vật chỉ có các loài ưa nước như sậy, súng, rong rêu… còn
động vật có tôm, cá, nhuyễn thể… Theo thời gian, thực vật trong đầm lầy
ngày càng mọc rậm rạp; sau khi chết đi, xác của chúng bị phân huỷ tại chỗ
ngày càng nhiều, kết hợp với các vật liệu do nước mưa mang từ các vùng
xung quanh đến làm cho đầm lầy bị lấp đầy dần. Khi không còn ngập nước
nữa thì đầm lầy trở nên khô cạn. Các động vật sống ở dưới nước và phần
lớn các thực vật ưa nước bị chết, đất rắn lại và biến đổi tính chất.

Ví dụ 2: Sự biến đổi của khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt sẽ làm chế độ
dòng chảy thay đổi, làm tăng quá trình xói mòn, mặt khác làm thực vật
phát triển mạnh, quá trình phá huỷ đá và hình thành đất nhanh hơn.

Ví dụ 3: Rừng bị phá huỷ dẫn đến khí hậu bị biến đổi, dòng chảy không ổn
định, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, đất đai bị thoái hoá, sinh
vật bị suy giảm dần dần.
07/03/14
4
• Ý nghĩa thực tiễn:
- Hoạt động sống và sản xuất của con người  tác động vào quá
trình phát triển tự nhiên của vở cảnh quan  Theo thời gian, có
thể có những kết quả bất ngờ, trong đó có cả những kết quả không
mong muốn. Như vậy, tác động của con người với tự nhiên 
chuỗi phản ứng dây chuyền độc đáo với hàng loạt những thay đổi
tự động.

- Quy luật báo trước sự cần thiết phải ĐTM một cách tỉ mỉ trước
khi sử dụng 1 lãnh thổ cho mục đích nào đó.
III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT
07/03/14
5
III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT
2. Sự tuần hoàn vật chất và năng lượng của Vỏ cảnh quan
* Khái niệm:
Mỗi đối tượng vật chất đều chứa năng lượng – đó là khả
năng sinh công trong quá trình vận động  Năng lượng là
động lực của mọi quá trình, làm biến đổi vật chất từ dạng này
sang dạng khác.
Năng lượng đi vào cảnh quan từ 2 nguồn:
- Năng lượng bên trong lòng đất
- Năng lượng Mặt trời (nguồn năng lượng chính của mọi
quá trình)  cung cấp nhiệt cho vật chất của các thành phần
 động lực thúc đẩy sự trao đổi nhiệt khí quyển – thủy quyển
 cân bằng nhiệt trên Trái đất và trả nhiệt dư thừa vào không
gian.
07/03/14
6
III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT
2. Sự tuần hoàn vật chất và năng lượng của Vỏ cảnh quan
Vỏ cảnh quan có sự trao đổi vật chất của các nguyên tố hóa
học, nhất là O
2
, H
2
, C, N Ở những qui mô khác nhau tạo nên các
vòng tuần hoàn vật chất – năng lượng: Vòng tuần hoàn nước;

vòng tuần hoàn đá, vòng tuần hoàn sinh vật, hải lưu, không khí
VD: Tuần hoàn nước: bốc hơi  ngưng kết  giáng thủy
- Nhận xét chung:

Các vòng tuần hoàn đều không khép kín mà theo dạng hình xoáy
trôn ốc;

Trong quá trình tham gia vào vòng tuần hoàn, vật chất luôn bị
biến đổi trạng thái, theo đó có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng
này sang dạng khác trong các khâu trung gian của vòng tuần
hoàn;
• Các vòng tuần hoàn có sự liên kết, xâm nhập vào nhau.
07/03/14
7
III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT
3. Quy luật địa đới
*
Khái niệm:
Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các thành
phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo về 2 cực).
Nguyên nhân là do dạng hình cầu của Trái đất và bức xạ Mặt trời.
* Biểu hiện:
- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái đất: Từ Bắc cực đến Nam cực
có 7 vòng đai nhiệt sau:
Vòng đai nóng: giữa 2 đường đẳng nhiệt năm +20
0
C của 2 bán
cầu
Hai vòng đai ôn hòa: giữa các đường đẳng nhiệt năm +20
0

C và
đường đẳng nhiệt +10
0
C của tháng nóng nhất.
Hai vòng đai lạnh: giữa các đường đẳng nhiệt năm +10
0
C và
đường đẳng nhiệt 0
0
C của tháng nóng nhất.
Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh
năm đều dưới 0
0
C.
07/03/14
8
III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT
3. Quy luật địa đới
- Các đai khí áp và đới gió trên Trái đất.
- Các đới khí hậu trên Trái đất
- Các nhóm đất và các thảm thực vật
07/03/14
9
III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT
4. Quy luật phi địa đới
* Khái niệm:
Quy luật phi địa đới là sự phân bố cảnh quan của đới
ngang bị phân cách bởi độ lục địa hoặc đai cao tạo ra sự phức tạp
của cảnh quan theo chiều kinh tuyến hoặc theo chiều cao.
* Phạm vi biểu hiện:

+ Địa ô:
Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành
phần tự nhiên và cảnh quan theo chiều kinh tuyến.
Nguyên nhân: Sự phân bố giữa lục địa và đại dương tạo điều
kiện cho các khối khí từ hải dương xâm nhập vào lục địa với mức
độ khác nhau. Từ đó làm cho khí hậu lục địa có sự phân hóa từ
Đông sang Tây; Hướng sườn khác nhau của các dãy núi, đặc biệt là
ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến; Thành
phần và đặc điểm của đá và khoáng vật.
Sự thay đổi kiểu thảm thực vật theo kinh độ là yếu tố chỉ thị
biểu hiện rõ nhất của quy luật.
07/03/14
10
III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT
+ Đai cao:
Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên
và cảnh quan theo độ cao địa hình. Nguyên nhân: Sự giảm nhiệt độ
theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền
núi. Sự phân bố thành các vành đai của đất và thực vật theo độ
cao địa hình là biểu hiện rõ nét nhất của quy luật.
+ Địa mạo – kiến tạo
: Là tác động của quá trình địa mạo – kiến tạo
phá vỡ các quy luật theo đới ngang (như sự nâng lên của 1 khối
núi, quá trình bán bình nguyên…). Các pha biển tiến, biển thoái sẽ
phân bố lại lục địa và đại dương. Vận động tạo núi hình thành nên
các vành đai cảnh quan theo độ cao. Yếu tố địa mạo – kiến tạo là
nguyên nhân chính gây ra tính phi địa đới.
07/03/14
11
III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT

5. Tính nhịp điệu của Vỏ cảnh quan
* Khái niệm: Nhịp điệu là sự lặp lại theo thời gian của tổng hợp các
hiện tượng, mỗi lần lại phát triển theo cùng 1 hướng nhất định.
* Biểu hiện:
+ Nhịp điệu ngày đêm:
-
Sự nóng lên của đá, đất vào ban ngày và lạnh đi vào ban đêm 
tính nhịp điệu của quá trình phong hóa đá và hình thành đất.
- Chênh lệch nhiệt  chênh lệch khí áp  gió đất và gió biển, gió
thung lũng và gió núi.
- Nhịp điệu ngày đêm trong đời sống sinh vật  đồng hồ sinh học.
07/03/14
12
III. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT
+ Nhịp điệu mùa:
thể hiện ở sự thay đổi trong năm của các yếu tố
khí hậu, thủy văn, các quá trình địa mạo, thổ nhưỡng, sự di cư của
động vật… biểu hiện tổng hợp ở sự thay đổi dạng ngoài của thực
vật. Nhịp điệu mùa  ý nghĩa lớn trong hoạt động sống của con
người về mặt sản xuất và sinh hoạt.
+ Nhịp điệu nội thế kỉ:
là những nhịp điệu của các hiện tượng
trong thiên nhiên diễn ra với thời gian vài chục năm. Rõ nhất là
chu kì 11 năm trong khí quyển gây ra bởi sự hoạt động của Mặt
trời và chu kì 19 năm gây ra bởi sự biến đổi của lực tạo nên thủy
triều của Mặt trăng.
+ Nhịp điệu siêu thế kỉ:
biểu hiện rõ nhất là chu kì 1800 năm, mỗi
lần Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất cùng nằm trên một mặt phẳng và
cùng 1 đường thẳng. Khi đó, khoảng cách giữa Mặt trời – Trái đất

là gần nhất, lực hấp dẫn mạnh gây ra sự thay đổi lớn của sóng
triều, theo đó là sự thay đổi của khí hậu.

×