Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khi cha mẹ bị con "bắt nạt" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.25 KB, 4 trang )

Khi cha mẹ bị con "bắt nạt"

Nửa đêm, đòi chơi vi tính mà
không được đồng ý là cậu con
trai chị Liên lăn từ trên giường
xuống đất rồi chạy vào phòng
tắm lấy nước vẩy tung tóe lên
người. Xót con, chị nhượng
bộ, ngồi thức canh cho tới lúc
nó buồn ngủ.
Chị than thở: "Nó mới 3 tuổi mà như ông vua con, chẳng sợ
ai trong nhà".
Tại Trung tâm tư vấn giáo dục hướng nghiệp trẻ TP HCM,
một trong những vấn đề được các bậc cha mẹ hỏi thường
xuyên là bị con cái "ăn vạ".
Con trai của chị Oanh, nhân viên siêu thị thường dùng
chiêu "đập đầu vào tường" để bắt mẹ chiều theo ý mình.
"Sáu tuổi rồi mà nó không biết đi, chỉ biết chạy. Mỗi lần


không vừa ý điều gì, nó chạy nhanh đến mức tôi muốn
đứng tim", chị kể về con mình.
Đứa trẻ không hề biết khống chế cha mẹ, người thân
nếu không được huấn luyện.
Cậu bé Bảo, phường 1, quận Tân Bình, TP HCM làm cho
cả nhà như ngồi trên đống lửa mỗi khi nó ăn. Ông nội gõ
trống, bố làm trò, mẹ chỉ trỏ hết cái này đến cái kia Và cả
nhà đều phải nhẹ giọng trước cô giúp việc vì đó là người
duy nhất có thể đút hết một chén cơm cho đứa cháu đích
tôn của một gia đình giàu có.
Trong suốt mỗi bữa ăn, cô giúp việc phải ca hát, múa may


và luôn có một cái thau nhỏ kế bên, đề phòng thằng bé ói.
Nguyên nhân là do từ lúc con trai bé xíu, mỗi lần bé bị ọc
sữa hay ói là bà mẹ hốt hoảng, cả nhà bấn loạn như xảy ra
chuyện đại sự. Dần dần, bé hiểu rằng có thể dùng chuyện
ăn uống gây áp lực với cha mẹ, ông bà. Muốn mọi người
chết khiếp, cậu chỉ cần ói hết chén cơm.
Bác sĩ tâm lý trị liệu người Mỹ, Vincent J Carbone, một
chuyên gia về các vấn đề rối loạn tâm lý, chậm phát triển ở
trẻ em phân tích: Hành vi xấu của trẻ bắt đầu từ tự phát như
trẻ ói, chạy té, tè ra quần dẫn đến những phản ứng tự
nhiên của cha mẹ như sợ hãi, xuýt xoa, hốt hoảng, la
mắng Các phản ứng này được coi là những kích thích tiêu
cực. Dần dần, trẻ rất thích làm cho cha mẹ thay đổi cảm
xúc, đang vui chuyển sang lo, đang im lặng trở nên lớn
tiếng, đang ngồi yên chuyển sang chạy
Kích thích tiêu cực của cha mẹ thường theo hai hướng: quá
lo, quá xót con hoặc giận dữ. Với trẻ, được nhìn thấy cha
mẹ "diễn xuất" theo kiểu nào cũng rất thú vị. Trẻ chưa hề
biết xấu hay tốt, chỉ nhận ra mình sung sướng khi có người
chú ý và biểu lộ cảm xúc trước các kiểu làm trò của nó.
Đến khi nhận thức được có thể khống chế cha mẹ bằng
hành vi của mình, trẻ sẽ sử dụng chúng khi muốn đòi hỏi
một điều cụ thể và biết đe dọa: "Nếu ba mẹ không mua đồ
chơi, không cho con xem TV thì con sẽ ói, lăn ra đất, đập
đầu vào tường ". Nhiều phụ huynh hoảng sợ đã "mặc cả"
với con. Vì thế, họ vô tình tập cho con tính toán giá trị của
món quà để xem có nên chấp nhận điều kiện hay không.
Lý tưởng nhất là ngay khi bắt đầu dạy con, bố mẹ
không vô tình làm khán giả cho bé.
Bác sĩ Corbone đưa ra ví dụ: Khi con ói, bà mẹ bình tĩnh để

bé ói hết rồi dọn dẹp. Tất nhiên, mẹ sẽ phải tìm hiểu
nguyên nhân để nếu có vấn đề sẽ điều trị cho con. Con ngã,
bố mẹ cũng bình tĩnh, bảo con tự đứng lên, chăm sóc vết
trầy xước và dặn dò con phải cẩn thận.
Ngoài ra, bố mẹ nên thông báo cho con những hình phạt
khi nó có các hành vi xấu. Ví dụ, nếu con vào toalet đi vệ
sinh, con sẽ được xem TV, đi chơi cùng bố mẹ. Ngược lại,
nếu con thải tùm lum trong nhà thì sẽ bị phạt: không được
chơi đồ chơi, không được xem TV Những hình phạt phải
được áp dụng một cách nghiêm khắc.
Thế nhưng, trong thực tế, các bậc cha mẹ thường đến gặp
bác sĩ Carbone khi đã bị con khống chế. Công đoạn "sửa
sai" luôn gian nan và cần sự kiên nhẫn. Trước hết, bạn cần
làm ngơ, bỏ đi trước mọi hành vi không hay của con rồi sau
đó giải thích cho trẻ biết về lỗi của chúng, kèm theo hình
phạt. Và cuối cùng, bố mẹ cần liên tục sử dụng kích thích
tích cực với con.

×