Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Top 3 nỗi lo lắng của cha mẹ về con cái pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.58 KB, 3 trang )

Top 3 nỗi lo lắng của cha mẹ về con cái
1. Không thành đạt
Vấn đề: Sợ con không được giáo dục đầy đủ và có cơ hội bộc lộ tài năng
Theo khảo sát, đây là vấn đề lo lắng hàng đầu của các bậc cha mẹ. Điều
này không có gì ngạc nhiên đối với các nhà nghiên cứu.
Điều này giải thích lý do vì sao đồ chơi và các sản phẩm "giáo dục", các
chương trình dạy đọc sớm trở thành một ngành công nghiệp siêu lợi
nhuận. Các bậc cha mẹ thường đầu tư những sản phẩm "thông minh" cho
con mình ngay từ khi chúng còn "đóng bỉm".
Sự thật: Theo Pamela Paul, người đã dành nhiều năm nghiên cứu về thị
trường sản phẩm dành cho trẻ em, nỗi lo lắng này là phản ứng logic đối
với nền kinh tế ngày càng nhiều biến động. Họ lo con cái mình sẽ không
có được một cuộc sống thuận lợi khi chính họ đang phải chật vật với cuộc
sống, với tình trạng thất nghiệp gia tăng, giá cả leo thang, dân số tăng hay
làn sóng di dân
Giải pháp: Paul và các chuyên gia đồng ý rằng không cần phải mua mọi
đồ chơi thông minh đang ngập tràn thị trường hay dành nhiều tiếng mỗi
ngày để trẻ tham gia vào những hoạt động có định hướng. Hãy giúp trẻ
phát huy khả năng của bản thân, nghe có vẻ đơn giản nhưng hiệu quả lại
không ngờ.
"Có bằng chứng cho thấy, cách tốt nhất mà bạn có thể làm cho trẻ là chỉ
mua ít một. Trung bình mỗi trẻ Mỹ được mua 70 món đồ chơi mới mỗi
năm. Nhưng hóa ra, bọn trẻ sẽ vận động nhiều hơn khi chỉ có ít đồ chơi.
Hãy chọn một số món trong loại đồ chơi mang lại trí tưởng tượng và có
thể biến đổi nhiều hình dạng".
Ngoài ra, thay vì bám sát trẻ, lo lắng cho trẻ từng chút một, sợ con không
đạt được ước mơ này, nguyện vọng kia theo chuyên gia tâm lý Paul
Donahue, các bậc cha mẹ nên kiên định giúp trẻ phát triển tính độc lập,
thích ứng, khả năng sáng tạo và các kỹ năng cơ bản - những điều này sẽ
giúp con bạn thành đạt trong học tập và cuộc sống.
2. Bị bắt nạt


Vấn đề: Tôi sợ ai đó sẽ làm đau hay đánh con tôi.
Bảo vệ con bạn là một trong những bản năng làm cha mẹ. Ngoài ra, sự
nhanh nhạy của các phương tiện thông tin truyền thông với những trường
hợp trẻ em bị tấn công cũng là một nguyên nhân. Vì vậy không có gì ngạc
nhiên khi nó nằm trong top những nỗi lo lắng.
Sự thật: Theo khảo sát của TT Nghiên cứu CCRC (TT Nghiên cứu Chống
lạm dụng trẻ em) năm 2005 trên nhóm trẻ 2-17, cứ 8 trẻ thì có 1 trẻ bị
ngược đãi; cứ 12 trẻ thì có 1 trẻ bị lạm dụng tình dục.
Giải pháp:Theo chuyên gia xã hội học David Finkelhor, cách an toàn giữ
trẻ là tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết với trẻ; thiết lập các kênh liên lạc
với bạn bè, cô giáo của con để luôn gần và hiểu con nhất.
Điều quan trọng cần biết nữa là những kẻ lạm dụng tình dục trẻ dưới 8
tuổi thường là những người quen biết với gia đình hơn là người lạ. Cách
tốt nhất để bảo vệ trẻ là giúp chúng hiểu rõ đâu là những hành vi tiếp xúc
bình thường, đâu là bất thường; giúp trẻ hiểu rõ về cơ thể mình và khuyến
khích trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn hay người lớn khác nếu trẻ cảm thấy
có nguy cơ.
3. Tai nạn và thương tích
Vấn đề: Tôi sợ con tôi bị chấn thương trong một vụ va quệt giao thông
chẳng hạn.
Sự thật: Nỗi lo sợ này không phải không có căn cứ khi số trường hợp tai
nạn giao thông không ngừng gia tăng do ý thức người dân và cả hạ tầng
cơ sở không theo kịp với sự gia tăng dân số và tốc độ phát triển của xã
hội.
Giải pháp: Thắt dây an toàn khi ngồi ô tô, đội mũi bảo hiểm khi đi xe máy,
tự đi xe đạp, đi xe scooter hay ván trượt. Tất nhiên, người đèo trẻ phải
tuân thủ luật giao thông, không uống chất cồn khi lái xe.

×