Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề&Đáp án HSG Tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.11 KB, 5 trang )

GV Hoàng Ngọc Tuyên – THPT Lê Văn Hưu- Tỉnh Thanh Hóa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
THANH HOÁ Năm học 2009-2010
***** Môn thi : Địa lý
Đề chính thức Lớp 12 : THPT
Ngày thi : 24/03/2010
Thời gian : 180 phút
( Không kể thời gian giao đề )
Đề thi có 03 câu, gồm 01 trang
ĐỀ BÀI
Câu 1 : ( 7 điểm)
a. Tại sao nước ta có khí hậu gió mùa ?
b. Hoạt động của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta diễn ra như
thế nào ?
c. Sự phân mùa của khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp
của nước ta ?
Câu 2 : ( 6 điểm)
a. Chứng minh cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta tương đối đa dạng
và đang có sự chuyển biến rõ rệt. Tại sao có sự chuyển biến đó ?
b. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá có tác dụng như thế nào tới cơ cấu lao động
của nước ta ?
Câu 3 : ( 7 điểm)

Từ bảng số liệu sau: Diện tích các loại cây trồng phân nhóm cây của nước ta.
( Đơn vị : Nghìn ha)
Loại cây
Năm
1995 2007
Tổng diện tích 10496,9 13555,6
Cây hàng năm 9224,2 10894,9
+ Cây lương thực có hạt 7324,3 8304,7


+ Cây công nghiệp hàng năm 716,7 846,0
Cây lâu năm 1272,7 2660,7
+ Cây công nghiệp lâu năm 902,3 1821,7
+ Cây ăn quả 346,4 778,5
( Nguồn : Niên giám thống kê năm 2008 – Nhà xuất bản thống kê )
a. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích các lợi cây tròng phân theo
nhóm cây của nước ta .
b. Nhận xét biểu đồ.

GV Hoàng Ngọc Tuyên – THPT Lê Văn Hưu- Tỉnh Thanh Hóa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
THANH HOÁ Năm học 2009-2010
***** Môn thi : Địa lý
Hướng dẫn chấm Lớp 12 : THPT
Ngày thi : 24/03/2010
Thời gian : 180 phút
( Không kể thời gian giao đề )
Đề thi có 03 câu, gồm 01 trang
Câu Nội dung Điểm
1 7,0
a. Nước ta có khí hậu gió mùa là do vị trí của nước ta nằm trong
khu vực có các khối khí hoạt động theo mùa
0,5
b Hoạt động của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước
ta:
- Gió mùa mùa đông:
+ Hoạt động từ tháng XI đến tháng IV năm sau, tác động
vào miền Bắc theo hướng đông bắc (gió mùa Đông Bắc),
mang theo thời tiết lạnh.
+ Nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa

đông có thời tiết lạnh ẩm
+ Gió mùa Đông Bắc bị suy yếu khi di chuyển xuống phía
nam.Từ Đà Nẵng trở vào hoạt động của tín phong đông bắc,
gây mưa ở vùng ven biển Trung Bộ, trong khi đó Tây Nguyên
và Nam Bộ là mùa khô.
- Gió mùa mùa hạ:
+ Hoạt động từ tháng V đến tháng IX, có hai luồng gió cùng
thổi theo hướng tây nam thổi vào nước ta.
+ Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc ấn Độ Dương
thổi theo hướng tây nam gây mưa cho đồng bằng Nam Bộ và
Tây Nguyên, nhưng gây hiệu ứng phơn khô nóng cho ven
biển Trung Bộ và phía nam của khu vực Tây Bắc.
+ Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam có nguồn gốc Tín
phong Nam bán cầu hoạt động mạnh lên, gây mưa lớn và kéo
dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên
+ Gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên
nhân gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa
vào tháng IX ở Trung Bộ.
+ ở Bắc Bộ mùa hạ có gió mùa Đông Nam, do ảnh hưởng
của áp thấp Bắc Bộ gió tây nam bị đổi hướng thành hướng
đông nam.
- Hoạt động của gió mùa đã làm cho
+ Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm,
mưa nhiều.Miền Nam khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô.
+ Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ
có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
GV Hoàng Ngọc Tuyên – THPT Lê Văn Hưu- Tỉnh Thanh Hóa
c Anh hưởng của sự phân mùa khí hậu đối với sản xuất nông
nghiệp:
- Sự phân mùa của khí hậu là cơ sở để có lịch thời vụ khác
nhau giữa các vùng và có sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ từ
Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du và miền núi
- Mùa đông lạnh cho phép phát triển tập đoàn cây trồng vụ
đông ở miền Bắc, nhất là ở Đồng bằng sông Hồng.
- Tuy nhiên tính chất gió mùa của khí hậu làm cho các thiên
tai như bão, lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết thất
thường hay xảy ra làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của
sản xuất nông nghiệp.
0,5
0,5
0,5
Câu 2 6,0
a - Cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta tương đối
đa dạng và đang có sự chuyển biến rõ rệt:
+ Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta tương đối đa dạng:
Nước ta có 29 ngành công nghiệp, phân thành 3 nhóm:
nhóm công nghiệp khai thác, nhóm công nghiệp chế biến và
nhóm công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước.
Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay đang nổi lên các
ngành công nghiệp trọng điểm (khái niệm, các ngành thuộc

công nghiệp trọng điểm).
+ Cơ cấu công nghiệp theo ngành đang chuyển biến theo
hướng chủ yếu là giảm tỉ trọng của công nghiệp khai thác,
tăng tỉ trọng của công nghiệp chế biến.
- Nguyên nhân:
+ Kết quả của đường lối công nghiệp hoá.
+ Sự chuyển biến cơ cấu ngành công nghiệp nhằm thích
nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu
vực và thế giới.
3,0
2,0
1,0
1,0
b Tác động của công nghiệp hoá tới cơ cấu lao động của nước
ta:
- Nó tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
theo hướng: tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp – xây dựng
và dịch vụ, giảm tỉ lệ lao động trong nông – lâm – ngư
nghiệp.
- Tạo ra sự chuyển dịch lao động theo thành phần kinh tế
theo hướng: giảm tỉ lệ lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà
nước, tăng tỉ lệ lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, làm tăng tỉ lệ lao động
thành thị, giảm tỉ lệ lao động nông thôn.
- Góp phần phân công lại lao động theo lãnh thổ.
2,0
Câu 3 7,0
a. Xử lý số liệu:
Cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của
nước ta

GV Hoàng Ngọc Tuyên – THPT Lê Văn Hưu- Tỉnh Thanh Hóa
(đơn vị: %)
Lưu ý: Nếu xử lý số liệu sai, chỉ chấm phần nhận xét quy mô,
không chấm phần vẽ biểu đồ và phần nhận xét cơ cấu.
b. Vẽ biểu đồ:
Lựa chọn biểu đồ hình tròn
Tỉ lệ bán kính hình tròn: R2= 1,14R1
(R1: bán kính hình tròn năm 1995; R2: bán kính hình tròn
năm 2007)

Yêu cầu:
- Vẽ 2 hình tròn cho 2 năm có bán kính khác nhau theo tỉ
lệ
- Chia tỉ lệ chính xác, có số liệu, tên biểu đồ, chú giải
- Nếu vẽ không phải 2 hình tròn cho 2 năm thì không
chấm điểm
- Vẽ thiếu các yêu cầu trên, trừ mỗi lỗi 0,25 điểm.
c. Nhận xét:
- Nhận xét quy mô:
Diện tích các loại cây trồng đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự
khác nhau:
+ Tổng diện tích các loại cây trồng tăng gấp 1,29 lần
+ Diện tích cây lâu năm tăng nhanh, tăng gấp 2,09 lần, trong
đó cây công nghiệp lâu năm tăng gấp 2,02 lần, cây ăn quả
tăng gấp 2,25 lần.
+ Diện tích cây hàng năm tăng gấp 1,18 lần, trong đó cây
lương thực có hạt tăng chậm, chỉ tăng gấp 1,13 lần, cây công
nghiệp hàng năm tăng gấp 1,18 lần.
- Nhận xét cơ cấu:
+ Tỉ trọng diện tích các loại cây không đều nhau, cây hàng

1,5
0,5
2,0
3,0
1,5
1,5
0,5
Loại cây
Năm
1995 2007
Tổng diện tích 100 100
Cây hàng năm 87,88 80,37
+ Cây lương thực có hạt 69,78 61,26
+ Cây công nghiệp hàng
năm
6,83 6,24
+ Cây hàng năm khác 11,27 12,87
Cây lâu năm 12,12 19,63
+ Cây công nghiệp lâu
năm
8,60 13,44
+ Cây ăn quả 3,30 5,74
+ Cây lâu năm khác 0,22 0,45
GV Hoàng Ngọc Tuyên – THPT Lê Văn Hưu- Tỉnh Thanh Hóa
năm luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, trong đó cây lương thực có
hạt chiếm ưu thế
(hơn 60%)
+ Từ 1995 đến 2007, cơ cấu diện tích các loại cây trồng có
sự chuyển biến:
Cây lâu năm có tỉ trọng diện tích tăng, trong đó cây công

nghiệp lâu năm và cây ăn quả đều có tỉ trọng diện tích
tăngnhanh.
(số liệu chứng minh)
Cây hàng năm có tỉ trọng diện tích giảm, trong đó cây
lương thực có hạt có tỉ trọng diện tích giảm nhanh, cây công
nghiệp hàng năm có tỉ trọng ít biến đổi (số liệu chứng minh).
1,0
Tổng điểm 20

×